Monday, November 11, 20249:19 PM(View: 33)
Một phụ nữ kể cảm nghiệm: "Vợ chồng tôi vì bận rộn làm ăn nên đem các con gửi cho mẹ ruột tôi và dượng ghẻ của tôi trông coi. Một thời gian sau thì các con gái tôi kể rằng các cháu bị dượng ghẻ tôi sờ mó và làm bậy.
Monday, November 11, 20248:48 PM(View: 34)
Nguồn: Purgatory Có một nữ tu tên là Gertrude dù đạo đức nhưng chị không giữ gìn lời nói. Chị thường hay phạm luật giữ thinh lặng. Đôi khi trong nhà thờ, trong buổi cầu nguyện thì chị thường nói những lời nói vô bổ với người chị em.
Monday, November 11, 20248:38 PM(View: 31)
Nguồn: Purgatory 1. Một linh mục bị đền tội ở luyện ngục vì tật hay nói những điều không cần thiết. Ngài là một người giảng thuyết rất hay và tận tâm. Ngài luôn vinh danh Chúa. Sau khi chết thì ngài hiện về với một người bạn trong Dòng tại Cologne.
Saturday, November 9, 20246:55 PM(View: 76)
Nguồn: Purgatory Tội lắm lời miệng lưỡi là một tội mà ai cũng dễ dàng mắc phải.
Saturday, November 9, 20245:38 AM(View: 69)
Nguồn: Purgatory Sau đây là cảm nghiệm của cha Francis, Dòng Tên: "Những người Kito Hữu nếu muốn tránh khỏi lửa luyện tội thì cần phải tôn sùng Cuộc Khổ Nạn Chúa Kito, Chúa chúng ta."
Saturday, November 9, 20244:54 AM(View: 52)
Các tu sỹ dòng Tên sống sót sau vụ ném bom nguyên tử nhờ lần hạt Mân Côi. Đã 70 năm trôi qua, kể từ khi lần đầu tiên và duy nhất, vũ khí hạt nhân nổ ở Hiroshima ngày 06-8, và Nagasaki ngày 09-8-1945. Cuộc tấn công nguyên tử lên thành phố Hiroshima đã giết hại khoảng 80 ngàn người ngay lập tức, ngoài ra cũng chịu trách nhiệm cho khoảng 130 ngàn cái chết khác,
Thursday, November 7, 20249:20 PM(View: 51)
Nguồn: Purgatory Một Hoàng Hậu của nước Hung Gia Lợi là Bà Gertrude qua đời năm 1220. Sau đó bà hiện về xin con của bà là Thánh Elizabeth cầu nguyện cho bà.
Thursday, November 7, 20248:55 PM(View: 61)
Nguồn: Purgatory Trong thời đại này có rất nhiều Kito hữu sống xa rời Thánh Giá và Cuộc Khổ Nạn Đau Thương của Chúa Kito. Họ hưởng thụ và sống theo dục tình lôi cuốn. Họ rất sợ những gì gọi là sự hy sinh. Họ không ăn chay mà cũng không biết hãm mình đền tội...
Thursday, November 7, 20248:30 PM(View: 63)
Cha Gabriel Amorth - một chuyên gia trừ quỷ nổi tiếng của Rôma, đã xác nhận rằng: "Kẻ thù lớn nhất của ma quỷ hay của một thứ tà ma, phù phép vô hình nào đó, chính là Đức Trinh Nữ Maria. Cha giải thích: "Trong một trường hợp kia, một chuyên gia trừ quỷ là bạn của tôi đã từng hỏi quỷ, đối với Đức Maria,
Thursday, November 7, 20248:26 PM(View: 55)
Câu chuyện xảy ra giữa hai anh em sống tại Luân Đôn, thủ đô Anh quốc. Người anh tên Yerzy, người em tên Pawel; cả hai đã lập gia đình có con cái và địa vị trong xã hội; cả hai là tín hữu Công Giáo thuộc gia đình đạo đức.

TẠI SAO NGƯỜI CÔNG GIÁO PHẢI ĂN CHAY?

Saturday, February 27, 20218:12 AM(View: 1030)

anchayTẠI SAO NGƯỜI CÔNG GIÁO PHẢI ĂN CHAY?

Chúng tôi đã trải qua một cuối tuần ướt át lê thê ở giữa rừng. Và bây giờ, buổi sáng Chúa nhật, người lớn báo cho biết bữa sáng sẽ được hoãn lại để những người Công giáo có thể giữ chay rước Lễ. Cậu ấy là một trong các trại viên với nét mặt không được vui lắm.

Thắc mắc của cậu ta hiện lên trong trí khi Mùa Chay lại bắt đầu, vì ăn chay là việc thực hành đặc trưng nhất của mùa này. Trong hai ngày Mùa Chay, Thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, người Công giáo hạn chế việc ăn uống để không ăn no và kiêng thịt. Vào tất cả các ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay họ kiêng thịt.

Tại sao người Công giáo ăn chay? Các lý do có nền tảng chắc chắn trong Kinh Thánh không?

Khi ăn chay, ta noi theo tấm gương thánh thiện. Môsê và Êlia đã ăn chay bốn mươi ngày trước khi đến trước nhan Thánh Chúa (Xh 34:28, 1 V 19: 8). Bà tiên tri Anna đã ăn chay để dọn mình đón Đấng Mêsi đến (Lc 2:37). Tất cả họ đều muốn nhìn thấy Thiên Chúa và xem việc ăn chay là một điều kiện tiên quyết cơ bản. Chúng ta cũng muốn Chúa hiện diện, vì vậy chúng ta ăn chay.

Chúa Giêsu đã ăn chay (Mt 4: 2). Vì Ngài không cần phải thanh tịnh, nên chắc chắn Ngài đã làm điều này cốt để làm gương cho chúng ta. Thật vậy, Ngài cho rằng tất cả các Kitô hữu sẽ theo gương mình. Ngài nói: “Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay” (Mt 6:16). Lưu ý Ngài đã không nói “NẾU anh em ăn chay”, nhưng “khi.”

Và KHI bây giờ, vào Mùa Chay, Giáo Hội mở rộng ý tưởng của việc ăn chay, ngoài việc nhỏ bỏ qua các bữa ăn đến một chương trình vươn xa hơn là tự bỏ chính mình. Chúa Giêsu nói: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9:23). Vì vậy, ta “bỏ” điều gì đó mà ta thường ưa thích: kẹo, nước ngọt, một chương trình truyền hình yêu thích hoặc ngủ nướng thêm.

Ăn chay có lợi cho sức khỏe, nhưng không giống như ăn kiêng. Ăn chay là điều gì đó thiêng liêng và tích cực hơn nhiều. Ăn chay là một bữa tiệc thiêng liêng. Chay tịnh cần cho linh hồn giống như thể xác cần có của ăn.

Kinh Thánh giải thích rõ ràng những lợi ích tinh thần cụ thể của việc ăn chay. Chay tịnh mang lại sự khiêm nhường (Tv 69:10). Chay tịnh tỏ lộ sự đau buồn vì tội lỗi của ta (1 Sm 7: 6). Chay tịnh dọn đường đến với Chúa (Đn 9: 3). Chay tịnh là phương thế để nhận biết ý Chúa (Er 8:21) và là một phương pháp cầu nguyện rất hữu hiệu (08:23). Đó là dấu chỉ sự hoán cải đích thực (Ge 2:12).

Ăn chay giúp ta dứt bỏ những gì thuộc trần gian này. Chúng ta ăn chay không phải vì những thứ trần tục xấu xa, nhưng chính vì chúng tốt đẹp. Chúng là quà tặng của Thiên Chúa ban cho chúng ta. Nhưng chúng tốt đẹp đến độ đôi khi ta thích những món quà này hơn cả Đấng đã ban cho. Ta hóa ra đam mê lạc thú hơn là từ bỏ chính mình. Ta thường hay ăn uống đến độ quên cả Chúa. Những đam mê như vậy thực ra là một hình thức sung bái ngẫu tượng. Điều mà Thánh Phaolô có ý khi ngài nói, “Chúa họ thờ là cái bụng… những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian” (Pl 3:19).

Làm sao chúng ta có thể hưởng những ân ban của Thiên Chúa mà không quên Đấng ban cho? Ăn chay là cách bắt đầu thích hợp. Thân xác muốn nhiều hơn nó cần, vì vậy chúng ta nên cho nó ít hơn nó muốn.

Thánh Gioan Thánh Giá nói rằng chúng ta không thể nâng tâm hồn lên với Chúa, nếu ta bị ràng buộc vào những thứ thuộc trần gian này. Vì vậy, chúng ta bỏ những thứ thoải mái, dễ chịu và dần dần chúng ta không còn bị phụ thuộc nhiều vào chúng, không còn thấy quá cần thiết nữa.

Tất cả điều này là một phần chuẩn bị của chúng ta cho Nước Trời. Vì dù sao ta cũng phải đi đến chỗ mất những thứ tốt đẹp ở trần gian. Thời gian, tuổi tác, bệnh tật và “các chỉ định của bác sĩ” có thể không cho thưởng thức mùi vị của kẹo sôcôla, ly bia lạnh, và thậm chí cả những vòng tay thân mật từ người thân yêu của mình nữa. Nếu ta không kiêng bớt các ước muốn của mình thì những mất mát này sẽ để cho ta những cay đắng và xa cách Thiên Chúa. Nhưng nếu chúng ta theo Chúa Giêsu từ bỏ chính mình, chúng ta sẽ tìm được sự yên ủi thường xuyên hơn trong sự tốt lành tối hậu – là chính Thiên Chúa.

Làm sao mà một số người vẫn có thể thanh thản và tươi vui trong bối cảnh hết sức đau khổ và cả khi phải đối mặt với cái chết sắp xảy ra? Điều ấy không phải chỉ là vấn đề của tính tình. Họ đã chuẩn bị bản thân cho lúc phải bỏ những thứ của trần gian này, mỗi lần một chút. Họ đã quen dần với sự hy sinh nhỏ bé để rồi sự hy sinh lớn không còn quá sức nữa.

Không ai nói ăn chay là dễ. Thực vậy, Cha Thomas Acklin dòng Biển Đức, tác giả quyển The Passion of the Lamb: God’s Love Poured Out in Jesus, nói: “Ăn chay dường như là rất khó, và có vẻ như nếu không ăn tôi sẽ thành suy nhược, sẽ không làm việc được nữa, hoặc không thể cầu nguyện hay làm bất cứ điều gì khác.”

Ngài nói thêm: “Tuy nhiên, có khoảnh khắc tuyệt diệu, khi sau một ít giờ trôi qua, dạ dày của tôi không còn cồn cào và thậm chí tôi quên đi những gì mình đã bỏ qua, khi ấy có cảm giác nhẹ nhàng, tự do, sáng tỏ, thái độ và cảm nhận minh mẫn, một sự gần gũi với Chúa không thể so sánh được.”

Mùa Chay là một dịp đặc biệt, nhưng Chúa muốn bốn mươi ngày ấy có một ảnh hưởng lâu dài trong cuộc sống chúng ta. Vì vậy, trong một nghĩa nào đó, ăn chay cần được giữ mãi. Cha Rene Schatteman, một tuyên úy của Opus Dei ở Pittsburgh, nói rằng ngài đã tiếp thu được bài học này trực tiếp từ một vị thánh. “Tôi đã học được từ Thánh Josemaria Escriva, người mà đích thân tôi có vinh dự được biết, một người đã thực hiện các hy sinh nhỏ bé ở mỗi bữa ăn, luôn luôn như vậy, không chỉ trong Mùa Chay.”

Cha Schatteman nhấn mạnh tầm quan trọng của những điều nhỏ nhặt, và ảnh hưởng lớn mà chúng có thể mang lại: “Tất cả chúng ta nên cảm thấy cần phải giúp Chúa Kitô cứu chuộc thế giới bằng việc thực hành từ bỏ chính mình mỗi ngày, việc ăn uống bình thường... để bỏ đi một chút, hoặc một chút ít thứ chúng ta thích nhất, tránh ăn giữa các bữa, bỏ qua bữa ăn nhẹ hoặc món tráng miệng, v.v… mà không làm cho nó lớn chuyện.”

Một doanh nhân ở Pittsburgh (yêu cầu giấu tên) nói với tôi về việc thực hành ăn chay của ông vào các ngày thứ Sáu trong thời gian dài, “nhịn ăn 12 - 15 giờ, chỉ uống nước.” Ông nói, tuy nhiên, điều này có thể khó thực hiện, không phải vì đói, nhưng vì nó có thể gây trở ngại cho cuộc sống gia đình. “Thật khó để ngồi vào bàn ăn ở gia đình mà không ăn. Chuyện cưỡng lại sự cám dỗ của món ăn không thành vấn đề lắm. Tôi luôn cảm thấy như mình đang bị mất đi những giây phút gần gũi thân tình. Việc ăn chay của tôi thực sự làm mình cảm thấy ích kỷ, như tôi đang lấy đi cái gì đó khỏi thời gian gia đình mình giữa những bữa ăn gần gũi với nhau.”

Từ khi ấy ông đã sửa đổi việc ăn chay của mình, “không thực hiện vào bữa tối của gia đình.”

Tại sao người Công giáo ăn chay? Doanh nhân giấu tên ấy diễn tả điều này thật hay: “Nó là phương thuốc cho vấn đề lớn nhất của tôi là ích kỷ và thiếu tự chủ. Để buộc bản thân mình kiềm chế thèm ăn, chứ không phải để thỏa mãn mong muốn của mình ngay cả chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, đấy là cách giữ chay tốt lành. Để dâng một chút hy sinh cho Chúa, cho gia đình mình, cho những người đang đói mà không có sự lựa chọn nào cho riêng họ, điều này tôi nghĩ cũng có ích.”

Ba dấu chỉ đặc trưng của Mùa Chay: Cầu nguyện, ăn chay và làm việc bác ái.

Jos. Lê Công Thượng (chuyển ngữ từ catholiceducation.org)