Wednesday, June 11, 20259:30 PM(View: 15)
https://www.ewtn.com/catholicism/library/st-benedict-joseph-labre-the-beggar-saint-5838 Không có mảnh đời nào mà không có ơn Thánh của Chúa. Đó là phản ứng của những ai học về tiểu sử của Thánh Benedict Joseph Labre. Ngài qua đời như một kẻ ăn mày ở thành phố Roma vào năm 1783.
Wednesday, June 11, 20258:41 PM(View: 16)
https://prayforsouls.org/library/articles/horrors-hell-greatness-god Tác giả: LM Dan Cambra, MIC Thánh Benedict Joseph Labre biết rằng ngài tín thác rất nhiều nơi Chúa vì ngài hiểu rõ tình yêu của Chúa dành cho chúng ta. Khi ta đến chầu Chúa Giêsu Thánh Thể thì Chúa ...
Wednesday, June 11, 20258:23 PM(View: 11)
https://prayforsouls.org/library/articles/horrors-hell-greatness-god Tác giả: LM Dan Cambra, MIC Chúng ta hãy nhớ lời cảnh cáo của Đức Mẹ Fatima khi Mẹ nói với ba trẻ mục đồng vào ngày 19/8/1917. Mẹ nói:
Wednesday, June 11, 20254:31 PM(View: 16)
https://prayforsouls.org/library/articles/horrors-hell-greatness-god Tác giả: LM Dan Cambra, MIC
Wednesday, June 11, 20253:52 PM(View: 16)
CHÚA BA NGÔI VÀ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO [Cn 8,22-31; Rm 5, 1-5; Ga 16, 11-15] I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ Nhiều người - trong đó có không ít người công giáo lầm tưởng là Giáo Hội công giáo được xây dựng phỏng theo mô hình nền quân chủ của các quốc gia đòn nhận Tin Mừng Kitô, Thật ra không phải thế! Giáo Hội công giáo được xây dựng...
Wednesday, June 11, 20253:34 PM(View: 12)
Scotland là một quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Scotland chiếm một phần ba diện tích phía bắc của đảo Anh, có biên giới với Anh ở phía nam, Đại Tây Dương bao quanh các mặt còn lại. Thánh nữ Margaret là người nước Scotland.
Tuesday, June 10, 20259:16 PM(View: 31)
"Điều tốt nhất là nên giữ cho năng lực tư duy thinh lặng và thanh thản để Chúa có thể nói chuyện với bạn."
Tuesday, June 10, 20258:18 PM(View: 27)
Thánh Gioan Tông Đồ đã định nghĩa về Thiên Chúa thật ngắn gọn mà đầy đủ: Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình yêu đích thực luôn trao ban sự sống, luôn hy sinh chính mình, và luôn nâng đỡ để người mình yêu được thăng tiến và hạnh phúc. Tình yêu ấy đã được tỏ lộ suốt dọc dài lịch sử cứu độ, qua công trình sáng tạo của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Tuesday, June 10, 20256:36 PM(View: 26)
Chân Phước Anna Maria Gianetti Taigi là một phụ nữ có gia đình. Bà là một giáo dân ngoan đạo và là nhà thần bí có nhiều thị kiến lạ thường. Bà làm tròn bổn phận của một người nội trợ.
Tuesday, June 10, 20256:07 PM(View: 29)
Thị nhân Vicka từ làng Medjugorje nói: "Chúng ta phải luôn cảm tạ Chúa. Chúng ta không phải hỏi nhiều câu hỏi quá mà chỉ nên xin Chúa ban thêm sức mạnh và can đảm để có thể tiếp tục sống. Đức Mẹ Maria dạy: "Các con không biết rằng sự đau khổ của các con rất quan trọng trước Mặt Chúa. Các con phải học để đáp lại những ân sủng mà Chúa ban cho chúng ta."

TỪ MANNA ĐẾN THÁNH THỂ SUY NIỆM CHÚA NHẬT KÍNH MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA GIÊSU ( Ga 6, 51-59)

Monday, June 15, 202012:57 PM(View: 1817)

minhmauchuaTỪ MANNA ĐẾN THÁNH THỂ

SUY NIỆM CHÚA NHẬT KÍNH MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA GIÊSU ( Ga 6, 51-59)

60 ngày sau lễ Phục sinh, Giáo hội cử hành lễ kính Mình Máu Thánh Chúa hay còn gọi là lễ của Chúa vào ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi. Sau lễ có cuộc rước kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa vừa truyền phép, đặt trong mặt nhật ra khỏi nhà thờ, đi trên đường trải thảm, có các em rắc hoa, bình hương nghi ngút, để loan truyền cho mọi người biết rằng : Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới.


Khởi đi từ nghi ngờ về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể của một nhà thần học và cũng là giám mục có tên Bérenger (988-1088) ở thành phố Tours, nước Pháp, gây ra xì-căng-đan lớn trong Giáo Hội. Để khẳng định niềm tin, người ta bắt đầu trưng bày Mình Thánh trong mặt nhật đặt trên bàn thờ ngay sau Thánh lễ, hoặc ở một nơi dễ thấy và thắp sáng một cây đèn để bên cạnh.


Trong một thị kiến, nữ tu Juliena de Mont-Cornillon được Chúa cho biết, hàng năm phải cử hành lễ Mình Máu Thánh Chúa và tôn sùng Mình Máu Thánh Chúa trên bàn thờ. Vì thế, lễ này được cử hành lần đầu tiên tại Liège vào năm 1247. Đến ngày 11 tháng 8 năm năm 1264, Đức Giáo hoàng Urbainô IV thiết lập và truyền phải cử hành trọng thể việc tôn sùng Bí tích Mình Thánh.


Manna của ăn trong sa mạc


Lời ông Môi-sen trong sách Đệ Nhị Luật cho chúng ta thấy, manna của ăn mà Thiên Chúa ban cho dân trong sa mạc, họ ăn bánh ấy cho đỡ cái đói đời sống tạm bợ này. Vì: “Con người sống không nguyên bởi bánh, mà còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8,3). Môi-sen cũng nói cho họ biết: “Thiên Chúa sẽ ban cho các người của ăn mà các ngươi và cha ông các người chưa từng biết tới” (x.Đnl 8, 2-3.14b-16). Bánh ấy chính là Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô.


Thánh Thể thần lương vượt thế trần


Đức tin Kitô giáo dạy rằng, con người có xác có hồn, có đời này và đời sau. Vì thế, ngoài sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc ở đời tạm thế này, người tín hữu phải đạt được sự sống đời đời mai sau nữa. Nhưng đâu là bí quyết để sống trường sinh là một câu hỏi lớn? Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta một bí quyết: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời" (Ga 6, 51).


Nếu chúng ta muốn sống đời đời, thì hãy đến ăn bánh Giêsu, đây là cơ hội tốt để có được mầm sống ấy. Hãy đến gặp Chúa Giêsu và đón nhận Người, bởi chính Người: "Là Bánh Hằng Sống … ai ăn … sẽ được sống đời đời" (Ga 6,51).


Sự sống đời đời, tự chúng ta không thể có được, phải cậy nhờ vào Thiên Chúa là Đấng làm cho sống, là nguồn mạch sự sống. Vì thế, chúng ta thật hạnh phúc khi được mời gọi ăn thịt và uống máu Chúa Giêsu để được sống đời đời (x.Ga 6, 54). Chính Chúa Giêsu tuyên bố: “Thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống” (Ga 6, 52-59).


Chúa Giêsu là bánh bởi trời xuống, Người đến làm no thỏa cái đói, cái khát, nhất là lấp đầy khát vọng lớn nhất của con người mọi nơi mọi thời: “Ta là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời” (Ga 6,59).


Nếu như trong sa mạc xưa kia, Manna là quà tặng do lòng thương xót của Chúa dành cho dân, lương thực cứu đói tạm thời, thì nay Mình Máu Thánh Chúa là lương thực giúp người tín hữu có đủ sức vượt qua trần thế về tới quê trời hưởng phúc vinh quang.


Bởi thế, khi chúng ta tham dự Bàn Tiệc Thánh như thánh Phaolô mô tả là chúng ta thông hiệp với Máu Chúa Kitô và Tấm Bánh mà chúng ta bẻ ra là chúng ta thông phần vào Máu Chúa Kitô, đúng như Chúa nói : "Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy" (Ga 6, 56). Để có của ăn, của uống mang lại sự sống đời đời, cần phải đón rước Mình và Máu Chúa Giêsu.


Rước kiệu Mình Thánh Chúa


Nét đặc biệt lễ của Chúa, lễ Mình và Máu Thánh Chúa là rước kiệu Mình Thánh Thánh Chúa. Trên Bàn thờ Chúa, chúng ta đã thấy tận mắt Bánh và Rượu được truyền phép. Nhờ ơn soi sáng, chúng ta tin thật rằng Bánh chính là Mình Chúa Kitô và Rượu là Máu Chúa Kitô. Tấm Bánh truyền phép được đặt trước mặt chúng ta nói về quyền năng vô cùng của tình yêu được bộc lộ trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng ta về sự hạ mình khó tin của Đấng đã biến mình, hiện diện khiêm tốn dưới hình bánh và hình rượu. Câu hỏi lớn được đặt ra là, làm sao Bánh và Rượu lại có thể là Mình Máu Chúa Kitô được?


Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí Tích Mình Thánh. Bánh thánh trở thành Bí tích cần thiết để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, dẫn chúng ta trên đường về với Chúa! Chúng ta phải tin kính, yêu mến và tôn thờ.


Sau lễ, chúng ta kiệu Mình Thánh Chúa vừa được truyền phép ra khỏi nhà thờ, chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà của Chúa, đường đời ta là đường của Chúa, xin Chúa hiện diện hằng ngày trong đời sống chúng ta! Có Chúa Giêsu là Bánh ban sự sống, Bánh của các thiên thần, Bánh của kẻ hành hương cùng đi, chúng ta sẽ không cô đơn.

Khi đặt Mình Thánh vào Mặt nhật, dưới dạng mặt trời, ngụ ý rằng Chúa Giêsu là “Mặt Trời”: Ngài là ánh sáng của lòng ta (đó là ý nghĩa của từ “mặt nhật”)


Bình khói hương thơm nghi ngút vừa đi vừa xông, tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta tỏa bay lên trước tòa Chúa.

Các em bé rắc hoa trên đường nhắc lại cuộc rước Chúa Giêsu vào Thành Thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.

Qua cuộc rước kiệu, chúng ta thấy Chúa và chắc chắn Chúa thấy tất cả những khổ đau, nỗi cô đơn, những cám dỗ, lo lắng của chúng ta trong đời sống. Cuộc rước kiệu này còn có ý nghĩa là xin Chúa chúc lành cho chúng ta và cho toàn thế giới.


Lạy Chúa Giêsu đang ngự trong phép Mình Thánh, chúng con mến yêu, tin kính và tôn thờ Chúa. Amen.


Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ