28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 21)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 24)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 20)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 41)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 57)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 62)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 54)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 71)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN VI THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mt 25,14-30

14 Tháng Hai 20212:30 CH(Xem: 703)

14-2sLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT TUẦN VI THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Mt 25,14-30

Ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

14 Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này : “Người kia sắp đi xa, gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. 15 Ông đưa cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tuỳ khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, 16 người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn, và gây lời được năm yến khác. 17 Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. 18 Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ. 19 Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ ấy đến và yêu cầu họ thanh toán sổ sách. 20 Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói : ‘Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây.’ 21 Ông chủ nói với người ấy : ‘Khá lắm ! Anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành ! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh !’ 22 Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói : ‘Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây.’ 23 Ông chủ nói với người ấy : ‘Khá lắm ! Anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành ! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh !’

24 Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói : ‘Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. 25 Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông vẫn còn nguyên đây này !’ 26 Ông chủ đáp : ‘Anh thật là tôi tớ xấu xa và biếng nhác ! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, 27 thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ ! 28 Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. 29 Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa ; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. 30 Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài : ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng’.”

SUY NIỆM-ĐỘNG LÒNG THƯƠNG

Mẹ Teresa lập quỹ giúp người phong ở Calcutta. Những thùng tiền quyên góp của Mẹ mang dòng chữ:

“Hãy chạm đến một người phong bằng lòng trắc ẩn của bạn”.

Theo luật của người Do Thái, những người mắc bệnh phong phải cách ly với xã hội, đi đâu người ấy cũng phải la to “ô uế! ô uế!” để người khác biết mà tránh xa. Tuy nhiên, người phong, trong bài Tin Mừng hôm nay, đã vượt qua những rào cản của xã hội để chạy đến với Đức Giêsu, xin Người chữa lành. Anh ta quỳ xuống và van xin: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”. Lời van xin của anh thể hiện một niềm tin đơn sơ và phó thác hoàn toàn vào ý muốn của Chúa, vì anh tin rằng một Thiên Chúa tốt lành thì không thể nào không mong muốn những điều tốt lành cho con cái của mình.

Quả thật, Đức Giêsu đã chạnh lòng thương khi thấy niềm tin chân thành của anh. Trước hết, Người động lòng thương, thứ đến, Người giơ tay đụng vào, sau cùng Người cho anh được sạch. Và bệnh phong đã biến khỏi anh. Niềm vui được lành bệnh của người phong không chỉ giải thoát anh khỏi những đau khổ về mặt thể lý, mà còn giúp anh hòa nhập với cộng đồng. Niềm vui quá lớn khiến anh đi khắp nơi, loan truyền về Đấng đã chữa lành cho mình, và lời rao truyền của anh đã làm cho dân chúng từ mọi nơi kéo đến với Đức Giêsu.

Xã hội ngày nay vẫn còn nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo, cần đến sự giúp đỡ của chúng ta. Bên cạnh đó cũng còn những người bị xa tránh như người bị phong hủi ở trên, đó có thể là những người lầm đường lỡ bước. Một lúc nào đó, họ muốn hoàn lương. Điều cần thiết với họ là sự đón nhận của cộng đồng và niềm tin của mọi người.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết cảm thương với những người bệnh tật, và xin cho chúng con biết giơ tay đụng chạm đến những nỗi khổ đau của tha nhân. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

HÀNH TRÌNH TÂM LINH NHƯ ĐI TÌM TRÂU

(Tiếp hôm qua)

III. Đạo Thiền và Đạo Kitô

Đang khi mà cha Ichiro Okumura so sánh ba loạt tranh về con trâu và đối chiếu hai quan niệm Thiền và Kitô giáo về hành trình huyền bí, cha Mariano Ballester SJ[5] sử dụng một lối tiếp cận khác, đó là tìm cách chú giải 10 bức tranh của Quách Am theo tinh thần Kitô giáo.

– 1) Tìm trâu

Hành trình huyền bí khởi đầu từ ý thức về sự sai trái của mình, và ý muốn tìm về chính đạo. Quyết tâm muốn thay đổi cuộc đời là điều kiện căn bản cho sự “tái sinh” (Ga 3,7). Tuy nhiên, cần phải biết ngay từ đầu rằng hành trình này mang theo nhiều trở ngại và khó khăn. Một trong những trở ngại để bắt đầu là không biết đi theo hướng nào để tìm chân lý. Những cuộc loay hoay để định hướng dễ làm con người nản chí bỏ cuộc khi mới bắt đầu. Đối với người Kitô giáo, duy chỉ Đức Kitô mới là Đường, Sự Sống, Sự Thật. Chúng ta cần làm quen với Người bằng cách học cầu nguyện.

– 2) Vết chân trâu

Trên đường đi tìm trâu, mục đồng cầm trên tay sợi dây và cái roi, tượng trưng cho những biện pháp kỷ luật. Điều kiện cơ bản để đi theo Đức Kitô là “từ bỏ”: từ bỏ tài sản, thân nhân; cắt đứt mọi ràng buộc với thọ tạo (xc. Lc 9,57-62).

Sự từ bỏ này tạo ra tinh thần siêu thoát và đơn sơ để dễ đón nhận Lời Chúa. Sách thánh trỏ cho ta những “dấu vết” của Chúa. Nhưng nếu thiếu “thần khí” hướng dẫn thì những lời đó không mang lại lợi ích gì hết.

– 3) Tìm thấy trâu

Ta có thể ví với giai đoạn “chiếu sáng” trong ngôn ngữ thần học tâm linh Kitô giáo: linh hồn nhận được sự soi sáng của Chúa, đánh giá mọi vật dưới nhãn quan mới. Tâm trí của người tín hữu được “khai quang” nhờ Thánh Linh soi sáng (xc Ga 16,12-13).

– 4) Bắt trâu

Mục đồng phải vận dụng hết sinh lực để bắt con trâu, vừa khỏe vừa bướng. Hành trình tâm linh là một cuộc chiến đấu không ngừng. Nhờ ánh sáng đức tin, ta mới biết được điều gì đúng và điều gì sai. Sự nhận thức này đòi hỏi ta phải lựa chọn và bày tỏ lập trường, khác với tình trạng mập mờ trước đó. Việc lựa chọn và quyết định đòi hỏi ta phải chiến đấu chống lại điều sai trái.

– 5) Dẫn trâu

Mục đồng buộc dây tròng con trâu và dắt đi. Như đã nói trên đây, sợi dây và cây roi tượng trưng cho kỷ luật (khổ chế) trong hành trình tâm linh. Ở đây, có thể nói thêm về một khía cạnh khác của kỷ luật thiền đạo, đó là luyện tập sự chú ý vào giây phút hiện tại (việc mà ta đang làm, chứ không phải là trăm ngàn công việc đã làm hay toan tính sẽ làm). Phúc âm cũng mời gọi ta hãy tỉnh thức, luôn cầm đèn đợi chờ ông chủ đến bất thình lình (xc. Mt 25,14-30; Lc 12,35-38).

– 6) Cưỡi trâu

Bức tranh mô tả niềm hoan hỉ an lạc của mục đồng, ngồi trên lưng trâu vừa thổi sáo vừa ca hát. Đó là hình ảnh của niềm hân hoan do cảm nghiệm huyền bí mang lại. Phúc âm ghi lại nhiều dụ ngôn nói đến niềm vui của kẻ đã tìm được viên ngọc quý sau bao tháng ngày lặn lội (Mt 13,44), niềm vui của bà lão tìm được đồng tiền đã mất sau khi lần mò khắp cùng mọi ngóc ngách (Lc 15,9).

– 7) Thả trâu

Ở những bức tranh trên đây, mục đồng và con trâu là hai đối thể tách rời nhau. Từ bức tranh này, không còn thấy con trâu nữa. Mục đồng đã về tới nhà và an nghỉ: anh không nghĩ tới con trâu nữa. Thần học huyền bí Kitô giáo cũng nói đến “cầu nguyện an tĩnh” như là một cấp độ cao trong hành trình tâm linh. Mặt khác, an tĩnh (an bình) là một hồng ân của Thánh linh mà Chúa Kitô Phục sinh ban cho các môn đệ (xc. Ga 14,27; 20, 19-22).

– 8) Quên hết

Trong loạt các bức tranh của Quách Am, ta thấy nhiều chặng “biến”: sợi dây và cây roi biến từ hình số 6, con trâu biến từ hình số 7. Nơi bức tranh số 8, mục đồng cũng biến luôn. Giờ đây chỉ thấy một hình tròn trống trơn, tượng trưng cho “Vô”. Xem ra tận điểm của hành trình huyền bí là cái gì tiêu cực (“Không”). Tuy nhiên, theo ngôn ngữ của các nhà huyền bí, “Vô” không phải là hư vô (vô hữu), nhưng là một sự “tự hủy”, chết cho cái “ngã” của mình ngõ hầu Thiên Chúa có thể ngự trị hoàn toàn: Thiên Chúa là tất cả. Tương đương với từ “Vô”, các nhà huyền bí Kitô giáo cũng nói đến “đêm tối”, “thinh lặng” (hesychia), “vô ngôn” (apophatismus).

– 9) Về nguồn

Trước ông Quách Am, các bức tranh chấm dứt hành trình với vòng tròn. Ông Quách Am muốn thêm hai cảnh nữa, ra như tiếp nối hành trình qua những hậu quả của nó.

Bức tranh số 9 được đặt tên là “về nguồn”. Ta có thể giải thích như tình trạng “tái sinh” mà Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô (Ga 3,3), nghĩa là tình trạng trong trắng nguyên thủy, tinh thần “thơ ấu” của Phúc âm. Tinh thần thơ ấu không có nghĩa là “ấu trĩ, non nớt”, nhưng là tinh thần đơn sơ khiêm nhường.

Dĩ nhiên, sự “trở về” cũng có thể hiểu như là “hoán cải”, một tiến trình kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, thiết tưởng ở đây nên hiểu về sự “trở về” với nội tâm, (thay vì phóng ngoại), nơi mà Thiên Chúa đang hiện diện với ta, và mời ta hãy “ở lại” trong Ngài.

– 10) Ra chợ

Bức tranh thứ mười có thể xem như kết thúc của hành trình huyền bí, nhưng cũng có thể xem như mở đầu cho hành trình mới. Người được giác ngộ muốn trở lại nhân thế để giúp cho tha nhân cũng biết đường tìm chân lý. Anh ta trở lại xóm làng trong tư thái mới: anh đã được giác ngộ rồi; trạng thái này không biến anh thành một người tự cao tự đại, nhưng ngược lại, làm cho anh nên nhún nhường hơn.

Ta có thể ví anh ta như một người môn đệ của Chúa Kitô đem ánh sáng vào đời. Theo gương Thầy mình, chấp nhận đường lối “tự hủy” trong mầu nhiệm Nhập thể, người môn đệ cũng vào đời theo đường lối âm thầm chứ không tự quảng cáo ầm ĩ (xc. Lc 17,21). Theo gương của Thầy, người môn đệ đến gặp gỡ hết mọi tầng lớp: họ mang Tin mừng đến cho tất cả mọi người; nhất là họ rao giảng chân lý chứ không rao giảng chính mình. Họ muốn làm dấu chỉ cho Chúa Kitô ở giữa đời (xc. Mt 5,1). Qua cuộc sống của họ, Chúa Kitô tiếp tục hiện diện trên trần gian này cho đến tận thế (xc. Mt 28,20).

Trước khi kết luận, chúng ta đừng quên rằng mặc dù tác giả bức tranh không nói ra, nhưng trong truyền thống thiền đạo, người môn sinh luôn luôn cần đến sự hướng dẫn của một thiền sư, kể cả trong việc giải thích các bức tranh. Truyền thống Kitô giáo cũng nhìn nhận sự cần thiết của một linh hướng trong hành trình tâm linh, nhưng bên trên vị linh hướng đó còn có những vị Thầy nội tại: đó là Đức Kitô và Thánh Linh.

———

[1] Ichiro Okumura, Bouddhisme-Zen et mystique chrétienne, in : Teresianum 42 (1991) 475-510.

[2] Cha I. Okumura (op.cit., p.491-492) trưng dẫn vài giáo phụ điển hình bên Đông và bên Tây : Origène, St Grégoire de Nysse, St Ambroise, St Augustin, St Bernard, Guillaume de St Thierry.

[3] Có thiền sư không ngần ngại nói với đệ tử rằng : “Nếu anh gặp đức Phật, thì hãy giết ông đi !”. Dĩ nhiên, thiền sư không khuyến khích đệ tử giết đức Phật, nhưng là giết hình ảnh về đức Phật mà người đệ tử dựng lên trong đầu mình.

[4] Subida, lib.I, c.13 : “Para venir a gustarlo todo, no quieres tener gusto en nada. Para venir a poseerlo todo, no quieras poseer algo en nada. Para venir a serlo todo, no quieras ser algo en nada. Para venir a saberlo todo, no quieras saber algo en nada. Para venir a lo que no gustas, has de ir por donde no gustas. Para venir a lo que no sabes, has de ir por donde no sabes. Para venir a lo que no posees, has de ir por donde no posees. Para venir a lo que no eras, has de ir por donde no eres. Cuando paras en algo, dejas de arrojarte al todo. Porque para venir del todo al todo, has de negarte del todo en todo. Y cuando lo vengas del todo a tener, has de tenerlo sin nada querer. Porque si quieres tener algo en todo, no tienes puro en Dios tu tesoro”.

[5] M. Ballester, Il Cristo, il contadino e il bue. Via zen e via cristiana, Ed. Appunti di Viaggio, Roma 1997.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.