28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 15)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 16)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 13)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 34)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 61)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 53)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 71)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

Ai mua đau khổ, tôi bán khổ đau cho

30 Tháng Chín 202012:45 CH(Xem: 759)

daubuonAi mua đau khổ, tôi bán khổ đau cho

Trên đời này chẳng ai thích đau khổ. Thế nhưng đau khổ không phải là điều vô ích, hay chỉ gây ra những hậu quả tiêu cực. Thực tế cho thấy,
khi đối diện với đau khổ, người ta có nhiều thái độ khác nhau. Có người bị đau khổ đè bẹp, nhưng không ít người đã can đảm vượt qua khổ
đau.

Tại sao vậy? Thiết tưởng nên nhắc lại câu nói của thánh Tôma Aquinô: “Thiên Chúa không làm ra sự dữ xét như hữu thể. Nhưng khi sự dữ xảy ra, thì
Thiên Chúa có thể làm điều tốt lành phát xuất từ sự dữ ấy. Đó chính là sự tốt lành của Thiên Chúa”. Như thế đau khổ không phải bởi Thiên Chúa.
Nhưng khi nó xuất hiện, Chúa có thể biến nó thành ích lợi cho ta theo cách của Ngài. Chẳng hạn, khi ta bệnh tật, Thiên Chúa có thể dùng sự dữ ấy, để
cho ta hiểu rõ hơn về thân phận mỏng giòn của mình. Tuy nhiên, ta phải hết sức thận trọng trong việc quả quyết xem đâu là ý Chúa, vì nhiều lúc ta chỉ
“đổ thừa” cho Chúa mà thôi.

Thực vậy! Rất nhiều lần ta đã nghe những câu nói như: “Không có gì xảy ra ngoài ý Chúa”; “Chúa đã an bài mọi sự”; “Đó là hình phạt Chúa dùng để
cảnh tỉnh ta, để ta đền tội ở đời này”; “Đó là thánh giá Chúa gửi đến cho ta, để ta nên giống Ngài, để ta lập công cho đời sau”. Trên đây là những phản
ứng thường thấy khi người ta gặp đau khổ. Nhưng theo lập trường Kitô giáo, thì tất cả các câu nói trên đều sai lầm.

Ta thử phân tích một chút.

Thứ nhất, có người cho rằng: “Không có gì xảy ra ngoài ý Chúa”. Phải chăng chỉ vì muốn bảo vệ cho sự quyền năng của Chúa, mà người
ta đã qui tất cả mọi sự cho Chúa. Quan niệm này thuộc loại qui thần, theo não trạng Cựu Ước của dân Do Thái. Họ tin rằng Thiên Chúa là nguyên nhân
tất cả mọi sự, tốt lẫn xấu. Thí dụ: “Chúa bắt phải nghèo và cho giàu có. Ngài hạ xuống thấp, Ngài cũng nhắc lên cao” (1Sm 2,7), hoặc: “Con câm miệng
chẳng nói chẳng rằng, vì chính Chúa đã làm như vậy. Xin Ngài thôi đừng đánh con nữa. Tay Ngài giáng xuống, thân này nát tan” (Tv 39,10-11).

Quan niệm Thiên Chúa như thế là không ổn. Nhất là khi áp dụng quan niệm ấy vào đời sống hằng ngày vốn có quá nhiều nghịch lý. Chẳng hạn
người ta sẽ không thể hiểu được tại sao Thiên Chúa là Đấng tha thứ hết mọi tội lỗi của con người; lại cùng một lúc sẵn sàng trừng phạt người ta, vì
Ngài là Đấng công bằng tuyệt đối? Cho nên khi phải đối diện với nghịch lí bi đát ấy, người ta chỉ còn biết “cắn răng chịu đựng”, vì Chúa muốn như thế
mà! Nói như vậy chẳng khác nào bảo Thiên Chúa tự mâu thuẫn, vì Ngài vừa tốt lại vừa xấu, vừa bao dung lại vừa chấp nhất vụn vặt. Điều này trái
ngược với niềm tin Kitô giáo. Ta tin một Thiên Chúa tốt lành vô cùng. Nơi Ngài không hề có chút xấu xa nào. Ngài làm được mọi sự theo ý Ngài muốn.


Vậy Thiên Chúa muốn gì? Quá rõ, Thiên Chúa chỉ muốn điều tốt lành, vì bản chất của Thiên Chúa là Tình Yêu (1Ga 4,16), nên mọi điều Ngài muốn
cũng chỉ phát xuất từ tình yêu. Thế còn những điều Thiên Chúa không muốn thì sao? Chẳng hạn “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó
ăn năn sám hối và được sống” (Ed 33,11; 18,23); “Ta không vui thích về cái chết của kẻ phải chết” (Ed 18,32)… Chúng ta phải hiểu điều ấy như thế
nào? Thưa, Thiên Chúa vốn rất tốt lành. Ngài loại trừ mọi tội lỗi, nhưng lại rất khoan dung với tội nhân. Thánh Phaolô đã quả quyết: “Đức Kitô đã chết
cho chúng ta, ngay khi chúng ta còn là tội nhân. Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5, 8). Kinh Thánh còn cho biết thêm:

“Thiên Chúa muốn lòng nhân từ, chứ không cần của lễ” (Hs 6,6).


Như thế, điều Thiên Chúa không muốn, là những gì đi ngược với tình yêu của Ngài. Tình yêu không đem đến sự dữ và đau khổ. Nên chắc chắn sự dữ
và đau khổ là điều nghịch lại ý muốn của Chúa. Tóm lại, Thiên Chúa không muốn và không làm điều xấu. Nơi Thiên Chúa không có bóng dáng của sự
dữ, ngay cả trong ý định của Ngài. Vậy mà người ta vẫn cứ lạm dụng từ ngữ khi nói “đó là ý Chúa”. Nhưng ai dám chắc “đó là ý Chúa”, trong khi khả
năng “suy bụng ta ra bụng Chúa” của ta là điều hoàn toàn có thể, thậm chí là rất thường xuyên. Hình như con người xưa nay vẫn thích “làm Chúa”!

Thứ hai, có người cho rằng: “Thiên Chúa đã an bài mọi sự”. Đây là một quan niệm rất sai lầm.

Giáo lý Công Giáo không dạy Thiên Chúa là Đấng “an bài”, nhưng dạy Thiên Chúa là Đấng “quan phòng”. Ta phải phân biệt rõ hai hạn từ này. “Quan phòng” là những lo liệu của Thiên Chúa trong sự khôn ngoan và tình thương, để dẫn đưa mọi loài thụ tạo đạt tới mục đích sau cùng của chúng, là chính Ngài (x.GLHTCG, 321).

Tuy Thiên Chúa hoàn toàn làm chủ ý định của Ngài, nhưng để thực hiện, Ngài cũng cho con người có lý trí và tự do, để họ cộng tác vào chương trình của Ngài (x. GLHTCG, 307). Còn “An bài” có nghĩa là tiền định. Mọi sự đã được “lập trình”, đã được “lên chương trình sẵn sàng” và phải xảy ra đúng y như thế, khi đến ngày đến giờ. Nếu ta sống theo quan niệm “an bài”, thì dù ta có làm được gì chăng nữa, cũng không thể tránh khỏi số phận đã an bài. Bó tay!

Sở dĩ người ta hay nói Thiên Chúa tiền định hay an bài, vì có nhiều trường hợp người ta không tìm ra được nguyên nhân của sự việc, nên chỉ còn cách
là gán nó vào “kế hoạch của Chúa”. Rồi phủi tay. Thế là xong. Tuy nhiên điều này đã vi phạm hai nguyên tắc căn bản:

1/ Tiền định là có phần xảy ra trước, có phần xảy ra sau; nghĩa là lệ thuộc chặt chẽ vào diễn tiến của thời gian. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ lệ
thuộc vào thời gian. Ngài vượt lên trên và làm chủ thời gian.

2/ Con người có tự do. Và Thiên Chúa tôn trọng tự do ấy tới cùng, đến nỗi Ngài đã để cho con người hoàn toàn sử dụng tự do mà giết Con Một của
Ngài. Vì thế nếu ta quan niệm Thiên Chúa “tiền định”, là ta cho rằng Thiên Chúa đã phá hủy tự do của con người. Sự tự do mà chính Đức Giêsu đã hết
sức tôn trọng và sẵn sàng chấp nhận chết trên thập giá để bảo vệ nó đến cùng. Thực vậy, phẩm giá của con người chỉ có được, khi con người có tự do
để quyết định cuộc đời mình. Không có tự do đích thực, thì con người vốn dĩ là “hình ảnh của Thiên Chúa”, cũng chẳng khác gì một cỗ máy vô hồn,
thậm chí còn thua cả con vật, vì ít ra con vật còn biết “tháo cũi sổ lồng”, chứ không “cắn răng chịu đựng” mọi bề như con người.

Thứ ba, có người cho rằng: “Đau khổ là hình phạt Chúa dùng để cảnh tỉnh ta, để ta đền tội ở đời này”. Đây cũng là quan niệm có tính qui thần
trong Cựu Ước, mà ta gặp thấy ở một số nền văn hoá Á Đông. Chẳng hạn: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”; theo nghĩa tất cả mọi sự xảy ra đều do ý
Chúa. Vì thế, nếu như tôi gặp may mắn, thì đó là do Chúa thưởng công tôi, vì tôi sống tốt. Nếu như tôi gặp tai họa, thì đó là do Chúa trừng phạt tôi, vì
tôi tội lỗi! Hoá ra tương quan giữa Thiên Chúa và con người chỉ là sự thưởng phạt theo kiểu công-tội. Như thế thì vận mạng của con người thật quá bi
đát. Ta thua kém cả con vật, vì con vật chẳng bao giờ phạm tội, chẳng phải lo xuống hỏa ngục.

Hơn nữa, nếu quan niệm về Thiên Chúa dựa trên công-tội như thế, sẽ không thể nào lý giải được con đường thập giá mà Thiên Chúa đã chọn để thể
hiện mình. Nếu như Thiên Chúa cứ “sòng phẳng” kiểu đó, thì Ngôi Hai chẳng cần xuống thế làm người. Tội gì mà Ngài phải sống cuộc đời gian khổ,
chịu chết và phục sinh làm chi cho mệt. Và dĩ nhiên cũng chẳng có người nào trên thế gian này được coi là đáng sống, vì ai cũng tội lỗi đầy mình.

Thứ tư, có người cho rằng: “Đau khổ là thánh giá Chúa gửi đến, để ta nên giống Ngài, để ta lập công cho đời sau”. Đây là lời khuyên có tính
bình dân, để an ủi người đau khổ. Nhưng an ủi kiểu này hết sức tai hại, vì nó tạo nên một thứ “nhân đức chịu vậy”. Nghĩa là, nếu đã là ý Chúa muốn, đã
là “thánh giá Chúa gửi đến”, thì dù ta không muốn đau khổ, thì “chạy trời cũng không khỏi nắng”. Chỉ còn cách là phải chấp nhận “ngậm bồ hòn làm
ngọt” mà thôi.

Một lần nữa, sự nhập thể và nhập thế của Ngôi Hai cho thấy quan niệm như vậy về Thiên Chúa là rất sai lầm. Cả cuộc đời của Chúa Giêsu là một cuộc
đồng hành liên lụy với con người qua mọi biến cố đời sống, để giải thoát con người. Không những Ngài giải thoát con người khỏi đau khổ tâm hồn vì tội
lỗi, mà Ngài còn giải thoát con người cả đau khổ về thể lý nữa, như chữa bệnh, xua trừ tà thần, bênh vực tội nhân, giảng dạy chân lý, loan truyền tin
mừng tình yêu. Nghĩa là Chúa muốn giải thoát toàn diện con người.

Thực vậy, Chúa biết rõ kiếp người rất yếu đuối, lầy lội và tệ hại như thế nào, nên Ngài mới sẵn sàng chung chia thân phận với con người, để mang lấy
đau khổ, để gánh tội thay cho con người. Thiên Chúa không thể mâu thuẫn với chính mình, khi một đàng sẵn sàng liên lụy với con người, gánh mọi khổ
đau thay cho con người; một đàng lại gửi đau khổ cho họ được ngụy trang dưới hình thức đạo đức của “thánh giá”. Thực ra Chúa chẳng cần phải gửi
thêm gánh nặng cho con người làm chi nữa, vì Chúa biết rõ con người vốn rất mỏng manh và cần được cứu độ biết bao.

Có lẽ ta cũng nên lưu ý điều này: Giá trị cứu độ trong biến cố thập giá của Chúa Giê-su không phải là đau khổ, mà là tình yêu chiến thắng khổ đau. Nếu
ta muốn nói đến chữ “thánh giá”, thì thiết nghĩ, thánh giá đúng nghĩa nhất là Thánh Giá của Chúa Giê-su. Một Thánh giá được biến đổi từ thập giá. Nói
cách khác, trong hàng ngàn cây thập giá được dựng lên để đóng đinh tử tội, thì chỉ có một cây thập giá đã biến thành cây Thánh giá, đó là thập giá của
Chúa Giê-su. Chính tình yêu Thiên Chúa muốn liên lụy với con người đến cùng, mới biến cây thập giá thành cây Thánh giá. Như vậy, Thánh giá ấy là
kết quả của tình yêu, chứ không phải là giá trị của khổ đau, hay là kết quả của sự dữ.

Vậy đâu là ý nghĩa của sự đau khổ? Chúa nói “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 16,24). Qua đó Chúa
muốn mời gọi ta đi vào lộ trình dấn thân theo gương Chúa, để ta sẵn sàng liên lụy với anh chị em mình, đến mức không ngần ngại chia sẻ, hay gánh
đau khổ thay cho họ. Cũng có thể nói, khi ta đau khổ, thì chính Chúa cũng đồng hành bên ta, giúp ta vượt qua khổ đau. Ý nghĩa này hoàn toàn khác với
ý nghĩa mà người ta vẫn sử dụng để chỉ các “đau khổ là do Chúa”, như đã trình bày ở trên.

Đau khổ mà ta đang mang trong mình là những thách đố có tính thanh luyện, giúp ta lớn lên trong tương quan với Thiên Chúa và với anh chị em mình.
Đau khổ ấy có thể gây đổ vỡ trong tâm hồn, thậm chí là rất đau đớn, vì thanh luyện thường đòi hỏi cắt tỉa, từ bỏ và hy sinh. Nhưng chắc chắn một điều,
đau khổ không thể gây nguy hại cho con người (x.G 1,12). Vì thế, ta phải hết sức phân định khi gặp đau khổ, phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi áp
dụng ý nghĩa của sự đau khổ, vì các biến cố khổ đau thường không đơn giản như ta nghĩ. Đau khổ là một mầu nhiệm. Ai quảng đại đón nhận và sống
mầu nhiệm đớn đau ấy thì mới lãnh nhận được mối phúc thứ ba của Chúa: “Phúc thay ai đau khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an” (Mt 5,5).

Kết luận:

Đau khổ không phải do Chúa, vì Chúa là Tình Yêu (1Ga 4,16). Vì là Tình Yêu, nên Chúa sẵn sàng chung chia hết mọi đau khổ với con người,
và tận tâm giúp con người thánh hóa những khổ đau ấy. Vậy thì đau khổ của tôi hôm nay, tôi sẽ bán cho ai, và ai dám mua? Thưa, chỉ có một Thiên
Chúa là Đấng yêu thương tôi. Ngài có đủ quyền năng, quảng đại và sẵn sàng “mua hết” mọi đau khổ của tôi bằng giá máu ân phúc của Ngài (x.Dt 4,15-
16). Đó chính là niềm tin và hy vọng của tôi. Lạy Chúa, con tín thác vào Chúa.