18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 14)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 13)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 9)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 15)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 28)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 27)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ NĂM TUẦN THÁNH THÁNH LỄ TIỆC LY

31 Tháng Ba 202112:47 CH(Xem: 1006)

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HNG NGÀY

THỨ NĂM TUẦN THÁNH

THÁNH LỄ TIỆC LY

Holy Thursday Evening Mass of the Lord’s Supper

image.png

SNG LI CHÚA

GOSPEL : Jn 13:1-15

Before the feast of Passover, Jesus knew that his hour had come
to pass from this world to the Father.
He loved his own in the world and he loved them to the end.
The devil had already induced Judas, son of Simon the Iscariot, to hand him over.
So, during supper, 
fully aware that the Father had put everything into his power 
and that he had come from God and was returning to God, 
he rose from supper and took off his outer garments.
He took a towel and tied it around his waist.
Then he poured water into a basin 
and began to wash the disciples’ feet 
and dry them with the towel around his waist.
He came to Simon Peter, who said to him, 
“Master, are you going to wash my feet?”
Jesus answered and said to him,
“What I am doing, you do not understand now,
but you will understand later.”
Peter said to him, “You will never wash my feet.”
Jesus answered him, 
“Unless I wash you, you will have no inheritance with me.”
Simon Peter said to him, 
“Master, then not only my feet, but my hands and head as well.”
Jesus said to him, 
“Whoever has bathed has no need except to have his feet washed,
     for he is clean all over; 
so you are clean, but not all.”
For he knew who would betray him;
for this reason, he said, “Not all of you are clean.”

So when he had washed their feet 
and put his garments back on and reclined at table again, 
he said to them, “Do you realize what I have done for you?
You call me ‘teacher’ and ‘master,’  and rightly so, for indeed I am.
If I, therefore, the master and teacher, have washed your feet, 
you ought to wash one another’s feet.
I have given you a model to follow, 
so that as I have done for you, you should also do.”
 

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Xh 12,1-8.11-14

Chỉ thị về bữa ăn Vượt Qua.

Bài trích sách Xuất hành.

1 Ngày ấy, Đức Chúa phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron trên đất Ai-cập : 2 “Tháng này, các ngươi phải kể là tháng đứng đầu các tháng, tháng thứ nhất trong năm. 3 Hãy nói với toàn thể cộng đồng Ít-ra-en : Mồng mười tháng này, ai nấy phải bắt một con chiên cho gia đình mình, mỗi nhà một con. 4 Nếu nhà ít người, không ăn hết một con, thì chung với người hàng xóm gần nhà mình nhất, tuỳ theo số người. Các ngươi sẽ tuỳ theo sức mỗi người ăn được bao nhiêu mà chọn con chiên. 5 Con chiên đó phải toàn vẹn, phải là con đực, không quá một tuổi. Các ngươi bắt chiên hay dê cũng được. 6 Phải nhốt nó cho tới ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể đại hội cộng đồng Ít-ra-en đem sát tế vào lúc xế chiều, 7 lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên. 8 Còn thịt, sẽ ăn ngay đêm ấy, nướng lên, ăn với bánh không men và rau đắng. 11 Các ngươi phải ăn thế này : lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Các ngươi phải ăn vội vã : đó là lễ Vượt Qua mừng Đức Chúa. 12 Đêm ấy Ta sẽ rảo khắp đất Ai-cập, sẽ sát hại các con đầu lòng trong đất Ai-cập, từ loài người cho đến loài thú vật, và sẽ trị tội chư thần Ai-cập : vì Ta là Đức Chúa. 13 Còn vết máu trên nhà các ngươi sẽ là dấu hiệu cho biết có các ngươi ở đó. Thấy máu, Ta sẽ vượt qua, và các ngươi sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Ta giáng hoạ trên đất Ai-cập. 14 Các ngươi phải lấy ngày đó làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng Đức Chúa. Qua mọi thế hệ, các ngươi phải mừng ngày lễ này : đó là luật quy định cho đến muôn đời.”

Đáp ca : Tv 115,12-13.15-16.17-18 (Đ. x. 1 Cr 10,16)

Đ. Khi nâng chén chúc tụng, ta được dự phần vào Máu Đức Ki-tô.

12Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ
vì mọi ơn lành Người đã ban cho ?
13Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ
và kêu cầu thánh danh Đức Chúa.

Đ. Khi nâng chén chúc tụng, ta được dự phần vào Máu Đức Ki-tô.

15Đối với Chúa thật là đắt giá
cái chết của những ai trung hiếu với Người.
16Vâng lạy Chúa, thân này là tôi tớ,
tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài,
xiềng xích trói buộc con, Ngài đã tháo cởi.

Đ. Khi nâng chén chúc tụng, ta được dự phần vào Máu Đức Ki-tô.

17Con sẽ dâng lễ tế tạ ơn,
và kêu cầu thánh danh Đức Chúa.
18Lời khấn nguyền với Chúa, tôi xin giữ trọn,
trước toàn thể dân Người.

Đ. Khi nâng chén chúc tụng, ta được dự phần vào Máu Đức Ki-tô.

Bài đọc 2 : 1 Cr 11,23-26

Mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

23 Thưa anh em, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em : trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, 24 dâng lời tạ ơn, rồi bẻ ra và nói : “Đây là Mình Thầy, hiến dâng vì anh em ; anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.” 25 Cũng thế, sau bữa ăn, Người cầm lấy chén rượu và nói : “Chén này là Giao Ước Mới, lập bằng Máu Thầy ; mỗi khi uống, anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.” 26 Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.

Tung hô Tin Mừng : Ga 13,34

Chúa nói : “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em.”

TIN MNG : Ga 13,1-15

Đức Giê-su yêu họ đến cùng.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

1 Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.

2 Ma quỷ đã gieo vào lòng Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt, ý định nộp Đức Giê-su. 3 Đức Giê-su biết rằng : Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, 4 nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. 5 Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.

6 Vậy, Người đến chỗ ông Si-môn Phê-rô, ông liền thưa với Người : “Thưa Thầy ! Thầy mà lại rửa chân cho con sao ?” 7 Đức Giê-su trả lời : “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu.” 8 Ông Phê-rô lại thưa : “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu !” Đức Giê-su đáp : “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy.” 9 Ông Si-môn Phê-rô liền thưa : “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa.” 10 Đức Giê-su bảo ông : “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa ; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu !” 11 Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói : “Không phải tất cả anh em đều sạch.”

12 Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giê-su mặc áo vào, về chỗ và nói : “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ? 13 Anh em gọi Thầy là ‘Thầy’, là ‘Chúa’, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. 14 Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. 15 Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.”

SUY NIỆM

RỬA CHÂN CHO NHAU

Con người thường quan niệm: Người có tài hay địa vị quan trọng không thể hạ mình làm các việc hèn kém; vì như thế, người khác sẽ khinh thường, và địa vị sẽ bị giảm đi.

Qua việc rửa chân cho các môn đệ, Đức Giêsu đã dạy chúng ta bài học khiêm nhường và yêu thương đến cùng. Người là Thầy, là Chúa song khiêm nhường cúi xuống rửa chân cho các trò của mình. Bởi vậy, mỗi chúng ta cũng phải biết noi gương Đức Giêsu, người Thầy chí thánh, mà rửa chân cho nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, không có công việc nào là hèn kém, mà chỉ có những người không dám cúi mình trước tha nhân mà thôi.  

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con có đủ sức mạnh để khiêm nhường cúi xuống phục vụ tha nhân như xưa Chúa đã rửa chân cho các môn đệ. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

NGÀY CUỐI CÙNG CỦA CHÚA GIÊSU

(Tiếp theo hôm qua)

Tác giả: Gerhard Lohfink
Chuyển ngữ: Lm. Antôn Bùi Kim Phong
Từ sách: JESUS OF NAZARETH, What He Wanted, Who He was, Minesota: Liturgical Press, 2012, tt. 269-287)

8. Chôn táng

Chúng ta biết rằng vào thời cổ đại người bị đóng đinh bị từ chối không cho chôn cất, vì thế chúng ta hiểu vì sao ông Giuse Arimathia đến gặp Philatô để xin. Ông Giuse, một trong những người có cảm tình với Chúa Giêsu, cũng mua khăn liệm và trông coi việc Chúa được cất khỏi thập giá. Rồi Chúa được bọc trong khăn liệm mới và đặt trong mồ. Những người phụ nữ trong số những người đi theo Chúa cũng có mặt.

Chúng ta có thể vẽ lên một hình ảnh sống động về ngôi mộ của Chúa dựa trên những khám phá khảo cổ về thời đó ở Giêrusalem song song với những tường thuật của các tin mừng. Nó nằm gần đồi Golgotha (Ga 19,41); nó được đục trong vỉa đá chạy qua hầm mỏ bị bỏ hoang ở phía Tây Golgotha; nó nằm trong một khu vườn; đó là hốc đá trong ngôi mộ với những dãy kệ đá dài bên hông để đặt xác chết; nó có lối vào tương đối thấp, người muốn vào phải cúi đầu và được đóng hay mở bằng viên đá có thể lăn qua lại (Mc 15,46); đó là ngôi mộ mới chưa từng chôn táng ai (Ga 19,41). Chúng ta chắc chắn rằng xác của Chúa không bị để trên thập giá hay ném vào mộ tập thể dành cho tội nhân; xác ngài được đặt trong ngôi mộ gia đình có nơi chốn được biết đến ở Giêrusalem. Vào sáng ngày thứ nhất trong tuần sau ngày Sabát các phụ nữ đến viếng ngôi mộ này.

9. Các kế hoạch

Các sự kiện của cuộc khổ nạn được dồn vào chỉ vài giờ: chiến đấu trong cầu nguyện, bị bắt, tra vấn trước mặt Anna, các phiên xử án của Hội đồng, nộp lên Philatô, đánh đòn, chế nhạo, hành quyết, chôn táng. Tất cả đều diễn ra trong vòng dưới 24 giờ. Những người muốn Chúa chết biết tại sao họ phải hành động nhanh chóng như vậy, họ biết phải làm gì. Việc họ làm là những kế hoạch của những người đối nghịch với Chúa. Nội bộ Hội Đồng cho rằng Chúa đáng chết vì mê hoặc dân lầm lạc và lộng ngôn. Nhưng trước mặt Philatô họ làm cho người quyến dụ dân về tôn giáo thành một tên phản loạn về chính trị, và lời tuyên xưng của Chúa Giêsu về thẩm quyền của mình thành sự công nhận mình là đấng thiên sai với mục tiêu chính trị. Chính kế hoạch xuyên tạc hoàn toàn những khẳng định chân thật của Chúa đã đưa ngài đến thập giá.

Nhưng Philatô cũng theo những kế hoạch của mình. Ông tránh việc tha Baraba trong dịp lễ Vượt Qua, và Chúa Giêsu thành phương tiện cho mục tiêu của ông. Philatô vì quá lo thi hành kế hoạch của mình nên ông không để ý vì đề nghị tha Chúa thay vì Baraba vô tình ông lại xác định rằng Chúa có tội và vì thế làm mất đi quyền tài phán của mình. Chiến lược chính trị của Philatô cuối cùng cũng thành cái chết cho Chúa. Nhưng Philatô, dù cho quyền lực to lớn hơn, lại là một hình tượng yếu hơn trong trò chơi đối đầu quyền lực này. Thượng Hội Đồng – hoàn toàn không giống như Philatô - không bao giờ rời bỏ mục tiêu và theo đuổi nó không chút sai sót nào. Mục tiêu là đưa Chúa Giêsu lên thập giá.

Nhưng chúng ta có thể hiểu hơn về mục tiêu không sai sót của nhóm quý tộc đền thờ tại Giêrusalem khi tìm cách đóng đinh Chúa Giêsu nếu xét đến bối cảnh trong sách Đệ nhị luật 21,22-23, viết về việc chôn cất những người bị hành hình. Nó hàm ý việc sau khi hành quyết họ sẽ bị bêu xác trên trụ (như để cảnh cáo). Luật trong sách Đệ nhị luật 21,22-23 bảo rằng xác của những người bị treo như thế không được để qua đêm, nhưng phải được chôn trong ngày. Trong văn mạch đó còn nói “ai (chết) treo trên cây là bị Chúa nguyền rủa”. Do Thái giáo thời tiền-Kitô giáo đã áp dụng câu này của sách Luật cho những ai bị đóng đinh. Trong “Cuộn Đền Thờ” được tìm thấy ở Qumran cho thấy câu: “ai (chết) treo trên cây là bị Chúa nguyền rủa” dành cho việc đóng đinh những người Do Thái phản quốc theo ngoại bang và đem điều dữ đến cho dân.[17] Vì thế điều đó xem ra lôi cuốn Hội Đồng tìm mọi cách cho Chúa Giêsu bị đóng đinh, với sự trợ giúp của người Rôma đô hộ, như là người dẫn dân đi lầm đường lạc lối và làm cho họ ra hư hỏng.

Từ quan điểm này, lễ Vượt Qua với đông đúc người hành hương là cản trở gây bất tiện cho các cảnh vệ đền thờ bắt Chúa Giêsu, nhưng nhìn một cách tích cực đây là cơ hội để tỏ cho dân Israel đang quy tụ thấy Chúa Giêsu như là một người bị Thiên Chúa nguyền rủa. Vì một khi ngài bị treo trên thập giá, hiển nhiên là Thiên Chúa không thể nào ở với loại người như thế.

Tất cả những chiến thuật này cho thấy Chúa Giêsu bị rơi giữa hai cột mốc của quyền lực mạnh mẽ hơn ngài nhiều, quyền lực của những người (như Philatô) không muốn làm gì hết với vấn nạn về sự thật hay của những người (như Thượng Hội Đồng) thấy nhiệm vụ tôn giáo của họ cần phải tỏ cho mọi người biết Chúa Giêsu và loại bỏ ngài. Nhưng họ có thực sự mạnh mẽ hơn ngài? Giới quý tộc đền thờ Giêrusalem là những người đã kết án ngài đã biến mất trong dòng lịch sử, Chúa Giêsu thì không. Ngài khai mào một trào lưu không thể tưởng tượng được. Ngài đã thay đổi thế giới và đang tiếp tục thay đổi. Tất cả những ai cố gắng loại bỏ ngài đã thất bại. Các dự phóng tiếp tục đi theo chiều ngược lại.

10. Vấn nạn về tội

Những ai muốn tái tạo lại những gì xảy ra trong ngày cuối cùng của Chúa Giêsu không thể tránh vấn nạn về tội. Họ không thể hài lòng chú giải cách lãnh đạm và lạnh lùng những gì xảy ra ở Giêrusalem trong ngày đó. Họ phải nghĩ về tội của Hội Đồng và của Philatô cũng như tội của tất cả những người gặp gỡ Chúa Giêsu, từ khi ngài xuất hiện ở Galilê, với việc không tin, nghi ngờ, hay dửng dưng. Và họ phải suy tư về tội của các môn đệ của Chúa, những người đã bỏ Chúa đang trong cơn hoạn nạn mà trốn mất.

Chúng ta không có ý bàn cãi về một căn nguyên bài Do Thái, và gieo thù ghét cho người Do Thái. Đáng buồn là có những thù ghét như thế trong Kitô giáo, với một con số đáng sợ trong suốt nhiều thế kỷ. Nhưng không thể không nói về bất cứ loại tội tập thể nào về phần của Israel, và nếu có như thế đi nữa thì sự đáp trả của Kitô hữu vẫn phải hoàn toàn khác.

Trong khi suy niệm về cái chết của Chúa Giêsu chúng ta phải từ bỏ việc đơn giản hoá sự việc như các vở tuồng thương khó ngày xưa: đây là Đấng Thánh, kia là bọn tội lỗi! Thay vì như thế chúng ta phải giả định là có nhiều người trong những người chống đối Chúa Giêsu không muốn gì khác hơn là làm theo lương tâm của mình. Sự sâu xa của cuộc xung đột với Chúa Giêsu không chỉ đơn thuần với sự kiện là công chúng ở đây hành động chống lại điều tốt - mặc dầu, dĩ nhiên người ta luôn nghĩ có thể là như thế. Có một thứ thèm khát sự dữ, thật ngây thơ khi nghĩ rằng mọi người đều muốn sự thật và điều tốt. Trong mọi trường hợp, thường họ thích không phải sự dữ cũng không phải điều tốt nhưng chỉ đơn thuần là sự thuận tiện cho mình. Trở lại với vấn đề, chiều kích sâu xa thực sự của sự xung đột chỉ nổi lên nếu chúng ta thấy rằng ở đây dân chúng tìm cách bênh vực danh dự của Thiên Chúa hay của Lề Luật của ngài, và họ chống lại một cá nhân mà theo ý họ là lộng ngôn chống lại thanh danh của Chúa và phá hủy lề luật của ngài.

Xem ra Thượng Hội Đồng nghĩ họ phải bảo vệ đền thờ, Lề Luật (Torah), và dân chúng chống lại Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu không chất vấn về đền thờ, Lề Luật, hay Dân Chúa. Ngài muốn quy tụ Israel lại để cuối cùng họ trở nên như những gì Chúa muốn. Và ngài không phá hủy Lề Luật, nhưng giải thích chúng cách triệt để theo như ý muốn của Thiên Chúa. Ngài muốn đền thờ trở nên một nơi như các ngôn sứ mong ước: một nơi thờ phượng thật sự và cả ở sân ngoài dành cho họ dân ngoại cũng thờ phượng. Tất nhiên, đàng sau đó là khẳng định việc thành toàn Lề Luật đã đến nơi chính con người của ngài và nơi ngài sống Nước Thiên Chúa với những người đi theo ngài “ở đây còn lớn hơn Đền Thờ nữa” (Mt 12,6) là đây. Israel cùng với Thượng Hội Đồng phải đối mặt với lời khẳng định mạnh mẽ này.

Đây là điều khiến cho vấn nạn về tội của những người đối nghịch với Chúa Giêsu trở nên phức tạp hơn nhiều. Vì nếu tất cả những điều này là thực, thì đó chính là cuộc xung đột mà tất cả chúng ta đều phải đương đầu mà trong đó chúng ta nhận thấy mình đều có tội: chúng ta cũng không ngớt nghe những khẳng định thật sự của Chúa, những bằng chứng đầy đủ nơi Chúa Giêsu, nhưng chúng ta che đậy chúng bằng những ý kiến, thói quen, hay sự thuận tiện của chúng ta và đẩy nó ra ngoài thế giới. Vì thế, việc tra cứu kỹ lưỡng lại cuộc thương khó của Chúa Giêsu không phải để giảm bớt hay làm nhẹ đi tội của những người đối nghịch với Chúa Giêsu. Trái lại, là để khám phá những chiều kích sâu xa của tội này, vì đó là cách chúng ta sẽ khám phá ra tội của tất cả chúng ta.

Nguồn: gpquinhon.org 


[1] Xem Rudolf Pesch, Das Markusevangelium, Phần 2, HTKNT II/2, Freiburg: Herder 1977, 21

[2] Xem Gerhard Lohfink, Jesus and the Message of the New Testament, ed. K.C. Hanson, Minneapolis: Fortress, 2002, tt. 39-74.

[3] Tv 11,6; Is 51, 17, 22; Ed 23, 32-33.

[4] Xem M. Hengel – A.M.Schwemer, Jesus und das Judentum, Tubingen: Mohr Siebeck 2007, 588

[5] Xem Trong Cựu Ước, nỗi đau khổ của Giêrêmia (e.g., Gr 20,7-18). Hay như thánh Phaolô trần tình về mình trong Tân Ước (e.g., 2 Cor 4,7-18)

[6] Xem Ga 18, 12-15

[7] Hengel – Schwemer, Idem., 593

[8] Xem Joseph Blinzer, The Trial of Jesus and Roman Proceeding against Jesus Christ Described and Assessed from the Oldest Account, Westminster, MD: Newman Press 1959, 117-121; và 86-89.

[9] Xem Ds 35,30; Dnl 17,6; 19,15.

[10] Xem Mc 8,29-30; 9,7-9.

[11] Những ý tưởng cho rằng Chúa Giêsu đã không dùng tước vị Con Người là thiếu nền tảng. Hầu như tước vị này không có mặt ở bất cứ nơi nào trong Tân Ước trừ nơi miệng Chúa Giêsu. Một vài trường phái Kitô-học không lý giải về tước vị này.

[12] Xem m. Sanh.VII, 5. Lệnh này có trước luật trong Mishnah.

[13] Xem lượt tóm những tranh luận về vấn đề này trong Pesch, Markus Evangelium, Phần 2, 418-419.

[14] Trong trình thuật của Tin Mừng Thứ Tư, việc Chúa chịu đánh đòn xảy ra trước khi bị lên án tử (Ga 19,1; x, Lc 23,16). Trường hợp này có thể là nỗ lực cuối cùng của Philatô để khỏi phải lên án tử Chúa Giêsu

[15] X. b. Sanh. 43a: “Khi một người bị dẫn đến nơi hành quyết, phải trao cho một ly rượu có pha hạt nhũ hương, để cho các giác quan bị tê, vì có lời chép rằng, hãy cho thức uống mạnh để hắn sẵn sàng chết, và rượu vào trong sự cay đắng của linh hồn” (Sanhedrin, trans. Jacob Schachter – Harry Freedman, ed. Isidore Epstein, London: Soncino, 1987.

[16] X. Hengel –Schewemer, Jesus und das Judentum, 617; Schalom ben Chorin, Brother Jesus: The Nazarene through Jewish Eyes, Atlanta: University of Georgia Press, 2001, 184

[17] 11QTemple 64, 6-10. Xem Peter Stuhlmacher, Biblische Theologie des Neuen Testaments 1, Gottingen: Vandenhoeck & Ruprecht, 1992, 155-156.