Monday, September 16, 20248:03 PM(View: 10)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary Bà Natuzza Evolo được Chúa ban ơn cho bà được nhìn và nghe thấy các linh hồn ở luyện ngục. Hiện nay bà đang được giáo hội chuẩn bị phong Chân Phước cho bà. Tuy bà nhận được nhiều ơn thiêng nhưng có khi những ơn lành này làm cho bà gặp khó khăn. Một vị bác sĩ Dòng Phanxico là Agostino Gemelli, một người có quyền thế...
Monday, September 16, 20247:46 PM(View: 13)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary Bà Natuzza Evolo được Chúa ban ơn cho bà nhìn và nghe thấy các linh hồn ở luyện ngục. Hiện nay bà đang được giáo hội chuẩn bị phong Chân Phước cho bà. Thiên Thần Bản Mệnh của bà cho bà biết là các linh hồn luyện ngục đang cần gì và cần bao nhiêu Thánh Lễ để cầu cho sự giải thoát của họ...
Monday, September 16, 20247:12 PM(View: 6)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary Bà Natuzza Evolo được Chúa ban ơn cho bà nhìn và nghe thấy các linh hồn ở luyện ngục. Hiện nay bà đang được giáo hội chuẩn bị phong Chân Phước cho bà. Bà Natuzza Evolo là một nhà thần bí. Bà xuất thân từ vùng Reggio Calabria. Đó là một thành phố và đô thị nằm ở Calabria miền nam Ý,
Monday, September 16, 20246:36 PM(View: 15)
Nguồn: Ecclesiasticus Con hãy nhớ rằng dù làm bất cứ việc gì thì con cũng phải bắt đầu bằng cách làm Dấu Thánh Giá. Khi con sắp ra đi, khi con bắt đầu công việc, khi con đi học, khi con ở một mình, và khi con ở với nhiều người...
Monday, September 16, 20246:16 PM(View: 13)
Sau đây là các thông điệp mà Đức Mẹ Maria ban cho thị nhân Mirjana, Medjugorje: 1. Thông điệp Đức Mẹ Maria ban ngày 2/4/2016: "Các con thân mến, đừng nên có trái tim khô cằn, khép kín và đầy sợ hãi. Các con hãy để cho tình yêu của Mẹ chiếu sáng và đổ tràn đầy trên các con với tình yêu và niềm trông cậy.
Sunday, September 15, 20244:12 PM(View: 25)
Nguồn: Spiritdaily.com Tác giả: Michael H. Brown Dịch giả: Kim Hà Tôi đến nước Ý vào năm 1991. Tôi quyết định đi thăm thành phố của Padre Pio ở miền Nam nước Ý. Đó là thành phố San Giovanni Rotundo. Thánh Padre Pio là một vị thánh thần bí.
Sunday, September 15, 20243:46 PM(View: 20)
Nguồn: Medjugorje-info.com LM Ivan Penavić, một linh mục đang trong tiến trình lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Hoc University of Tübingen ở nước Đức, đã cùng đồng tế với một linh mục của Giáo Xứ Medjugorje là Cha Zvonimir Pavičić.
Saturday, September 14, 20246:52 PM(View: 33)
1. Không muốn có những ao ước thiêng liêng. 2. Cảm thấy thân xác mệt mỏi. 3. Tâm hồn khô khan. 4. Cuộc sống cầu nguyện yếu kém. 5. Cảm thấy thất bại và không có ai nâng đỡ tinh thần. 6. Có những thói quen xấu mà không bỏ được. 7. Không muốn liên lạc với Chúa và làm những việc thiêng liêng tốt lành nữa.
Saturday, September 14, 20246:23 PM(View: 34)
1. Xin Chúa Giêsu thương xót mà ban những ơn chữa lành cho bạn.
Saturday, September 14, 20246:10 PM(View: 33)
Ngày hôm nay 14/9/2024 là sinh nhật thứ 73 của LM nổi tiếng Svetozar Kraljevic, làng Medjugorje. Cha thuộc Dòng Phanxico.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ BẢY TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA

Friday, September 18, 20209:37 PM(View: 943)

19-8tLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
THỨ BẢY TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN
SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : 1 Cr 15,35-37.42-49

Gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô

35 Thưa anh em, có người sẽ nói : kẻ chết trỗi dậy thế nào ? Họ lấy thân thể nào mà trở về ? 36 Đồ ngốc ! Ngươi gieo cái gì, cái ấy phải chết mới được sống. 37 Cái ngươi gieo không phải là hình thể sẽ mọc lên, nhưng là một hạt trơ trụi, chẳng hạn như hạt lúa hay một thứ nào khác.

42 Việc kẻ chết sống lại cũng vậy : gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt ; 43 gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi dậy thì vinh quang ; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ, 44 gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí.

Nếu có thân thể có sinh khí, thì cũng có thân thể có thần khí. 45 Như có lời đã chép : con người đầu tiên là A-đam được dựng nên thành một sinh vật, còn A-đam cuối cùng là thần khí ban sự sống. 46 Loài xuất hiện trước không phải là loài có thần khí, nhưng là loài có sinh khí ; loài có thần khí chỉ xuất hiện sau đó. 47 Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất ; còn người thứ hai thì từ trời mà đến. 48 Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra ; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến. 49 Vì thế, cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến.

Đáp ca : Tv 55,10.11-12.13-14 (Đ. x. c.14c)

Đ. Lạy Thiên Chúa, con sẽ bước đi trước mặt Ngài
trong ánh sáng dành cho kẻ sống.

10Địch thù phải tháo lui vào ngày tôi cầu cứu.
Tôi biết rằng : Thiên Chúa ở bên tôi.

Đ. Lạy Thiên Chúa, con sẽ bước đi trước mặt Ngài
trong ánh sáng dành cho kẻ sống.

11Tôi tin tưởng vào Thiên Chúa và ca tụng lời Người ;
tôi ca tụng lời Chúa.
12Tôi tin tưởng vào Thiên Chúa và không còn sợ hãi ;
phàm nhân làm gì nổi được tôi ?

Đ. Lạy Thiên Chúa, con sẽ bước đi trước mặt Ngài
trong ánh sáng dành cho kẻ sống.

13Lạy Thiên Chúa, lời khấn hứa cùng Ngài, con xin giữ,
lễ tạ ơn, nguyện sẽ dâng Ngài,
14vì Ngài cứu mạng con khỏi chết,
lại ngăn ngừa kẻo phải hụt chân,
để con bước đi trước mặt Ngài
trong ánh sáng dành cho kẻ sống.

Đ. Lạy Thiên Chúa, con sẽ bước đi trước mặt Ngài
trong ánh sáng dành cho kẻ sống.

Tung hô Tin Mừng : x. Lc 8,15

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Hạnh phúc thay người thành tâm thiện chí, hằng ấp ủ lời Chúa trong lòng, nhờ kiên nhẫn mà sinh hoa kết quả. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Lc 8,4-15

Hạt rơi vào đất tốt : đó là những kẻ nghe Lời Chúa và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

4 Khi ấy, dân chúng tụ họp đông đảo. Từ khắp các thành thị, người ta kéo đến cùng Đức Giê-su. Bấy giờ Người dùng dụ ngôn mà nói rằng :

5 “Người gieo giống đi ra gieo hạt giống của mình. Trong khi người ấy gieo, thì có hạt rơi xuống vệ đường, người ta giẫm lên và chim trời ăn mất. 6 Hạt khác rơi trên đá, và khi mọc lên, lại héo đi vì thiếu ẩm ướt. 7 Có hạt rơi vào giữa bụi gai, gai cùng mọc lên, làm nó chết nghẹt. 8 Có hạt lại rơi nhằm đất tốt, và khi mọc lên, nó sinh hoa kết quả gấp trăm”. Nói xong, Người hô lên rằng : “Ai có tai nghe thì nghe.”

9 Các môn đệ hỏi Người dụ ngôn ấy có ý nghĩa gì. 10 Người đáp : “Anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Thiên Chúa ; còn với kẻ khác thì phải dùng dụ ngôn để chúng nhìn mà không nhìn, nghe mà không hiểu.

11 “Đây là ý nghĩa dụ ngôn : Hạt giống là lời Thiên Chúa. 12 Những kẻ ở bên vệ đường là những kẻ đã nghe nhưng rồi quỷ đến cất Lời ra khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ. 13 Còn những kẻ ở trên đá là những kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời, nhưng họ không có rễ. Họ tin nhất thời, và khi gặp thử thách, họ bỏ cuộc. 14 Hạt rơi vào bụi gai : đó là những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành. 15 Hạt rơi vào đất tốt : đó là những kẻ nghe Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả.”

SUY NIỆM-ĐẤT TỐT
Nhờ lắng nghe Lời Chúa, thánh Phanxicô Xaviê đã từ bỏ những vinh hoa thế gian, ra đi loan báo Tin Mừng khắp nơi, và trở thành nhà truyền giáo trứ danh của Giáo Hội.

Qua dụ ngôn Người gieo giống, Đức Giêsu cho thấy Thiên Chúa quảng đại và yêu thương con người biết chừng nào trong việc gieo hạt giống Lời Chúa, Lời đem lại niềm vui và sự bình an đích thực cho con người. Thế nhưng, hạt giống Lời Chúa có được lớn lên và sinh được nhiều bông hạt hay không là do sự đón nhận và “chăm bón” của con người.


Nếu con người ưa thích những sự thuộc thế gian hơn, thì hạt giống Lời Chúa sẽ không sinh hoa kết quả và họ có nguy cơ đi vào chỗ diệt vong. Nhưng nếu họ tin tưởng và để Lời Chúa biến đổi, thì hạt giống Lời Chúa sinh nhiều bông hạt cho chính họ.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Xin Chúa cho con biết lắng nghe Lời Chúa và canh tân đời sống của mình hằng ngày, để con trở nên mảnh đất tốt làm phát triển hạt giống Lời Chúa. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO


Trở thành người bảo vệ sự sống và trái đất bằng việc chiêm ngắm và chăm sóc nó

Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu tìm lại vị trí của chúng ta trong công trình sáng tạo của Chúa bằng việc chăm sóc cho nhau và học nghệ thuật chiêm ngắm công trình sáng tạo.


Trong buổi tiếp kiến chung tại sân Damaso vào sáng thứ Tư 16 tháng 9, Đức Thánh Cha tiếp tục suy tư về đại dịch dưới ánh sáng học thuyết xã hội của Giáo hội. Ngài nhắc lại vai trò quan trọng của rất nhiều người quảng đại chăm sóc tha nhân, đặc biệt là chăm sóc các bệnh nhân, người cao niên và người dễ tổn thương nhất. Đặc biệt ngài nhắc lại trách nhiệm của con người trong việc chăm sóc thế giới tự nhiên, hãy chiêm ngắm vẻ đẹp mà chúng ta thường bỏ qua khi chỉ nhắm khai thác tài nguyên của trái đất.


Cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau


Bắt đầu bài giáo lý, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Để thoát ra khỏi đại dịch, chúng ta cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Và chúng ta cần hỗ trợ những người chăm sóc cho những người yếu nhất, các bệnh nhân và người già. Có một thói quen loại bỏ người già sang một bên, bỏ rơi họ. Điều này thật tồi tệ. Những người chăm sóc các bệnh nhân đóng một vai trò thiết yếu trong xã hội ngày nay, ngay cả khi họ thường không được nhìn nhận và không nhận được thù lao xứng đáng. Chăm sóc là quy tắc vàng của bản tính loài người chúng ta, và nó mang đến sức khỏe và hy vọng (xem TĐ. Laudatosi '[LS], 70). Chăm sóc người đau bệnh, người nghèo khổ, người bị loại sang một bên: đây là sự phong phú nhân bản và cũng của Ki-tô giáo.


Cũng phải chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta: trái đất và mọi sinh vật


Đức Thánh Cha nói tiếp rằng chúng ta cũng phải dành sự chăm sóc này cho ngôi nhà chung của chúng ta: cho trái đất và cho mọi sinh vật. Tất cả mọi sự sống đều có mối liên hệ với nhau (x.sđd., 137-138), và sức khỏe của chúng ta phụ thuộc vào hệ sinh thái mà Thiên Chúa đã tạo dựng và được Người trao phó cho chúng ta chăm sóc (x. St 2,15). Trái lại, lạm dụng nó là một tội trọng làm thiệt hại, gây hại cho chúng ta và làm chúng ta bị bệnh (xem LS, 8; 66).


Chiêm ngắm thiên nhiên giúp chúng ta biết sử dụng nó đúng cách


Thuốc giải độc tốt nhất cho việc sử dụng không đúng cách ngôi nhà chung của chúng ta là chiêm ngắm (x.sđd., 85; 214). "Nếu bạn không học cách dừng lại và chiêm ngưỡng vẻ đẹp, thì không lạ gì khi mọi thứ đều bị bạn không ngần ngại biến thành một đồ vật để sử dụng và lạm dụng" (sđd, 215), ngay cả trở thành đồ vật để “dùng rồi vất bỏ”. Tuy nhiên, ngôi nhà chung của chúng ta, công trình sáng tạo, không chỉ là một nguồn tài nguyên.


Mỗi sinh vật phản chiếu sự khôn ngoan và tình yêu vô cùng của Chúa


Các sinh vật tự chúng có một giá trị và “mỗi loài phản chiếu theo cách riêng của nó, một tia sáng của sự khôn ngoan và tốt lành vô cùng của Thiên Chúa” (Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo, 339). Giá trị này và tia sáng thần linh này phải được khám phá, và để khám phá nó, chúng ta cần phải thinh lặng, lắng nghe và chiêm niệm. Chiêm ngắm cũng chữa lành tâm hồn. Nếu không có sự chiêm ngắm, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào một chủ nghĩa mất quân bình, quá đề cao, xem con người là trung tâm, quá coi trọng vai trò của con người chúng ta, xem chúng ta là kẻ thống trị tuyệt đối tất cả các sinh vật khác.


Thay vì là người bảo vệ sự sống chúng ta trở thành "kẻ săn mồi"


Đức Thánh Cha lưu ý: Việc giải thích sai lệch các văn bản Kinh Thánh về sự sáng tạo đã góp phần vào sự hiểu sai này, dẫn đến việc khai thác trái đất đến mức bóp nghẹt nó. Khai thác bóc lột thiên nhiên là một tội. Chúng ta tin rằng chúng ta ở trung tâm, muốn chiếm chỗ của Chúa và vì vậy chúng ta phá hỏng sự hài hòa trong kế hoạch của Người. Chúng ta trở thành những kẻ săn mồi, quên đi thiên chức của mình là người bảo vệ sự sống.

Chúng ta có thể và phải canh tác trái đất để tồn tại và phát triển. Nhưng làm việc không đồng nghĩa với bóc lột, nhưng là luôn đi kèm với chăm sóc: cày và bảo vệ, làm việc và chăm sóc ... Đây là sứ mạng của chúng ta (x. St 2,15). Chúng ta không thể muốn tiếp tục phát triển trên bình diện vật chất mà không chăm sóc ngôi nhà chung đang chào đón chúng ta. Những người anh em nghèo nhất của chúng ta và đất mẹ than thở về những thiệt hại và bất công mà chúng ta đã gây ra, và yêu cầu chúng ta một cách sống khác. Họ yêu cầu chúng hoán cải, thay đổi con đường: chăm sóc cho cả trái đất, cho thiên nhiên.

Phục hồi cách chiêm ngắm: nhìn trái đất như món quà, khám phá giá trị nội tại của nó

Do đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: điều quan trọng là phải phục hồi chiều kích chiêm ngắm, nghĩa là nhìn trái đất, thiên nhiên như một món quà chứ không phải là thứ để khai thác vì lợi ích của tôi. Khi chúng ta chiêm ngắm, chúng ta khám phá ra nơi người khác và trong tự nhiên một điều gì đó lớn hơn nhiều so với tính hữu ích của họ. Ở đây có trọng tâm của vấn đề: chiêm ngắm là vượt qua sự hữu ích của một vật. Chiêm ngắm vẻ đẹp không có nghĩa là khai thác nó. Chúng ta khám phá ra giá trị nội tại của mỗi sự vật được Thiên Chúa ban cho chúng. Như rất nhiều bậc thầy tâm linh đã dạy, bầu trời, mặt đất, biển cả, mọi sinh vật đều có khả năng mang tính biểu tượng hoặc thần bí này để đưa chúng ta trở lại với Đấng Tạo Hóa và hiệp thông với các loài thụ tạo. Ví dụ, thánh Inhaxiô thành Loyola, vào cuối cuốn Linh thao, mời gọi chúng ta thực hiện bài “Chiêm niệm để đạt tới tình yêu”, nghĩa là nhìn xem Thiên Chúa ngắm nhìn các thụ tạo của Người như thế nào và vui mừng với chúng; là khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa trong các thụ tạo của Người, với sự tự do và ân sủng, để yêu thương và chăm sóc chúng.

Chiêm ngắm từ vị trí của một thành phần của công trình sáng tạo

Theo Đức Thánh Cha, sự chiêm ngắm, điều dẫn chúng ta đến một thái độ chăm sóc, không nhìn vào thiên nhiên từ bên ngoài, như thể chúng ta không đắm mình trong đó. Đúng hơn, nó được thực hiện từ bên trong, nhận ra mình là một phần của công trình sáng tạo, biến chúng ta thành nhân vật chính chứ không chỉ là khán giả của một thực tại không có hình hài nhất định chỉ để khai thác. Bất cứ ai chiêm ngắm theo cách này đều ngạc nhiên không chỉ bởi những gì họ nhìn thấy, mà còn vì cảm thấy một phần không thể thiếu của vẻ đẹp này; và cũng cảm thấy mình được kêu gọi bảo vệ và gìn giữ nó.

Không biết chiêm ngắm thiên nhiên sẽ không biết chiêm ngắm con người.

Và có một điều chúng ta không được quên: ai không biết chiêm ngắm thiên nhiên, và công trình sáng tạo thì không biết chiêm ngắm con người trong sự phong phú của chính họ. Và bất cứ ai sống để khai thác thiên nhiên, cuối cùng họ sẽ bóc lột con người và đối xử với họ như nô lệ. Đây là một quy luật phổ quát. Nếu bạn không biết chiêm ngắm thiên nhiên, bạn sẽ rất khó biết được cách chiêm ngắm con người, vẻ đẹp của con người, chiêm ngắm anh chị em.

Từ chiêm ngắm thiên nhiên dẫn đến thay đổi cách sống và bảo vệ nó.

Những người biết chiêm ngắm sẽ dễ dàng bắt tay vào việc thay đổi những gì gây nên sự suy thoái và tổn hại cho sức khỏe. Họ sẽ nỗ lực giáo dục và cổ võ các thói quen mới trong sản xuất và tiêu dùng, đóng góp vào một mô hình tăng trưởng kinh tế mới đảm bảo tôn trọng ngôi nhà chung và tôn trọng con người. Người chiêm ngắm trong hành động hướng tới việc trở thành người bảo vệ môi trường. Mỗi người chúng ta phải trở thành người bảo vệ môi trường, bảo vệ sự trong sạch của môi trường, bằng cách cố gắng kết hợp kiến thức của nền văn hóa có từ hàng ngàn năm của tổ tiên với kiến thức kỹ thuật mới, để lối sống của chúng ta có thể bền vững.

Chiêm ngắm và chăm sóc

Hai thái độ chỉ ra cách điều chỉnh và cân bằng lại mối quan hệ của chúng ta, những con người, với thiên nhiên chính là chiêm ngắm và chăm sóc. Đức Thánh Cha nhận xét: Nhiều khi, mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên dường như là mối quan hệ giữa những kẻ thù: tiêu diệt thiên nhiên vì lợi ích của mình. Khai thác thiên nhiên vì lợi ích của riêng tôi. Đừng quên rằng bạn phải trả giá đắt cho điều này; chúng ta đừng quên câu nói của người Tây Ban Nha: “Thiên Chúa luôn tha thứ; đôi khi chúng ta tha thứ; thiên nhiên không bao giờ tha thứ ”.

Mối tương quan huynh đệ và bảo vệ trái đất


Đức Thánh Cha chia sẻ: Hôm nay tôi đã đọc trên báo về hai sông băng lớn ở Nam Cực, gần biển Amundsen, sắp sụp đổ. Sẽ thật khủng khiếp, bởi vì mực nước biển sẽ dâng cao và điều này sẽ mang lại rất nhiều khó khăn và rất nhiều thiệt hại. Tại sao? Bởi vì sự nóng lên của trái đất, sự không quan tâm đến môi trường, không quan tâm đến ngôi nhà chung. Thay vào đó, khi chúng ta có mối quan hệ này - cho phép tôi dùng từ - “huynh đệ", một mối quan hệ “huynh đệ” với tạo vật, chúng ta sẽ trở thành những người bảo vệ ngôi nhà chung, người bảo vệ sự sống và người bảo vệ niềm hy vọng.

Chúng ta canh giữ di sản mà Thiên Chúa đã trao phó cho chúng ta để các thế hệ mai sau được hưởng. Và có thể có người nói: "Nhưng, tôi đang làm như thế này." Nhưng vấn đề không phải là bạn sẽ quản lý như thế nào ngày hôm nay - điều này đã được Bonhoeffer, một nhà thần học Tin lành người Đức, nói - vấn đề không phải là cách bạn quản lý ngày hôm nay; vấn đề là di sản, sự sống của thế hệ mai sau sẽ như thế nào? Chúng ta hãy nghĩ đến con cháu: chúng ta sẽ để lại gì nếu chúng ta khai thác bóc lột thiên nhiên?


Chiêm ngắm để chăm sóc và để bảo vệ và để lại di sản cho thế hệ mai sau

Những ai đi theo con đường chiêm ngắm và chăm sóc thiên nhiên sẽ trở thành “người bảo vệ” của ngôi nhà chung, người bảo vệ của sự sống và hy vọng. Đức Thánh Cha giải thích: Họ canh giữ di sản mà Thiên Chúa đã trao phó cho chúng ta, để các thế hệ mai sau được hưởng chúng. Tôi đang nghĩ cách đặc biệt về những người dân bản địa mà tất cả chúng ta đều mắc nợ ân nghĩa, cả sự thống hối, để đền bù điều xấu mà chúng ta đã làm. Nhưng tôi cũng nghĩ đến những phong trào, hiệp hội, nhóm quần chúng dấn thân bảo vệ lãnh thổ của họ với các giá trị tự nhiên và văn hóa của nó. Những thực tế xã hội này không phải lúc nào cũng được đánh giá cao, thậm chí đôi khi chúng còn bị cản trở bởi vì nó không sinh ra tiền; nhưng trên thực tế chúng đóng góp vào cuộc cách mạng hòa bình, "cuộc cách mạng của sự chăm sóc". Hãy chiêm ngắm để chăm sóc, chiêm ngắm để bảo vệ, bảo vệ chúng ta, thiên nhiên, con cháu chúng ta và bảo vệ tương lai. Chiêm ngắm để chăm sóc và để bảo vệ và để lại di sản cho thế hệ mai sau.

Chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên là nhiệm vụ của mỗi con người

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắn nhủ chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên là nhiệm vụ của mỗi con người. Mỗi người chúng ta có thể và phải trở thành một “người bảo vệ ngôi nhà chung”, có khả năng ca ngợi Thiên Chúa về các tạo vật của Người, có khả năng chiêm ngưỡng và bảo vệ chúng.

Hồng Thủy - Vatican News