26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 25)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 50)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 58)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 51)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 64)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 72)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 65)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...
21 Tháng Ba 202411:39 SA(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Khi Chúa hiện ra với bà nha sĩ Gloria Polothì Chúa Kito đã giải thích về chương trình của Chúa dành cho mỗi gia đình như sau: "Mỗi khi một trẻ thơ được thụ thai trong cung lòng người mẹ thì các thiên thần nhẩy múa trên Thiên Đàng trước một tạo vật mới này." Bằng việc bảo vệ sự sống, chúng ta bắt chước...
21 Tháng Ba 202411:10 SA(Xem: 56)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Một nhà thần bí nổi tiếng là Sr. Natalia Magdolna (1901-1992) có mối liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Maria. Vì thế mà Mẹ luôn đến thăm viếng và nsoi chuyện với bà. Đức Mẹ còn tiết lộ cho bà biết về những gì sẽ xẩy đến cho thời đại mà chúng ta đang sống.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ TƯ TUẦN II MÙA VỌNG SỐNG LỜI CHÚA

08 Tháng Mười Hai 20208:56 CH(Xem: 549)

12-7ssLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ TƯ TUẦN II MÙA VỌNG

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Is 40,25-31

Chúa toàn năng ban sức mạnh cho ai mệt mỏi.

Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.

25 Đức Chúa phán :

Các ngươi so sánh Ta với ai, để Ta phải ngang hàng với nó ?
26Hãy đưa mắt lên cao mà nhìn : Ai đã sáng tạo những vật đó ?
Đấng tung ra toàn bộ đạo binh các tinh tú,
Người gọi đích danh từng ngôi một,
khiến không thiếu vắng một ngôi nào.

27Hỡi Gia-cóp, sao ngươi nói, hỡi Ít-ra-en, sao ngươi bảo :
“Đường tôi đi, Đức Chúa không nhìn thấy,
quyền lợi của tôi, Thiên Chúa chẳng đoái hoài ?”

28Ngươi chẳng biết, chẳng nghe thấy sao ?
Đức Chúa là Thiên Chúa vĩnh cửu,
là Đấng sáng tạo toàn cõi đất.
Người không mệt mỏi, chẳng nhọc nhằn,
trí thông minh của Người khôn dò thấu.

29Người ban sức mạnh cho ai mệt mỏi,
kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng.
30Thanh niên thì mệt mỏi, nhọc nhằn,
trai tráng cũng ngả nghiêng, lảo đảo.

31Nhưng những người cậy trông Đức Chúa
thì được thêm sức mạnh.
Như thể chim bằng, họ tung cánh.
Họ chạy hoài mà không mỏi mệt,
và đi mãi mà chẳng chùn chân.

Đáp ca : Tv 102,1-2.3-4.8 và 10 (Đ. c.1a)

Đ. Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi.

1Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh !
2Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
chớ khá quên mọi ân huệ của Người.

Đ. Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi.

3Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi,
thương chữa lành các bệnh tật ngươi.
4Cứu ngươi khỏi chôn vùi đáy huyệt,
bao bọc ngươi bằng ân nghĩa với lượng hải hà,

Đ. Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi.

8Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,
Người chậm giận và giàu tình thương,
10Người không cứ tội ta mà xét xử,
không trả báo ta xứng với lỗi lầm.

Đ. Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi.

Tung hô Tin Mừng

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Kìa Chúa đến cứu độ dân Người ; phúc thay ai sẵn sàng nghênh đón Chúa. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Mt 11,28-30

Tất cả những ai đang vất vả, hãy đến cùng tôi.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

28 Khi ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói : “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. 29 Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. 30 Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.”

SUY NIỆM-ÁCH NHẸ NHÀNG


Ngày nay, chúng ta thấy có rất nhiều khu du lịch, khu vui chơi giải trí được mọc lên khắp nơi nhằm phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của con người sau những giờ phút mệt nhọc với công việc bộn bề.


Đức Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay, cho biết chúng ta không chỉ có nhu cầu nghỉ ngơi về thân xác, nhưng còn cần phải chú ý đến việc nghỉ ngơi cho tâm hồn. Tâm hồn của chúng ta cũng cần được nghỉ ngơi giữa những lo toan của cuộc sống, giữa những bon chen của chợ đời. Bởi thế, Đức Giêsu đã kêu mời “tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng”.


Gánh nặng của bệnh tật, của đau khổ và cả vấp ngã trong quá khứ. Gánh nặng của trách nhiệm, của yếu đuối hiện tại… Tất cả gánh nặng đó, chúng ta hãy đến với Đức Giêsu, và ta sẽ gặp được sự an bình, thanh thỏa.


(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY


Lạy Chúa Giêsu, xin cho con trở nên đơn sơ nhỏ bé, để con có thể dễ nghe tiếng Chúa nói, thấy Chúa hiện diện, hoạt động trong đời con. Xin cho con cũng biết mở lòng ra chia sẻ với những khó khăn khổ đau của anh chị em, đồng thời biết mang hạnh phúc đến cho người khác như Chúa đã đến để đem lại hạnh phúc cho con. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Kỷ niệm 40 năm khai sinh Chương trình Việt Ngữ đài Vatican

Trong những ngày này, 40 năm về trước, Chương trình Việt Ngữ đài phát thanh Vatican ở trong giai đoạn phát thử, bắt đầu từ ngày 3/11/1980, để rồi phát chính thức từ đêm ngày 31/12/1980, tức là lúc 6 giờ sáng ngày 1/1/1981 giờ Việt Nam.


Sáng kiến của Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn


Đây là một điểm tới trong tiến trình “thai nghén” dài hơn 4 tháng. Thực vậy ngày 27/7/1979, Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn (1921-1990), Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội, đã gửi thư lên Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 bày tỏ mong ước được thấy chương trình tiếng Việt được thành lập tại Đài Phát Thanh Vatican. Trong thư có đoạn Đức Hồng Y viết: “Giáo dân Việt Nam rất mong được nghe tiếng nói Đức Giáo Hoàng một cách trực tiếp và tiếp nhận mau chóng các tin tức từ lòng thủ đô Giáo Hội. Việc mở chương trình Việt Ngữ tại Đài Vatican sẽ đáp ứng nhu cầu của Giáo Hội Việt Nam mong được nâng đỡ và được liên kết với các cộng đoàn Công Giáo tại các nơi khác. Ngoài ra, chương trình Việt Ngữ Vatican sẽ bổ túc, củng cố các buổi phát của chương trình Việt Ngữ của Đài Chân Lý Á châu cũng như dự phòng một khi đài Chân lý không còn hoạt động được nữa.”


Vào thời điểm ấy, đảng cộng sản hoạt động mạnh tại Philippines, nên Đức Hồng Y Hà Nội sợ rằng nếu cộng sản lên nắm chính quyền tại Phi thì đài Phát thanh Công Giáo Chân Lý Á Châu sẽ không còn nữa.


Can thiệp của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2


Theo lời kể của Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ (1918-2002), Bí thư riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2, sau khi nhận được thư của Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn, Đức Thánh Cha đã yêu cầu các giới hữu trách của Đài cũng như Phủ Thống Đốc quốc gia thành Vatican xúc tiến việc thành lập Ban Việt Ngữ. Khi các vị này thưa với Đức Thánh Cha là không có phương tiện tài chánh để mở thêm một Ban phát thanh như vậy, thì Đức Thánh Cha truyền rằng “nếu không có tiền thì phải kiếm ra tiền để mở thêm ban Việt Ngữ”.


Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 cũng đã từng có kinh nghiệm trong vấn đề này. Khi còn là Hồng y Tổng Giám Mục Cracovia, ngài viết thư cho cha Tổng giám đốc đài đề nghị trực tiếp thánh lễ bằng tiếng Ba Lan và không được trả lời. Sau khi ngài lên làm Giáo Hoàng, thì chỉ trong thời gian ngắn, đài Vatican đã phát thanh các thánh lễ bằng tiếng Ba Lan.


Cha Sesto Quercetti SJ, vị tiên phong


Thế là công việc thành lập Ban Việt Ngữ Vatican được tiến hành. Trước tiên là vấn đề nhân sự, nhất là tìm ra người trưởng ban. Các Bề trên dòng Tên nghĩ đến cha Sesto Quercetti, có tên Việt là Hoàng Văn Lục, cựu thừa sai và từng là Bề trên dòng Tên tại Việt Nam trong 14 năm, sau đó Cha bị Nhà Nước mới ở Việt Nam trục xuất năm 1976, giống như nhiều thừa sai khác. Cha Lục sang học tiếng Hoa tại Đài Loan, và lúc ấy đang chuẩn bị bắt tay vào việc mới ở trung tâm truyền hình Quang Khải (Guangqi, Kuang-chi) thì được Bề trên gọi về Roma đề xúc tiến việc lập Ban Việt Ngữ.


Cha Hoàng Văn Lục mời được một số cộng tác viên đầu tiên cho ban, gồm Cha Giuse Hoàng Minh Thắng, và chị Ngô Thị Mai Anh, lúc đó còn là một nữ sinh chưa theo Công Giáo. Hai người làm việc 3 giờ mỗi ngày, và sau đó dần dần tăng thêm với thời gian.


Kinh phí khiêm nhượng


Kinh phí dự trù mỗi năm cho Ban Việt Ngữ Vatican lúc bấy giờ thật là “khiêm nhượng” chỉ có 17.576.000 Lire, tương đương với 8.788 Euro theo thời giá ngày nay, gồm 13 tháng lương cho một trưởng ban, một phụ tá, và một nhân viên, với tiền cho các cộng sự viên ngoài gồm 15 xướng ngôn viên mỗi tháng, mỗi lần đọc là 3.500 Lire, và 10 tác giả, mỗi bài 10 ngàn Lire! Và sau đó các cộng tác viên bên ngoài của ban cũng gia tăng.

Chương trình ban đầu của Ban Việt Ngữ hồi đó chỉ dài 23 phút, với một lần lập lại vào chiều tối giờ Việt Nam.


Thay đổi nhân sự


2 năm sau khi thành lập Ban Việt Ngữ Vatican, Cha Sesto Hoàng Văn Lục lên làm Phó Giám đốc các chương trình, và ngày 18/11/1982, Cha Nguyễn Thế Minh S.J, đã hoàn tất tiến sĩ thần học tu đức ở Đại học Gregoriana, nhưng không về Việt Nam được, nên được bổ nhiệm làm trưởng ban Việt Ngữ Vatican thay thế cha Lục. Sau đó, Ban Việt Ngữ có thêm Sr. Jean Berchmans Trần Thị Minh Nguyệt, dòng Đức Mẹ Khiết Tâm, Bình Cang.

Ngày 2/4/1983, chị Mai Anh chịu phép rửa tội trong đêm vọng Phục Sinh, do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 chủ sự.

Ngày 6/5/1985 Cha Trần Đức Anh, OP. bắt đầu cộng tác trọn thời gian cho ban Việt Ngữ với nhiệm vụ phó trưởng ban. 1 tháng sau, ngày 7/6/1985, Cha Nguyễn Thế Minh chính thức từ giã Ban Việt Ngữ để nhận sứ vụ khác và Cha Trần Đức Anh được bổ nhiệm thay thế.

Sau đó, chương trình Việt Ngữ tăng gấp đôi thời gian phát mỗi ngày từ 23 phút lên 42 phút, vào lúc 6 giờ 15 phút sáng giờ Việt Nam và với một lần lập lại lúc 8 giờ 15 phút tối giờ Việt Nam. Mục đích là để đáp ứng nhu cầu của thính giả ở Việt Nam, hồi đó còn ở trong tình trạng khó khăn, ít được cởi mở với thế giới bên ngoài.

Nội dung chương trình

Nội dung mỗi chương trình thường gồm có một bản tin tôn giáo 11 phút, một bài Sinh Hoạt Giáo Hội hoàn vũ dài tương tự về các hoạt động của Đức Thánh Cha, Tòa Thánh và các Giáo Hội địa phương. Sau đó là mục Gương Chứng Nhân, phần học hỏi qua các tiết mục như Về Nguồn, Đức Tin Trong Đời, Thần học Kinh Thánh, và các tiết mục khác tùy theo ngày (câu chuyện trong tuần, thánh ca, bình luận, cầu nguyện cuối tuần, xã hội tuần qua, giải đáp thắc mắc, suy niệm Lời Chúa.

Số cộng sự viên của Ban Việt Ngữ gồm 4 người làm trọn giờ và 5 cộng tác viên thường xuyên, tổng cộng 9 người, trong đó có 1 giáo dân, 3 nữ tu và 5 linh mục.

Đóng góp cụ thể cho Giáo Hội tại Việt Nam

Tiết mục Tìm Hiểu Thánh Kinh do Cha Giuse Hoàng Minh Thắng phụ trách. Các bài này cũng được phổ biến sau đó, in thành tài liệu tại Việt Nam. Đặc biệt, các bài do cha Giuse Phan Tấn Thành O.P, giáo sư và khoa trưởng thần học tại Đại học Angelicum, phụ trách, cũng được phổ biến sau đó tại Việt Nam với bộ sách 6 cuốn tìm hiểu giáo luật và hơn 10 cuốn về “Đời Sống Tâm Linh”, là những trợ giúp hữu ích cho các chủng sinh và tu sinh trong thời kỳ Giáo Hội còn gặp nhiều khó khăn tại Việt Nam.

Đặc biệt lễ tôn phong 117 thánh tử đạo Việt Nam, ngày 19/6/1988, Ban Việt Ngữ Vatican cùng với Ban Việt Ngữ Đài Chân Lý Á châu, đã liên kết trực tiếp truyền thanh biến cố lịch sử này, giữa lúc Nhà Nước Việt Nam bấy giờ mạnh mẽ chống lại Lễ Phong Thánh này. Buổi trực tiếp đó là nguồn duy nhất để các tín hữu Công giáo Việt Nam có thể trực tiếp theo dõi đại lễ.

Tuy “sinh sau đẻ muộn” trong số 40 ban của Đài, nhưng Chương trình Việt Ngữ Vatican cũng đã hai lần được tuyên dương trước toàn Đài. Chẳng hạn ngày 29/9/1999, trong lễ Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel, bổn mạng Đài Vatican, trước sự hiện diện của Đức Hồng Y Achille Silvestrini, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, cha F. Lombardi SJ, giám đốc các chương trình Đài Vatican, đã ca ngợi Ban Việt Ngữ “dùng đài phát thanh để luôn giữ sinh động niềm tin và hy vọng của một Giáo Hội bị bách hại, ngày qua ngày, trong bao nhiêu năm qua, bằng cách thông tin, linh hoạt, giáo huấn không ngừng, luôn chú ý khi nào cần phải nói một cách thẳng thắng, can đảm, khi nào cần nói thận trọng”.

Lm. Giuse Trần Đức Anh, OP. - https://www.vaticannews.vn