18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 24)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 23)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 17)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 21)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 34)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 37)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 30)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN, NĂM A Kính trọng thể CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM THÁNH AN-RÊ TRẦN AN DŨNG LẠC VÀ CÁC BẠN, TỬ ĐẠO. lễ trọng SỐNG LỜI CHÚA GOSPEL : LK 9:23-26

15 Tháng Mười Một 20205:15 SA(Xem: 735)

tudao3LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN, NĂM A

Kính trọng thể CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM THÁNH AN-RÊ TRẦN AN DŨNG LẠC VÀ CÁC BẠN, TỬ ĐẠO. lễ trọng

SỐNG LỜI CHÚA

GOSPEL : LK 9:23-26

Then he said to all, “If anyone wishes to come after me, he must deny himself and take up his cross daily[a] and follow me. 24 For whoever wishes to save his life will lose it, but whoever loses his life for my sake will save it. 25 What profit is there for one to gain the whole world yet lose or forfeit himself? 26 Whoever is ashamed of me and of my words, the Son of Man will be ashamed of when he comes in his glory and in the glory of the Father and of the holy angels.

TIN MỪNG : Lc 9,23-26

Ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

23 Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người rằng : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. 24 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. 25 Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì ? 26 Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.”

SUY NIỆM-BỎ MÌNH VÁC THẬP GIÁ

Trong buổi đi đàng Thánh Giá với Giới Trẻ Thế Giới tại bãi biển Copacabana, Brasil, ngày 26/07/2013, Đức Thánh cha Phanxicô nói: “Không ai có thể tiếp cận và chạm vào Thánh Giá Chúa Giêsu mà không để lại một cái gì đó của chính họ dưới chân Thánh Giá, và không mang lấy một cái gì đó của Thánh Giá Chúa Giêsu vào cuộc sống riêng của mình”.

Để làm môn đệ Đức Giêsu, chúng ta đã biết điều kiện cần thiết là “phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày”. “Thập giá mình” tượng trưng cho những trách nhiệm, những gian nan, khốn khó trong cuộc sống của mỗi người. Chẳng ai tránh khỏi được những điều đó. Vì thế, để gánh vác được “thập giá mình”, chúng ta cần từ bỏ cái tôi ích kỷ và hèn yếu của mình.

Thật vậy, khi xưa, để làm chứng cho Đức Giêsu, các thánh tử đạo Việt Nam đã sẵn sàng chịu mọi đau khổ, nhục hình, thậm chí cả hy sinh mạng sống của mình.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin ban thêm ơn đức tin cho chúng con để chúng con luôn sẵn sàng làm chứng cho Chúa theo mẫu gương của các thánh tử đạo. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO-Hiệp thông các thánh (communio sanctorum)


Thuật ngữ communio sanctorum đã được đưa vào “Tín biểu các thánh tông đồ”, và dịch sang tiếng Việt là “các thánh thông công”. Trong việc giải thích tín điều này, các tác giả cổ điển nói sự thông hiệp giữa ba “tình trạng của Giáo hội” (tres status Ecclesiae): Giáo hội chiến đấu, Giáo hội đau khổ, Giáo hội khải hoàn. Công đồng Vaticanô II (LG 48) đã đổi danh xưng thành “Giáo hội lữ hành – thanh luyện – hiển vinh”. Đây không phải là ba Giáo hội nhưng là ba chặng của một Giáo hội duy nhất, với Chúa Kitô là nguyên thủ. Cả ba đều chung một niềm mong đợi, đó là sự quang lâm của Chúa Kitô. Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo (số 954) viết như sau (trích lại LG 49):


Ba tình trạng của Hội Thánh. “Cho tới khi Chúa ngự đến trong sự uy nghi của Người, có tất cả các Thiên thần với Người, và khi sự chết đã bị hủy diệt, mọi sự đều quy phục Người, thì trong số các môn đệ của Chúa, có những người đang tiếp tục cuộc lữ hành trên trần thế, có những người đã hoàn tất cuộc sống đời này và đang được thanh luyện, lại có những người đã được hiển vinh, đang chiêm ngưỡng ‘cách tỏ tường chính Thiên Chúa Tam Vị Nhất Thể, như Ngài là… Tuy nhiên, tất cả chúng ta, theo mức độ và cách thức khác nhau, đều hiệp thông trong cùng một đức mến đối với Thiên Chúa và đối với người lân cận, và cùng hát lên bài ca chúc tụng vinh quang Thiên Chúa chúng ta. Thật vậy, tất cả những ai thuộc về Đức Kitô, có Thần Khí của Người, đều họp thành một Hội Thánh duy nhất và liên kết với nhau trong Người”.


Chúng ta có thể mô tả đặc điểm của mỗi trạng thái như thế này:


1/ Giáo hội thanh luyện chia sẻ vài điều kiện chung với Giáo hội lữ hành và Giáo hội hiển vinh: sự kết hợp với Chúa Kitô bằng đức tin và đức mến; niềm hy vọng chắc chắn sẽ đạt được hạnh phúc vĩnh cửu. Tuy nhiên, Giáo hội thanh luyện không còn các bí tích và cơ cấu phẩm trật nữa.


2/ Giáo hội lữ hành hướng đến Giáo hội trên trời. Giáo hội lữ hành đã hưởng phần nào những phúc lộc cánh chung, nhưng còn trong tình trạng khởi đầu và trông mong sự viên mãn. Đây là giai đoạn của đức tin, chứ chưa phải của vinh quang, vì thế thánh Tôma đặt tên là congregatio fidelium (cộng đoàn những kẻ có đức tin, đang trên đường lữ hành viatores; khác với các phúc nhân được gọi là comprehensores, những người chiêm ngưỡng Chúa nhãn tiền). Họ sống trong chế độ của đức tin và các bí tích. Trước đây trạng thái này được gọi là giáo hội “chiến đấu”, bởi vì họ phải nỗ lực cộng tác với ơn Chúa, tỉnh thức cầu nguyện đang khi mong đợi Chúa quang lâm. Họ phải hoán cải và canh tân liên lỉ


3/ Giáo hội hiển vinh cũng được gọi là Giáo hội “quê nhà” (in patria), nghĩa là đã đến nhà (so sánh với người đi đường). Các thiên sứ cũng được thánh Tôma Aquinô kể vào số thành phần của Giáo hội này. Đặc trưng của Giáo hội này là họ đã thực hiện hoàn toàn sự kết hợp với Chúa Kitô. So với giai đoạn trước đây, điều mới mẻ là họ không cần đến đức tin và các bí tích nữa (x. Kh 21,9tt). Tuy nhiên, dưới một mặt khác, họ vẫn chưa được thành tựu hoàn toàn, bởi vì họ vẫn còn “trông đợi” ngày được chia sẻ vinh quang hoàn toàn như Chúa Kitô, nghĩa là với thân xác phục sinh, cũng như sự thông hiệp trọn vẹn với toàn thân thẻ Người là tất cả mọi anh chị em (x. Rm 8,23).


Sự thông hiệp giữa ba “trạng thái” của Hội thánh được gọi là communio sanctorum. Tuy nhiên thuật ngữ này được hiểu theo hai nghĩa, tùy theo từ sanctorum được hiểu nghĩa đối thể (sancta) hay là nghĩa chủ thể (sancti).


1/ Nghĩa đối thể (những sự thánh) áp dụng cách riêng cho Giáo hội lữ hành, nghĩa là các phần tử thông dự vào các bí tích, đặc biệt là Thánh Thể.


2/ Nghĩa chủ thể (những người thánh)[1]. Sự hiệp thông được hiểu về sự chia sẻ giữa các tín hữu, trên trời hay dưới thế, về sự nâng đỡ, cầu nguyện, đền tội. Điều này có thể giải thích theo nhiều chiều hướng:


a. Giữa lòng Giáo hội lữ hành. Các giáo phụ đề cập đến sự chia sẻ giữa các tín hữu về các ơn huệ (thánh sủng cũng như đặc sủng). Thông điệp Mystici corporis nêu bật rằng tất cả những gì tốt lành (cầu nguyện, hy sinh) mà một người thực hiện đều giúp ích cho người khác.


b. Giữa Giáo hội lữ hành và Giáo hội thanh luyện. Các linh hồn đang thanh luyện có thể nhận được sự trợ giúp của các thánh nhân cũng như các tín hữu còn lữ hành. Các linh hồn đang thanh luyện có thể chuyển cầu cho các tín hữu lữ hành không? Đây là vấn đề còn tranh cãi. Nhiều người cho rằng các linh hồn có thể cầu nguyện cho chúng ta. Nhưng thánh Tôma Aquinô nghĩ ngược lại: Các linh hồn còn phải thanh luyện chưa nhìn thấy nhan Chúa, vì thế họ không thể biết lời van nài của chúng ta.[2] Dĩ nhiên, khi nào lên thiên đàng, họ sẽ không quên ơn chúng ta đâu. Vì không muốn giải quyết cuộc tranh luận thần học vừa nói, nên khi ban hành Hiến chế tín lý về Hội thánh, công đồng Vaticanô II đã cắt bỏ một câu nằm trong các lược đồ dự thảo tương đương với số 50a: “Giáo hội lữ hành hết lòng kính nhớ những người đã chết, và đối lại, nhờ họ cầu nguyện cho mình (atque vicissim se orationibus eorum sedulo commendando)”[3]


c. Giữa Giáo hội lữ hành và Giáo hội vinh quang. Các thánh trên trời cộng tác vào sứ vụ của Giáo hội lữ hành nhờ lời chuyển cầu cũng như nhờ gương tốt.

Sự hiệp thông giữa ba tình trạng của Giáo hội diễn ra cách đặc biệt trong buổi cử hành phụng vụ, cách riêng là Thánh Lễ.


Tóm lại, communio sanctorum bao hàm ba khía cạnh:


1/ Sự thông hiệp trong những “sự thánh”, những phương tiện giúp nên thánh (đức tin, cậy, mến và các ơn huệ Thánh Linh).


2/ Thông hiệp giữa “các thánh” với nhau: Giáo hội là một gia đình. Gia đình này có thể được hiểu:


a) Giữa các phần tử của Giáo hội lữ hành: chia sẻ một niềm tin, một niềm hy vọng, một sức sống, các bí tích … họ họp thành một thân thể của Chúa Kitô, một gia đình của Thiên Chúa.


b) Giữa các phần tử của ba “trạng thái” của Giáo hội (lữ hành, thanh luyện, vinh quang), chia sẻ những công trạng, lời cầu nguyện.

Như đã nói trên, Đức Maria và các thiên thần cũng họp thành “Giáo hội vinh quang”. Như vậy, communio sanctorum diễn tả rất trọn vẹn khía cạnh hiệp thông của Giáo hội, bao gồm cả chiều ngang lẫn chiều dọc.

Xem thêm Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo ở các số 946-959.

———

[1] Các “thánh” là những ai? Trong Tân ước, các thánh ám chỉ các Kitô hữu (x. Cv 9,13.32.41; 26,10.18; 1Cr 1,2; 6,1-2; 14,33, Ep 1,15 …): Họ được thánh hoá nhờ bí tích Thánh tẩy (x. Ep 5,26), họ trở nên phần tử của Đức Kitô và đền thờ của Chúa Thánh Thần. Dần dần (cách riêng từ thế kỷ IV, với những cuộc trở lại đạo cách ồ ạt), các Kitô hữu mất dần ý thức về yêu sách nên thánh của mình, và các “thánh” được hiểu là các phúc nhân trên trời.


[2] X. Summa theologica II-II, q. 83, a. 4, ad 3m; a. 11. ad 3m.


[3] Modi ad c. 7 De Ecclesia ad n. 50, modus 44: Acta Synodalia vol. III/8, tr. 145: “Ne dirimi videretur quaestio disputata de imploranda intercessione”.


Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.