24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 5)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 48)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 58)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 74)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 61)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 48)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 61)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 56)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 55)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 46)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN, NĂM A SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mt 16,13-20

23 Tháng Tám 202010:53 SA(Xem: 832)

26-33LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN, NĂM A

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Mt 16,13-20

Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

13 Khi ấy, Đức Giê-su đến miền Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng : “Người ta nói Con Người là ai ?” 14 Các ông thưa : “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, người khác lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ.” 15 Đức Giê-su lại hỏi : “Còn anh em, anh em nói Thầy là ai ?” 16 Ông Si-môn Phê-rô thưa : “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.” 17 Đức Giê-su nói với ông : “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. 18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. 19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời : dưới đất, anh ràng buộc điều gì, trên trời cũng sẽ ràng buộc như vậy ; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” 20 Rồi Người cấm các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Đấng Ki-tô.

SUY NIỆM-LỜI TUYÊN XƯNG

Có người từng nói: “Lời nói có một sức mạnh khôn lường, có thể làm ta vui, ta buồn, làm ta đau đớn tuyệt vọng hoặc hài lòng, và cũng nhiều khi, một lời nói vô ý có thể giết chết một con người”.

Thánh Phêrô, trong đoạn Tin Mừng, đã dùng lời nói để tuyên xưng niềm tin của mình vào Đức Giêsu. Lời tuyên xưng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” cho câu hỏi “Anh em nói Thầy là ai” ắt hẳn là lời Đức Giêsu muốn nghe nhất, bằng chứng là Người đã trao cho Phêrô chìa khóa Nước Trời. Lời tuyên xưng của Phêrô cũng là điều mà Đức Giêsu muốn mỗi người môn đệ của Người dám thưa lên trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Mặc dù là Kitô hữu, không ít lần chúng ta tỏ ra ngại ngùng không dám tuyên xưng niềm tin của mình vào Thiên Chúa, trong lời nói cũng như việc làm. Cụ thể như: không dám làm dấu trước khi dùng bữa, thờ ơ trước những đau khổ của người khác, sống đạo cách hời hợt.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dám tuyên xưng niềm tin của chúng con vào Ngài, không những bằng lời nói mà còn bằng những việc làm để làm sáng danh Chúa trong cuộc sống của chúng con. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Tòa thánh Phêrô có khác tòa thánh Vaticăng không?

Phụng vụ mừng lễ kính tòa thánh Phêrô. Có phải lễ này muốn đề cao vai trò của đức thánh cha, vị kế vị thánh Phêrô không? Toà thánh Phêrô có gì khác với Tòa thánh Vaticăng không?

Tòa thánh Phêrô khác với Tòa thánh Vaticăng ở rất nhiều điểm. Điểm thứ nhất và có lẽ cũng là quan trọng nhất, đó là thánh Phêrô là một con người, môn đệ của Chúa Kitô. Còn Vaticăng thì không phải một ông thánh (không có ông thánh nào tên là Vaticăng), nhưng là tên của một địa điểm ở thành phố Rôma, đại khái cũng tương tự Chí hoà nằm ở trong thành phố Sàigòn.

Vaticăng có nghĩa là gì?

Các sử gia đã đưa ra nhiều giả thuyết về nguyên ngữ của nó. Có người cho rằng đây là tên của một vị thần Rôma, tên là Vaticanus; người khác cho rằng nó gốc bởi động từ vaticinare, có nghĩa là tiên đoán (bởi vì vùng này là nơi tụ tập của các thầy bói). Dù sao, vào hồi đầu công nguyên Kitô giáo thì tại đây có một nghĩa trang, và có một hí trường. Địa điểm này trở nên quan trọng đối với lịch sử Kitô giáo, bởi vì sau khi thánh Phêrô bị trảm quyết, thì người ta chôn cất ông tại nghĩa trang này. Vào thế kỷ IV, hoàng đế Constantinô đã xây cất một đền thờ kính vị thủ lãnh các thánh tông đồ. Rồi dần dần, người kế vị thánh Phêrô cũng đặt trung tâm hành chánh của Giáo hội tại đây. Từ năm 1929, một thoả ước được ký kết giữa Tòa thánh và nước Italia, nhìn nhận lãnh thổ Vaticăng là một thực thể công pháp quốc tế, hoàn toàn độc lập khỏi nước Italia.

Nếu Vaticăng không phải là ông thánh, thì tại sao lại gọi là “Tòa thánh Vaticăng”?

Chỉ có trong tiếng Việt mới gọi là “Tòa thánh Vaticăng”, chứ trên văn bản pháp lý quốc tế thì không phải như vậy: có hai thực thể khác biệt nhau. Một đàng là “Tòa thánh”, một thực thể mang tính chất tôn giáo; đàng khác là quốc gia châu thành Vaticăng (Stato della Città del Vaticano), ám chỉ một lãnh thổ rộng 0,44 Km2 (nghĩa là chưa được nửa cây số vuông). “Tòa thánh” (Sancta Sedes) ám chỉ cá nhân của vị thủ lãnh Giáo hội Công giáo. Các quốc gia cử đại sứ đến Toà thánh bởi vì nhìn nhận uy tín tinh thần của Người, chứ không phải là đến quốc gia Vaticăng. Đối lại Tòa thánh cũng cử các đại diện của mình đến các quốc gia có quan hệ ngoại giao, và các tổ chức Quốc tế (đặt trụ sở ở New York, Genève, Bruxelles). Còn Quốc gia Vaticăng là một lãnh thổ tượng trưng cho sự độc lập của Tòa thánh, và cử đại biểu tham dự các hội nghị liên quan đến hành chánh Âu châu (thí dụ quốc tịch, bưu điện, tiền tệ). Dĩ nhiên cả hai thực thể đều ở dưới sự lãnh đạo của đức thánh cha.

Như vậy “Tòa thánh” không phải là Vaticăng, nhưng là “tòa của thánh Phêrô”, phải không?

Trong tiếng Việt, xem ra Tòa thánh là nói tắt của Tòa thánh Phêrô, nhưng trong nguyên gốc La-tinh thì đó là hai danh từ khác biệt hoàn toàn. “Tòa thánh” là Sancta Sedes, dịch sát là cái ghế thánh. Sedes theo nghĩa đen là chỗ ngồi (tiếng Pháp là siège, và tiếng Anh là seat), nhưng ở đây, nó không ám chỉ cái “ghế” để an tọa nhưng tượng trưng cho quyền hành, (tương tự như trong chính quyền, người ta nói rằng một đảng nào đó chiếm được 40 ghế trong quốc hội). Tuy nhiên, bên cạnh Tòa thánh, còn một từ ngữ mang nhiều ý nghĩa thần học hơn đó là “Sedes apostolica”, dịch nghĩa đen là “tòa tông đồ” (thường dịch ra tiếng Việt là “tông tòa”). Bộ giáo luật (điều 361) coi hai từ ngữ “tông tòa” và “tòa thánh” như đồng nghĩa, nhưng xét về lịch sử và thần học, thì từ “tông tòa” súc tích hơn nhiều, bởi vì nó nêu bật quyền bính bắt nguồn từ các thánh tông đồ.

Theo Phúc âm, Chúa Giêsu đã đặt 12 thánh tông đồ; như vậy có 12 tòa phải không?

Phúc âm Matthêu 19,29 nói đến 12 tông đồ ngồi 12 tòa để xét xử các chi tộc Israel vào thời cánh chung, chứ không nhất thiết nói đến sứ mạng truyền giáo. Trong lịch sử Giáo hội, vào thời cổ, “Tòa tông đồ” được áp dụng cho các tòa thượng phụ, mà tục truyền do các thánh tông đồ lập ra, cụ thể là 5 tòa sau đây: Giêrusalem là tòa của thánh Giacôbê; Antiôkia (bên Syria) là tòa của thánh Phêrô tông đồ, Alexandria (bên Ai cập) là tòa của thánh Marcô, môn đệ của thánh Phêrô; Constantinopolis là tòa của thánh Anrê (em của thánh Phêrô), và sau cùng là Rôma, tòa của thánh Phêrô. Theo một lưu truyền, thì thánh Phêrô đã là giám mục Antiôkia rồi sau đó mới sang Rôma, nơi mà người đã chịu tử đạo. Dù sao thì vào cổ thời có ít là 5 “tòa tông đồ” (5 tông tòa); tuy nhiên do những hoàn cảnh lịch sử, các toà bên Đông phương không còn ảnh hưởng mạnh bởi vì đã bị các nước Hồi giáo thôn tính, cho nên sang thiên niên kỷ thứ hai, chỉ còn một tòa tông đồ lớn là tòa của thánh Phêrô ở Rôma. Đó là lý do vì sao chỉ có một tông toà mặc dù có đến 12 thánh tông đồ.

Tại sao phụng vụ lại có lễ kính Toà thánh Phêrô?

Đến đây chúng ta lại đụng phải một vấn đề dịch thuật nữa. Như đã nói trên, trong tiếng Việt, người ta quen nói đến Tòa thánh Vaticăng, và đây là một điều không đúng: Tòa thánh là một chuyện; Vaticăng là chuyện khác. Còn cụm từ “Tòa thánh Phêrô” cũng không chỉnh bởi vì từ “tòa” rất hàm hồ. Tòa có thể là bục cao (chẳng hạn như ngai tòa); tòa có thể là trụ sở hành chánh (trước đây, ở miền Nam, người ta nói đến tòa tỉnh trưởng, tòa hành chánh), và đặc biệt là tòa án (thí dụ: bị điệu ra tòa, đi hầu tòa). Riêng trong vấn đề đang bàn, khi nói đến “Tòa thánh” (hoặc tông tòa) và “tòa thánh Phêrô”, thì danh từ “tòa” được dùng để dịch hai danh từ khác nhau trong nguyên gốc La-tinh. “Tòa thánh” hay “Tòa tông đồ” theo nguyên nghĩa sedes, nghĩa là cái ghế, tượng trưng cho quyền bính. Từ này cũng được áp dụng cho các chức vụ lãnh đạo trong Giáo hội chứ không riêng gì cho đức thánh cha, thí dụ khi nói đến “trống tòa” (sede vacante) ám chỉ giáo phận hiện thời không có giám mục, không có người cai quản. Còn khi nói đến “tòa thánh Phêrô” thì tiếng La-tinh là “cathedra”. Từ này (gốc Hy-lạp) cũng có nghĩa là cái ghế, nhưng hiểu về ghế giảng dạy hơn là ghế quản trị (dịch ra tiếng Pháp “chaire” và tiếng Anh là “chair”, được áp dụng cách riêng cho các giáo sư thực thụ ở các đại học). Vì thế lễ kính tòa thánh Phêrô không phải là kính quyền bính cai quản của vị thủ lãnh giáo hội, cho bằng kính quyền giảng dạy của thánh Phêrô, mà ta gọi tắt là huấn quyền.

Tại sao phải tôn kính huấn quyền?

Chúng ta cần phải phân biệt hai khía cạnh: khía cạnh lịch sử và khía cạnh thần học của lễ kính vào ngày 22 tháng 2. Theo các sử gia, lễ kính tòa thánh Phêrô ngày 22 tháng 2 bắt nguồn từ một lễ người Rôma giỗ tổ tiên. Vào ngày đó, họ ra mộ và cúng tế chung quanh cái “ngai” tượng trưng sự hiện diện của tổ tiên. Các Kitô hữu đã thay thế tục lệ này bằng cách tưởng nhớ cái ngai của thánh Phêrô, lãnh đạo của Giáo hội. Đó là khía cạnh lịch sử của ngày lễ. Còn khía cạnh thần học thì khác. Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã đặt thánh Phêrô làm đầu Hội thánh. Chức vụ nguyên thủ không nhắm đến việc cai quản cho bằng việc dạy dỗ đức tin. Thực vậy, thánh Phêrô được uỷ thác chức vụ lãnh đạo sau khi tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô. Lời tuyên xưng của ông được coi như tiêu chuẩn cho đức tin tinh ròng của các môn đệ Chúa. Và Chúa Giêsu cũng hứa sẽ cầu nguyện cho ông được kiên vững trong đức tin để củng cố cho các anh em mình. Chức vụ giáo huấn của thánh Phêrô được coi như một hồng ân mà Chúa ban cho Hội thánh. Thực vậy, mặc dầu nguyên thủ của Hội thánh vẫn là Chúa Giêsu và thầy dạy của Hội thánh là Chúa Thánh Thần, nhưng chúng ta cần có một khuôn mặt hữu hình để phát biểu đức tin chân chính, đó là thánh Phêrô và các vị kế nhiệm trong chức vụ giám mục Rôma.

Chỉ có đức thánh cha mới thi hành chức vụ giảng huấn thôi sao?

Lúc nãy khi bàn về “tông tòa”, tôi đã nói rằng có rất nhiều tòa tông đồ, nhưng do những hoàn cảnh lịch sử, ngày nay chỉ còn còn có một tòa tông đồ là tòa Rôma. Một cách tương tự như vậy, chức vụ giảng huấn đôi khi có thể áp dụng cho tất cả các giám mục, đôi khi được dành riêng cho giám mục Rôma. Cần nhắc lại là trong tiếng La-tinh có hai từ ngữ “sedes” và “cathedra”, cùng được dịch ra tiếng Việt là “tòa”. Chúng ta đang bàn về “cathedra”, nghĩa là ghế giảng dạy. Đây là một chức vụ của các giám mục, chủ chăn của các giáo phận.

Biểu tượng của chức giám mục là tòa giảng (cathedra); từ đó có từ ngữ ecclesia cathedralis (dịch là nhà thờ chính toà), nghĩa là nhà thờ nơi mà giám mục hành sử quyền giảng dạy. Công đồng Vaticanô II đã muốn trở lại ý nghĩa nguyên thủy này trong phụng vụ, khi ấn định rằng trong các nghi lễ chính thức, thì giám mục không ngồi trong các ngai bệ (baldacchino, như các vua chúa), nhưng ngồi trên ghế giảng (cathedra). Điều này muốn nêu bật chức vụ quan trọng nhất của giám mục là giảng dạy. Tuy nhiên, khi nói đến việc giảng dạy một chân lý quan trọng như khi tuyên bố một tín điều, thì từ “ex cathedra” được dành riêng cho giám mục Rôma. Đó là nói trên nguyên tắc, chứ trên thực tế, thì đức thánh cha sẽ công bố một tín điều nào mà không bàn hỏi với các giám mục và thậm chí cộng đoàn Dân Chúa. Nói cho cùng, chức vụ giảng dạy của các giám mục cũng là việc tuyên xưng đức tin, giống như thánh Phêrô xưa kia: “Thầy là đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Lạy Thầy, ngoài Thầy ra, chúng con biết theo ai, bởi vì duy chỉ có Thầy mới ban lời hằng sống.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.