28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 15)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 16)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 13)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 34)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 61)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 53)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 71)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA, NĂM B SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mc 1,7-11

09 Tháng Giêng 20217:25 CH(Xem: 806)

baptismLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA, NĂM B
SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Mc 1,7-11

Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

7 Khi ấy, ông Gio-an rao giảng rằng : “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. 8 Tôi thì tôi đã làm phép rửa cho anh em bằng nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần.”

9 Hồi ấy, Đức Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan. 10 Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên Người. 11 Lại có tiếng từ trời phán : “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.”

SUY NIỆM-ĐƯỢC LÀM CON CHÚA

Ngày 28/9/2019, Đức Hồng y Luis Antonio G. Tagle – Tổng Giám mục Giáo phận Manila, Philippines - đã cử hành Thánh lễ Rửa Tội cho 450 trẻ em đường phố, tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Trong bài giảng, ngài đã nhấn mạnh: “Bí tích Thánh Tẩy là một ‘ân sủng’ vô giá từ Thiên Chúa. Và vì đây là một ân sủng, cho nên điều này phải được ban phát đến cho tất cả mọi người”.

Khởi đầu sứ vụ rao giảng công khai, Đức Giêsu đã khiêm hạ đến xin ông Gioan làm phép rửa trên dòng sông Giođan. Biến cố này gợi lên cho chúng ta một ý nghĩa sâu sắc về mầu nhiệm Nhập Thể. Con Thiên Chúa đã thực sự làm người và trọn vẹn bước vào trong dòng lịch sử nhân loại. Người lặng lẽ hòa vào đoàn người tội lỗi, chấp nhận đồng hóa mình với thân phận nghèo hèn, yếu đuối của con người. Người hoàn toàn vô tội đã tự nguyện mang lấy tội lỗi của chúng ta để thánh hiến và ban sự sống mới cho chúng ta. Nhờ đó, chúng ta cũng được phúc làm con và đồng thừa tự với Người. Trên dòng sông Giođan, Thiên Chúa Ba Ngôi vén bức màn tỏ mình cho nhân loại. Đức Giêsu đã được Chúa Cha chứng thực là “Người Con Yêu Dấu” và được Chúa Thánh Thần tấn phong để ra đi thực thi sứ mạng cứu độ nhân loại.

Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta về hồng ân đức tin đã được lãnh nhận và mời gọi mỗi người kiểm điểm lại đời sống đạo của mình. Bí tích Thánh Tẩy đánh dấu sự khởi đầu mới của đời sống Kitô hữu. Khởi đầu trong ân sủng tái sinh làm con cái Chúa, khởi đầu trong hành trình đức tin và sứ vụ. Liệu chúng ta đã quyết tâm để sống xứng đáng là “những người con yêu dấu” của Chúa? Được rửa tội để được sai đi, chúng ta có luôn ý thức trách nhiệm của mình là tiếp tục sứ mạng của Chúa Kitô, loan báo Tin Mừng và làm cho muôn dân trở thành môn đệ?

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết sống khiêm hạ và luôn tìm cách làm đẹp lòng Chúa để cũng được gọi là những người con yêu dấu của Ngài. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Kinh “Te Deum” có ý nghĩa gì?

Hằng năm vào ngày 31 tháng chạp dương lịch, Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ tạ ơn và hát kinh “Te Deum”. Kinh Te Deum là gì? Tại sao lại hát vào dịp tạ ơn Chúa?

“Te Deum” là hai tiếng đầu của một bài thánh thi. Nếu muốn trích cho trọn câu, thì phải nói “Te Deum laudamus”: Chúng con ngợi khen Chúa. Thực ra phụng vụ không phải chỉ hát bài ca này mỗi năm một lần vào dịp tất niên đâu! Nếu ai thường xuyên tham dự phụng vụ Giờ kinh thì sẽ có dịp đọc thánh thi này vào giờ Kinh Sách các Chúa nhật ngoài mùa chay cũng như vào các lề trọng và lễ kính. Vì vậy mà thánh ca đó cũng đã được dịch ra Việt ngữ, trong sách “Giờ kinh Phụng vụ”. Duy có điều đáng lưu ý là nếu mở cuốn “Giờ kinh Phụng vụ”, tại phần chung Kinh sách, thì chúng ta có thể thấy ghi chú là những câu cuối có thể bỏ; vì thế mà trong tờ phụ trương in rời, không có những câu đó.

Tại sao lại bỏ những câu cuối đi? Có phải vì muốn tiết kiệm thời giờ không?

Phải thú nhận rằng kinh Te Deum khá dài, và nếu hát thì cũng mất thời giờ không ít. Tuy nhiên, lý do mà từ khi cải tổ sách nguyện sau công đồng Vaticanô II, phụng vụ cho phép bỏ những câu cuối cùng không phải là tại vì muốn tiết kiệm thời giờ nhưng vì thấy chúng không ăn khớp với văn mạch của toàn thể thánh thi. Không biết chị đã bao giờ đọc thánh thi này chưa, nhưng dù sao tôi muốn lợi dụng cơ hội này để trình bày và phân tích nội dung của nó cho cả những người đã đọc hay hát nhiều lần song không lưu tâm tới ý nghĩa của nó. Thánh thi này gồm có hai phần chính.

Phần thứ nhất là một bài tán tụng lên Thiên Chúa Cha và kết thúc với lời chúc tụng Ba ngôi Thiên Chúa.

Phần thứ hai được dành riêng để chúc tụng đức Kitô. Chúng ta hãy mở thánh thi theo bản dịch Việt ngữ để theo dõi tư tưởng. Thánh thi bắt đầu với lời tán tụng dâng lên Thiên Chúa Cha với những lời như sau: “Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng, tuyên xưng Ngài là Đức Chúa” (Như đã nói trên đây, chính những lời đầu tiên đã đặt tên cho toàn bài thánh thi, trong nguyên bản La-tinh là: Te Deum laudamus, te Dominum confitemur). Những lời chúc tụng tiếp đó mang cung giọng của Kinh Tiền tụng trong Thánh lễ, hợp xướng với các thiên thần, các tông đồ, các ngôn sứ, các vị tử đạo. Xin đọc tiếp nguyên văn như sau: “Chúa là Cha, Đấng trường tồn vạn đại, / hoàn vũ này kính cẩn suy tôn. Trước nhan Chúa, các tổng thần phủ phục,/ mọi thiên thần và đạo binh thiên quốc đều cảm tạ và cung chúc tôn thờ,/ chẳng khi ngừng vang dậy tiếng tung hô: Thánh! Thánh! Chí thánh! Chúa Tể càn khôn là Đấng Thánh! Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa uy linh. Bậc Tông đồ đồng thanh ca ngợi Chúa, / Bao vị ngôn sứ tán tụng Ngài. Đoàn tử đạo quang huy hùng dũng,/ máu đào đổ ra minh chứng về Ngài,/ và trải rộng khắp nơi trần thế/ Hội thánh Ngài hoan hỉ tuyên xưng.”

Nãy giờ các lời chúc tụng đều hướng lên Chúa Cha; bây giờ trước khi kết thúc phần thứ nhất, tác giả mới hướng lên toàn thể Ba ngôi với công thức ngắn gọn như sau: “Chúa là Cha lẫm liệt uy hùng, và Con Một Ngài chí tôn chí ái, cùng Thánh Thần, Đấng an ủi yêu thương”.

Tác giả là ai vậy?

Vấn đề tác giả của bài thánh thi này là cả một câu hỏi gai góc đặt ra cho các sử gia. Tôi sẽ trở lại vấn đề đó. Tạm thời chúng ta đi tiếp theo nội dung của thánh thi. Trong phần thứ nhất, chúng ta đã thấy những lời chúc tụng dâng lên Chúa Cha, kết thúc với công thức hướng về Chúa Ba Ngôi. Phần thứ hai gồm những lời chúc tụng và khẩn nài dâng lên đức Kitô, Đấng Cứu chuộc nhân loại nhờ mầu nhiệm nhập thể, thập giá, phục sinh. Những lời ấy như sau: “Lạy Đức Kitô, Con Chúa Trời hằng sống,/ Ngài là Chúa hiển vinh/ đã chẳng nề mặc lấy xác phàm/ nơi cung lòng Trinh nữ/ hầu giải phóng nhân loại lầm than. Ngài đã ra tay chiến thắng tử thần,/ mở cửa trời cho những ai tin tưởng. Ngài hiển trị bên hữu Chúa Cha,/ ngày cuối cùng sẽ giáng lâm thẩm phán. Cúi lạy Chúa, xin phù hộ bề tôi/ Ngài cứu chuộc bằng bửu huyết tuôn tràn. Xin được hợp đoàn cùng muôn thần thánh,/ phúc miên trường vui hưởng ánh vinh quang”. Đó là hai phần chính của thánh thi, mang giọng văn tán tụng tạ ơn. Sang đến phần thứ ba thì chúng ta thấy một thể văn khác, coi như lạc đề.

Và vì thế có thể bỏ đi, như trên đây có nói, phải không?

Đúng như vậy. Phần còn lại của bài thánh thi xem ra không phải do cùng một tác giả sáng tác, mà chỉ là những câu xướng đáp rút từ các thánh vịnh. “Lạy Chúa, xin cứu độ dân Ngài, trên gia nghiệp này, giáng muôn phúc cả”. Đây là câu trích từ thánh vịnh 28 câu 9. Tiếp theo là câu 2 của Tv 145 như sau: “Ngày lại ngày, chúng con chúc tụng Chúa, và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời”. Duy có câu tiếp theo đây là không trích từ thánh vịnh: “Hôm nay, xin Ngài giữ chúng con sạch tội”. Lời nguyện này xem ra được bộc phát vào lúc ban mai (khi bắt đầu một ngày mới) tác giả xin Chúa giữ gìn suốt ngày được sạch tội, hầu sống trong ơn nghĩa Chúa. Đáp lại lời xướng đó là một câu trích từ thánh vịnh 123, câu 3: “Dủ lòng thương, lạy Chúa, xin dủ lòng thương”. Tiếp theo là hai vế rút từ thánh vịnh 33 câu 22: “Xin đổ tình thương xuống chúng con, lạy Chúa,/ như chúng con hằng trông cậy nơi Ngài”. Hai vế cuối cùng lấy từ thánh vịnh 31 câu 2: “Con trông cậy nơi Ngài, lạy Chúa,/ xin đừng để con phải tủi nhục bao giờ”.

Cha đã đọc xong thánh thi rồi, bây giờ thì xin cho biết ai là tác giả của nó?

Có một truyền thống cho rằng thánh thi này do hai thánh Ambrôxiô và Augustinô sáng tác. Sau khi Augustinô được ơn trở lại nhờ sự hướng dẫn của thánh Ambrôxiô (giám mục Milanô) và lãnh bí tích rửa tội, thì hai cha con cảm hứng cất lên bài ca tạ ơn: người này xướng và người kia hoạ. Tuy nhiên theo các sử gia, đó chỉ là một huyền thoại ra đời vào thế kỷ XI, chứ những tường thuật đương thời về biến cố trở lại của Augustinô không hề nói tới chuyện đó. Hơn thế nữa, các thủ bản cổ điển của thánh thi quy gán cho những tác giả khác nhau. Đây là cả một vấn đề mà các học giả đang tranh luận: có người cho rằng tác giả là thánh Xiprianô (thế kỷ III), số đông hơn thì gán cho Nixêta, giám mục Rêmêsi (đầu thế kỷ V). Có người thì cho rằng bài thánh thi này do nhiều người soạn, theo nghĩa là có lẽ lúc đầu chỉ có lời chúc tụng ở phần thứ nhất, rồi sau đó mới thêm phần thứ hai. Còn phần thứ ba, thì như đã nói, hoàn toàn lạc đề, bởi vì gồm những câu xướng đáp rút từ các thánh vịnh.

Tại sao lại hát thánh thi này vào dịp tạ ơn tất niên?

Chúng ta không biết chắc chắn ai là tác giả của thánh thi này; bởi đó chúng ta cũng chẳng biết chủ đích của nó, nghĩa là: viết cho ai? để làm gì? Chúng ta chỉ có thể theo dõi tập tục của Giáo hội đã sử dụng thánh thi này vào những cơ hội nào mà thôi. Trên đây tôi đã nói là phụng vụ không phải chỉ hát mỗi năm một lần vào dịp tất niên. Đối với những ai không quen thuộc với đời sống phụng vụ, thì họ được nghe hát bài Te Deum vào những dịp tạ ơn long trọng. Có lẽ tục lệ này bắt nguồn từ truyền thuyết cho rằng thánh thi này do hai thánh Ambrôxiô và Augustinô sáng tác để tạ ơn Chúa sau khi Augustinô được ơn trở lại. Theo các sử gia, tục lệ hát kinh này vào dịp tạ ơn tương đối hơi muộn, nghĩa là khoảng thế kỷ VIII: thánh thi Te Deum được hát vào dịp tấn phong giám mục, viện phụ hay là lễ đăng quang các vua, để chúc tụng ngợi khen Chúa luôn luôn dìu dắt dân của Ngài. Tuy nhiên, thánh thi đã được du nhập vào phụng vụ sớm hơn, qua một cửa ngõ khác. Nhiều bộ luật của các đan sĩ, trong đó có cả luật của thánh Biển-đức (526), đã buộc hát kinh Te Deum vào kinh đêm (Matutinum) các ngày Chúa nhật.

Đăc biệt là các quy luật phụng vụ cổ thời đã gắn liền hai kinh Te Deum với kinh Gloria (tức là kinh “Vinh danh Thiên Chúa”) với nhau, nghĩa là ngày nào trong Thánh lễ có hát kinh “Gloria” thì trong kinh thần vụ cũng hát kinh “Te Deum”. Không rõ vì lý do gì mà hai thánh thi đó lại được ghép lại với nhau. Duy có điều khá rõ là bố cục của chúng rất giống nhau. Kinh Te Deum gồm có hai phần chính: phần đầu gồm những lời tôn vinh Chúa Cha; phần thứ hai là những lời chúc tụng đức Kitô. - Kinh Vinh danh cũng vậy. Sau lời ca tụng của các thiên sứ “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm”, chúng ta thấy có hai phần chính. Phần đầu là tôn vinh Chúa Cha, dưới nhiều danh hiệu: “Thiên Chúa, Vua trên trời, Cha toàn năng”; thái độ của chúng ta là “ca ngợi, chúc tụng, tôn vinh, cảm tạ”.- Kế đến, phần thứ hai hướng đến đức Kitô, cũng với nhiều danh hiệu: “Ngài là Con Một Thiên Chúa, Thiên Chúa, Chiên Thiên Chúa, Con Đức Chúa Cha, Đấng Thánh, Đấng Tối cao”. Kèm với những lời chúc tụng là ba lời khẩn nài: “xin thương xót chúng con, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn, xin thương xót chúng con”. Mãi đến khi kết thúc, chúng ta mới thấy công thức dành cho Ba Ngôi: “cùng với Chúa Thánh Thần trong vinh quang Đức Chúa Cha.Amen”. Chính bố cục gồm hai phần và nhấn mạnh đến thiên tính của đúc Kitô trong phần thứ hai, đã đưa một số học giả kết luận rằng hai thánh thi Te Deum và Vinh danh đã ra đời trong cùng bối cảnh không gian và thời gian, nghĩa là nhằm chống lại lạc giáo Ariô, chối bỏ thiên tính đức Kitô.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.