22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 27)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 33)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 52)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 41)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 48)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 51)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 43)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

TĨNH TÂM LÃNH DẤU ẤN MÁU CHÂU BÁU VÀ BÔNG HỒNG VIRGINIA THÁNG 9 NĂM 2017 (1)

28 Tháng Năm 201811:27 SA(Xem: 2805)
tgTĨNH TÂM LÃNH DẤU ẤN MÁU CHÂU BÁU VÀ BÔNG HỒNG
VIRGINIA THÁNG 9 NĂM 2017
Ghi chú: Các bài giảng này cover rất nhiều chi tiết trong các thông điệp và các sách huấn đức của Barnabas Nwoye

NGÀY THỨ NHẤT, LỊCH SỬ VIỆC SÙNG KÍNH MÁU CHÂU BÁU CHÚA GIÊSU KITÔ

Chúng ta đều biết rằng Đức Mẹ đã không có mặt trong bửa tiệc ly nhưng có các tông đồ. Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã quyết định chọn mười hai (12) người đàn ông. Trong bửa tiệc ly, Chúa Giêsu đã củng cố việc Sùng Kính Máu Châu Báu. Trong bửa tiệc ly Chúa làm phép bánh và rồi bánh ấy biến thành Mình Thánh Chúa. Cũng vậy, Chúa làm phép rượu. Sự sống của Chúa, sự sống mầu nhiệm nơi Máu Châu Báu Chúa sinh ra Bí Tích Thánh Thể. Chính trong đêm đó Chúa đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể cũng chính là khởi đầu việc Sùng Kính Máu Châu Báu Chúa. Cũng trong bửa tiệc ly này Chúa thiết lập thiên chức linh mục. Chúng ta không thể nói về Máu Châu Báu mà không nói về linh mục. Vì linh mục cử hành Thánh Lễ Misa cho chúng ta. Linh mục dâng bánh và rượu và bánh rượu không còn là bánh rượu nữa mà trở thành Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô. Trong đó Chúa hiện diện với Mình, Máu, Linh Hồn và Thiên Tính mà chúng ta gọi là sự hiện diện đích thực.

Trước bửa tiệc ly, chưa có Máu Châu Báu nên chưa có việc sùng kính Máu Chúa Giêsu Kitô. Trong tương lai mới có việc Sùng Kính Máu Chúa. Trước bửa tiệc ly cũng chưa có Đức Mẹ Maria (là Mẹ chúng ta).

Trong nền văn minh Ai Cập, ở nước của cha… có phong tục giống như người Do Thái. Khi bé trai sinh ra thì sẽ phải tắm và tới ngày thứ tám thì bé sẽ phải cắt bì. Giống phong tục của người Do Thái, Chúa Giêsu chịu cắt bì vào ngày thứ tám. Trước mặt cộng đoàn, người ta sẽ cắt bì cho cháu bé. Với niềm vui, bà hay người đại diện cho gia đình sẽ đặt em trên mu bàn tay và người ta sẽ dùng… để cắt bì. Trước đó thì người ta đào một lỗ nhỏ trên nền đất để khi máu chảy ra thì sẽ nhỏ ngay vào lỗ đó. Họ không bao giờ để cho máu đó đổ lên bàn tay. Như thế, trong ngày Chúa chịu phép cắt bì, Mẹ Maria đem Chúa đến vào ngày thứ tám. Mẹ là người ẵm Chúa và trong khi cắt bì bé Giêsu đã chảy máu, máu ơn phúc. Khi Đức Mẹ thấy Chúa chảy máu thì Mẹ đã không để cho Máu Chúa chảy lên bàn tay Mẹ và Mẹ đã mang theo khăn vải mà thấm lấy Máu ấy. Khi làm việc này Mẹ đã nhỏ lệ. Tại sao Mẹ lại nhỏ lệ? Vì Mẹ biết rằng con trẻ Giêsu sẽ phải đổ hết Máu mình ra cho nhân loại. Nói cách khác Đức Mẹ Maria đã trở nên Người An Ủi. Mẹ đã an ủi Con Mẹ: đừng khóc, đừng khóc. Cha biết các con an ủi các con của con như thế nào. Đúng thế không? Khi an ủi người Con bé nhỏ của Mẹ, Mẹ cũng đã tôn sùng Máu ấy cho nên Mẹ đã không để cho Máu ấy đổ trên mu bàn tay hay xuống nền đất. Mẹ đã dùng khăn vải. Nên nhớ đến tầm quan trọng của Máu Chúa mang ý nghĩa lịch sử đối với nguồn gốc của việc sùng kính của chúng ta. Hiển nhiên là như vậy. Cha không biết rằng có bao nhiêu người trong các con đã xem cuốn phim Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Tất cả chúng ta đã xem phim đó. Chúng ta nhớ rằng Máu Chúa đổ ra khi chịu đánh đòn và trên đường phố Giêrusalem, bằng mọi giá, Mẹ Maria và mấy người phụ nữ đã mang theo khăn vải để lau Máu Chúa. Nếu Chúa là người tử tội thì Máu Chúa sẽ bị bỏ đi không có ai lau Máu Chúa. Vậy, Máu Chúa Giêsu là Máu Châu Báu. Vậy việc sùng kính Bí Tích Thánh Thể cũng chính là việc sùng kính Máu Châu Báu.

Vậy từ ngày thiết lập Bí Tích Thánh Thể cực trọng thì việc sùng Kính Máu Châu Báu đã bắt đấu được thiết lập. Cha biết cách nào đó Chúa đã làm cho chúng ta kinh ngạc khi Chúa để không để cho Mẹ Người cử hành Thánh Lễ Misa hay Mẹ đã không có ở đó khi Chúa cử hành Thánh Lễ Misa. Một số người ngạc nhiên, một số khác không ngạc nhiên. Không thể được, điều ấy không thể được. Nói cách khác thì chúng ta là những tội nhân mà lại liên đới với việc dâng lễ Misa này.

Từ sau Công Đồng Vatican 2, có sự thay đổi: linh mục quay xuống giáo dân trong thánh lễ. Cha cố gắng nói về việc này. Khoảnh khắc mà các con tới đấy, các con thực sự … Tất cả mọi sự chú ý đều tập trung vào cha. Phải như vậy không? Mọi người đều nhìn cha. Phải như vậy không? Mọi người đều nói thưa cha đúng như vậy.

Cha cố gắng để nói cho các con biết rằng Thánh lễ chúng ta cử hành hằng ngày là những Calvary nối dài. Đó là những Calvary. Cha nói như thế. Thánh Lễ Misa trên Calvary có nghĩa là mỗi khi chúng ta ở trên Calvary thì tâm trí, trái tim, linh hồn, bản năng thánh thiện tập trung vào Máu Chúa đổ ra trên Calvary. Và dĩ nhiên Lễ Misa, là hy tế thánh thiện của chính Chúa trong đó linh mục dâng lên cái chết của Chúa Kitô để cử hành Lễ Misa. Đây là hy lễ của chính Chúa Kitô được dâng lên trong ngày Sabat. Chúng ta cần phải biết tất cả những mầu nhiệm này. Đây là mầu nhiệm tốt lành mà chúng ta cần phải sống với nó. Điều đó xác định chúng ta là người Kitô Hữu, người dân của Chúa. Nhiều người trong chúng ta không biết tới lương tâm về điều đó để mỗi lần chúng ta đến đây, mỗi lần bước vào nhà thờ thì chúng ta bắt đầu nghĩ việc chúng ta lên đồi Calvary với Chúa Kitô. Chúng ta cử hành Thánh Lễ Misa với Chúa Kitô trên đồi Calvary. Và trong trường hợp này ở Calvary, cha và các con, chúng ta cần phải chịu đóng đinh với ước muốn như vậy. Với ước muốn được vát thánh giá như thế để an ủi Chúa Giêsu vì Chúa đã chết cho chúng ta. Với ước muốn như thế vì tội lỗi của chúng ta. Với ước muốn chịu hình phạt. Vì Chúa Cha đã sai Con Một Cha đến để chịu chết cho chúng ta … Khi đọc kinh thánh Chúa Giêsu phán rằng nếu chúng ta không vát thánh giá mà theo Chúa thì chúng ta không phải là môn đệ của Chúa. Vậy, chúng ta chúng ta cần phải nghĩ tới việc làm người vát thánh giá mà đi theo Chúa Giêsu Kitô.

Chẳng may là không mấy người có lương tâm muốn nghĩ tới cái chết của Chúa Kitô không mấy người có lương tâm muốn nghe tới sự đau đớn của Chúa Kitô. Vậy, việc Sùng Kính này được Chúa thiết lập để kêu gọi những người Kitô Hữu trở lại với việc Sùng Kính Máu Châu Báu Chúa. Thiên Chúa của chúng ta hãnh diện vì điều đó. Vì thế giờ đây Chúa Giêsu Kitô quyết định ban cho chúng ta việc sùng kính này để kêu gọi chúng ta một lần nữa đánh giá cao giá trị của cái chết của Chúa trên thánh giá cho chúng ta. Chúng ta không nên quên đi điều này trong lòng. Vì người ta quên đi giá cứu chuộc này nên mỗi ngày chúng ta nghe tới chiến tranh tội ác trên thế giới. Điều này không trở nên tốt hơn. Nhiều người bị bỏ rơi trên đường phố. Nhiều người bị bỏ rơi không có nhà thờ để thờ phượng và họ ấp ủ những thiên chúa khác. Như thế, đây là nguyên nhân khác nữa khiến chúng ta phải làm việc sùng kính này. Kitô hữu không còn là Kitô hữu nữa. Chúa kêu gọi chúng ta sửa đổi. Người ta đã sửa đổi tinh thần Calvary bằng Calvary khác. Như cha đã nói trước đây, việc sùng kính này bắt nguồn từ Giáo Hội Công Giáo. Đó là một Nhiệm Tích và tháng bảy là tháng chúng ta long trọng Sùng Kính Máu Châu báu Chúa. Rất nhiều nam nữ con cái Chúa đã làm việc sùng kính Máu Châu Báu Chúa trong quá khứ. Một trong những vị này là một linh mục thánh thiện …(không nghe rõ) sùng kính Máu Châu Báu Chúa. Và vào khoảng thế kỷ 19 cũng có Thánh Gaspa sùng kính Máu Châu Báu Chúa.

Ngày 5 tháng 7 năm 1995, việc sùng kính này nắm giữ một chiều kích khác. Chúng ta hãy thảo luận về điều đó. Chiều kích đó là chiều kích nào? Đó là những kinh nguyện của chính Chúa ban trực tiếp qua những thông điệp của thời kỳ cuối và những lời cảnh cáo và khuyên nhủ. Như thế, việc sùng kính ở đây ngày hôm nay đã lan rộng khắp thế giới từ những thông điệp từ Nigeria.

Ngày 5 tháng 7 năm 1995, có một thiếu niên tên Barnabas Nwoye. Một Barnabas khác bên cạnh Con Thiên Chúa. Trước khi gặp gỡ Chúa, Barnabas là một đứa trẻ rất tốt lành giữa những thiếu niên khác ở trong làng yêu mến và quý trọng kinh Mân Côi, thành viên trong hội thanh thiếu niên sùng kính Đức Mẹ. Cậu cũng thường sùng kính những thông điệp về thời kỳ cuối và kinh nguyện Lòng Thương Xót của Chúa. Vào ngày 5 tháng 7 năm 1995, sau khi tan trường, Barnabas đi về nhà. Trên đường về nhà, cậu có một cảm giác bên trong và cảm giác đó cũng cho cậu một bầu khí rất yên tĩnh xung quanh mình. Cậu nhận thức điều đó đến từ bức tường. Khi đến gần nhà cảm giác yên tĩnh này tiếp tục tăng lên. Nhà hàng xóm có máy làm đá ở phía sau đó xay đá granit (đá xanh) thường gây tiếng ồn. Khi ở gần đó mà nói chuyện thì phải nói lớn tiếng lên. Như thế, Barnabas tiến gần tới nhà thì không nghe thấy tiếng đó nữa có cái gì đó đã làm cho tiếng động đó ngưng đi. Trong phòng của Barnabas có một bàn thờ với một thánh giá khổ hình nhỏ. Ngay khi vào phòng…  cậu không kêu, cậu không hét lên rồi cậu nghe tiếng nói: “Barnabas, hãy an ủi Ta. Sùng Kính Máu Châu Báu của Ta.” Nhìn lên Thánh Giá, Cậu nhìn thấy Chúa Giêsu Kitô chịu Khổ Hình Sống Động. Vào lúc nghe tiếng nói “Barnabas, hãy an ủi Ta, hãy Sùng Kính Máu Châu Báu Ta” cậu nghe tiếng hát “Nào Sùng Kính Máu Châu Báu Chúa Giêsu. Nào Sùng Kính Máu Châu Báu Chúa Giêsu Kitô.” Sau đó, bài hát An Ủi Máu Châu Báu này này được ghi lại thành bài hát. Một lúc sau, thị kiến qua đi.

Chúng ta đều biết rằng không có thông điệp nào trong ngày đó. Sau đó, Barnabas đã rất sợ hãi, cậu không nói được gì cả. Ngày hôm sau Barnabas đi học về, đi vào phòng cùng cuộc gặp gỡ hôm qua lại xảy ra. Sau đó thị kiến chấm dứt. Barnabas nghĩ rằng Chúa dạy cho Barnabas cầu nguyện. Ngày 5,6,7 tháng 7 năm 1995 đều xảy ra như vậy. Barnabas quyết định chia sẻ chuyện đó cho một trong các chị của mình. Chị này thường chơi với Barnabas nên chị lắng nghe Barnabas. Đó là chị Andrea. Người ta gọi chị ấy là người giám quản của Barnabas. Barnabas gặp chị ấy và kể cho chị nghe về cuộc gặp gỡ với ông đó. Cô gái khuyên Barnabas rằng khi trở lại nếu thấy ông đó một lần nữa thì hỏi ông ấy sứ mạng này từ đâu tới. Qua cuộc nói chuyện đó Barnabas có thể có được mấu chốt. Và hôm ấy vào lúc 3 giờ chiều, Chúa Giêsu chịu Khổ Hình đến và Người tự giới thiệu Người là Chúa Giêsu Kitô chịu Khổ Hình, Đấng nài xin nhân loại, Thánh Tâm Người đang đổ Máu. Chính từ hôm đó Barnabas không hỏi Ông là ai nữa vì tiếng nói của Chúa xuyên thấu và đầy thương cảm mà không người nào trên trái đất này có thể từ chối Người. “Barnabas! Hãy thương xót Ta! Hãy an ủi Ta! Sùng Kính Máu Châu Báu Chúa!” Khi nói lời này Trái Tim Barnabas mềm đi. Cậu nói: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con yêu mến Chúa. Con sẽ an ủi Chúa.” Sau đó thị kiến qua đi. Phía sau nhà Barnabas có ngôi trường tiểu học, chiều đó trẻ em tụ họp lại để cầu nguyện và chơi. Có một đứa trẻ thường chơi ở đó theo thói quen. Cậu ấy cẩn phải gặp Barnabas nên quyết định đến nhà Barnabas để gọi cậu và kiểm tra cậu. Khi đi vào phòng của Barnabas (dù không được Barnabas mời), thì trong phòng có mùi hương thơm như nước hoa. Cậu ấy nói, “Ah! bạn có thể hay không thể được ... quyền năng của Chúa. Ah! Bạn không thể. Bạn không phải là một người hướng dẫn. Điều đó quá liều lĩnh. … vì người ta sẽ không bao giờ đi khỏi đó. Đừng nói với chúng.” Đứa trẻ đó không biết rằng Barnabas chưa bao giờ nói với ai chuyện mùi hương hoa hồng phát ra ở chốn có cuộc hiện ra. Barnabas không nói điều gì cả. Barnabas không nói gì về những gì đã xảy ra với một người nào ngoại trừ người chị Andrea kể trên.  

Sau một ngày, rồi một tháng sau Barnabas không thấy gì nữa. Đến một năm sau 1996, đúng một năm sau lần hiện ra, Barnabas đã quên hết những gì đã xảy ra hồi năm ngoái. Sáng ngày 5 tháng 7 năm 1996, Barnabas định cùng với Mẹ đi ... Cha không biết đi .. ở đó là như thế nào. Nó được sắp đặt ở từng địa phương ở Nigeria. Chúng ta không muốn đi … vì nó quá khắc nghiệt. Người ta phải … mỗi giờ đồng hồ vào buổi sáng và đi bộ chân đất trên nền đất để ... (Những dấu chấu lững là những chỗ nghe không rõ. Câu chuyện càng ly kỳ cha càng bỏ nhỏ và nói lướt nhanh).

Sáng ngày 5 tháng 7 năm 1996, mẹ của Barnabas thức cậu dậy đi ra nông trại. Cậu nói với Mẹ là cậu không thể phủ phục. Mẹ cậu thì thầm hãy vui lòng cầu nguyện rồi Mẹ sẽ lo cho con. Khi Barnabas quyết định đọc chuỗi kinh Mân Côi của Đức Mẹ. Bỗng có một giọng hát nhỏ long trọng cách xa đó một khoảng cách và tiến lại rất gần với cậu: “Lord our Jesus! Lord our Jesus! Lord our Jesus! Cover us all cover with your Blood!” tiếng hát này tiến tới càng lúc càng gần hơn. Cậu đã được yêu mến. Tiếng hát đó đem cậu vào một thế giới đẹp tuyệt vời. Sáng ngày 5 tháng 7 năm 1996 mẹ của Barnabas đã đem cậu tới… và cậu ấy đã ngất trí… trong Chúa. Trong mặc khải ngày hôm đó Chúa giới thiệu cho Barnabas một Vương Quốc không thể sánh với bất cứ thứ gì trên thế gian này. Quá tuyệt diệu đến nỗi ngôn ngữ loài người không thể chứa đựng được. Chúa tỏ cho Barnabas thấy cuộc Khổ Nạn nhân tính của Chúa như thế nào, từng phần một, nỗi đau đớn nơi để Barnabas hiểu được nguyên nhân của việc làm Sùng Kính Máu Châu Báu Chúa. Cha không đọc hết thông điệp này. Thông điệp này có trong chương trình đền tạ tháng 9. Thông điệp Chúa ban qua Đức Mẹ trong chương trình đền tạ của chúng ta. Barnabas đã viết lại những mặc khải trong ngày hôm đó.

(Bắt đầu từ chỗ này cha không giảng mạch lạc và chi tiết theo thứ tự thời gian như những mặc khải trên đây nữa mà giảng dạy những điểm quan trọng mà cha muốn chúng ta thấm nhuần theo kiểu văn nói. Những ý tưởng lập đi lập lại nhiều lần vòng tới vòng lui nên từ đây chúng tôi sẽ chỉ ghi lại ý chính để chúng ta khỏi phải đọc giông dài.)  

- Năm 1995: Ngày 5,6,7 tháng 7 Chúa hiện ra ở phòng của Barnabas.

- Năm 1996: Ngày 5 tháng 7 khi theo mẹ đến một nơi chốn thờ phượng Barnabas xuất thần và được nghe bài hát Sùng Kính MCB Chúa. Chúa mặc khải cho Barnabas Chuỗi Kinh MCB Chúa và Chúa nói rằng Chuỗi Kinh Này sẽ Canh Tân thế giới.

- Năm 1997: Trong tháng 7 đền tạ, Chúa nói với Barnabas rằng vì thế gian tội lỗi và không ăn năn nên người ta sẽ chịu đau khổ vì tên Phản Chúa (AntiChrist). Tên Phản Chúa này sẽ thống trị dân Chúa, điểu khiển kinh tế thế giới, xâm nhập vào giáo hội, và xử dụng hệ thống điện toán toàn cầu để thống trị thế giới.  

Chúa nói rằng khi chúng ta cầu nguyện thì sẽ giảm thiểu được sự dữ và rút ngắn thời gian trừng phạt.

Chúa ban cho chúng ta quyền tự do và quyền đó không ai lấy mất được.

Châu Âu ảnh hưởng xấu lên Nigeria và Nước Mỹ là một quốc gia tốt nhưng người dân Mỹ chỉ tin vào những gì khoa học chứng minh được.

Chúng ta cần phải Cầu Nguyện Giờ Giếtsêmani, An Ủi Chúa, Tận Hiến cho MCB Chúa, làm việc đền tạ hàng tháng và chú ý tới những lời cảnh cáo của Chúa.

Chúa nói rằng người ta sẽ Phạm Thánh nơi các Đền Thờ. Lúc đó Chúa sẽ tới và ngự nơi đền thờ sống động là thân xác của chúng ta những người đã tận hiến cho MCB Chúa. Thế giới không thể hiểu được  mầu nhiệm tình yêu này.

Chúa ban cho chúng ta Thánh Giá Khổ Hình và Hoa Hồng Tinh Tuyền Tuyệt Đối. Khi lãnh nhận Thánh Giá Khổ Hình (trong nghi thức tận hiến cho MCB Chúa) chúng ta cùng với Chúa vát thánh giá lên đồi Calvê. Khi lãnh nhận HHTTTĐ chúng ta được ơn gọi hoàn thiện để sống đời thánh thiện và trong sạch. Chúng ta nhận được lời mời gọi yêu thương. Không ai không thánh thiện có thể hưởng Nhan Thánh Chúa.

Muốn học hỏi và lớn lên chúng ta phải học biết Thinh Lặng. Nhiều Kitô Hữu không kết hiệp được với Chúa vì không biết sống Thinh Lặng. “Đối với vật thể sống Thinh Lặng là một mầu nhiệm.” Chúng ta cần Thinh Lặng để nghe được tiếng Chúa và để cầu nguyện.

Nếu không cẩn thận người ta sẽ đem chúng ta đến những nơi mà chúng ta không nên tới. Ví dụ như Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng. Người ta thích làm phép lạ mà không muốn sùng kính MCB Chúa.

Nếu Chúa không ngự trong đền thờ tâm hồn chúng ta thì chúng ta sẽ cô đơn, và chúng ta sẽ chết, sẽ mất Chúa, mất Đức Tin và lạc đạo.

Nếu Chúa ở trong cung Thánh Linh Hồn chúng ta, Chúa sẽ ban ơn cứu rỗi cho chúng ta. Chúng ta sẽ sáng chói như những vì sao và mai sau này khi Chúa gọi chúng ta sẽ về với Chúa.

Vậy, việc Sùng Kính MCB Chúa đã được Giáo Hội công nhận chưa? Giáo Hội là ai? Giáo Hội là chính chúng ta, là các linh mục, là hàng giáo phẩm và giáo dân. Việc sùng kính MCB Chúa đã được Hội Đồng Giám Mục Nigeria nghiên cứu và công nhận. Chính Chúa đã phán rằng: “Ta đã mở ra cánh cửa mà không ai có thể đóng lại được.”  Việc Sùng Kính này là một khu vườn kín. Nếu chúng ta không sùng kính MCB Chúa thì chúng ta không biết mình là ai và chúng ta sẽ không được ơn cứu rỗi. Ước chi mọi người đều trở về với việc làm Sùng Kính Máu Châu Báu Chúa. Đây là việc làm sùng kính Truyền Thống của Giáo Hội Công Giáo bắt nguồn từ Thứ năm Tuần Thánh khi Chúa lập Bí tích Thánh Thể và bắt nguồn từ cuộc khổ nạn đầy đau thương của Người.
Bạn có biết có bao nhiêu giọt máu nhỏ ra từ Cạnh Sườn Chúa không? Hãy Sùng Kính Máu Châu Báu Người!  

(Còn Tiếp)