22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 32)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 40)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 66)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 54)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 43)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 52)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 50)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 52)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 43)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 65)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

LÀM SAO ĐỂ TÌM KIẾM THIÊN CHÚA?

16 Tháng Sáu 20217:29 SA(Xem: 613)

2-3ssLÀM SAO ĐỂ TÌM KIẾM THIÊN CHÚA?

Chúng ta rất dễ hiểu lầm điều này. Chúng ta luôn mãi tìm kiếm Thiên Chúa, dù cho hầu hết không nhận ra như thế. Thường thì chúng ta nghĩ tìm kiếm Thiên Chúa là cuộc tìm kiếm có ý thức về mặt tôn giáo, một việc mà chúng ta làm theo khía cạnh tâm linh cuộc sống của mình. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ như sau: Tôi có cuộc sống bình thường và có những mưu cầu của tôi, và nếu có lòng, tôi sẽ thực hiện sự mưu cầu về tôn giáo và tâm linh qua cầu nguyện, suy niệm và giữ đạo để có thể biết Thiên Chúa. Đáng tiếc thay, đây là một hiểu lầm tai hại. Cuộc truy cầu bình thường của chúng ta để tìm kiếm ý nghĩa, sự viên mãn, và thậm chí là khoái lạc, thật ra đều là cuộc truy cầu Thiên Chúa.

Trong cuộc đời, chúng ta tự nhiên tìm kiếm những gì? Theo lẽ tự nhiên, chúng ta tìm kiếm ý nghĩa, tình yêu, người tri kỷ, tình bạn, tình cảm, viên mãn tình dục, tầm quan trọng, sự công nhận, kiến thức, sáng tạo, vui chơi, hài hước và hoan lạc. Tuy nhiên, chúng ta lại thường không xem những mưu cầu này là tìm kiếm Thiên Chúa. Khi mưu cầu những thứ này, chúng ta hiếm khi xem chúng là cách để tìm kiếm Thiên Chúa. Chúng ta nghĩ mình đơn giản chỉ đang tìm kiếm hạnh phúc, ý nghĩa, sự viên mãn và hoan lạc, và cuộc tìm kiếm Thiên Chúa là một việc phải thực hiện theo cách khác, và phải được thực hiện qua những việc thực hành tôn giáo rõ ràng.

Đâu phải chỉ mình chúng ta nghĩ vậy. Chuyện này đã tồn tại từ xưa rồi. Như Thánh Âugutinô đã phải đấu tranh với chuyện này, cho đến một ngày, ngài mới nhận ra. Là người nhiệt thành truy cầu, Thánh Âugutinô dành 24 năm đầu đời để truy cầu những thứ của trần thế: học tập, ý nghĩa cuộc sống, yêu đương, tình dục, và một sự nghiệp đáng trọng. Tuy nhiên, trước cả khi trở lại đạo, trong lòng ngài vẫn có một khát khao hướng về Thiên Chúa và những gì thiêng liêng. Nhưng, cũng như chúng ta, ngài lại xem đó là một khát khao tách biệt với những khát khao của ngài đối với trần thế. Chỉ sau khi trở lại, ngài mới nhận ra được một điều. Và đây là những lời trứ danh của ngài để mô tả điều ngài đã cảm nghiệm:

“Con đã yêu Ngài quá muộn màng, ôi Vẻ Đẹp muôn đời ban sơ, muôn đời mới mẻ, con đã yêu Ngài quá muộn màng! Ngài đã ở trong con, nhưng con lại ở ngoài, và con lại tìm kiếm Ngài bên ngoài. Khi mình chẳng đáng mến, con lao vào những thứ đáng mến mà Ngài tạo dựng. Ngài đã ở với con, mà con chẳng ở với Ngài… Ngài đã gọi, đã hét, đã phá tan sự điếc đặc của con. Ngài làm chớp lòa, chói sáng và phá tan sự mù tối của con.”

Đây là lời thừa nhận thành thật, Thánh Âugutinô đã sống nhiều năm không yêu mến Thiên Chúa, nhưng đó cũng là lời thừa nhận, trong những năm tháng đó, ngài đã hiểu lầm một điều và chính điều đó dẫn đến thất bại của ngài. Hiểu lầm đó là gì?

Đọc lời tự thú của ngài, chúng ta thường tập trung vào phần đầu, là việc ngài nhận ra rằng Thiên Chúa ở trong ngài bấy lâu nay mà ngài lại không ở trong chính mình. Đây cũng là đấu tranh triền miên của chúng ta. Nhưng trong lời tự thú này và trong cuộc đấu tranh triền miên của chúng ta, có một điều khó thấy hơn, chính là việc ngài công nhận rằng trong bao nhiêu năm tháng đó, khi ngài tìm kiếm đời sống trần thế, một cuộc tìm kiếm mà ngài từng xem là chẳng liên quan gì đến việc tìm kiếm Thiên Chúa, thật ra ngài đã tìm kiếm Chúa rồi. Điều ngài tìm kiếm bao năm qua nơi những sự trần tục và khoái lạc, thật ra chính là tìm kiếm chính Thiên Chúa. Thật vậy, lời tự thú của ngài có thể được viết lại như thế này.

Muộn, con đã yêu Ngài quá muộn màng, bởi con chẳng ở trong bản thân khi mà Ngài luôn ở trong con, con chẳng biết khi tìm kiếm trong thế trần là con đang tìm Ngài. Con chưa hề nghĩ cuộc tìm kiếm đó liên quan gì đến Ngài. Con cứ nghĩ không phải con tìm kiếm Ngài, mà là con tìm kiếm những gì đem lại cho con ý nghĩa, tình yêu, tầm quan trọng, sự viên mãn tình dục, kiến thức, hoan lạc và sự nghiệp. Con chưa hề nghĩ khát khao của con với những thứ này có liên hệ với khát khao hướng về Ngài. Con chẳng biết rằng mọi thứ con theo đuổi, mọi thứ con dốc mình, đều có sẵn trong con, trong Ngài. Muộn quá, con đã hiểu Ngài quá muộn màng. Muộn quá, con đã quá muộn để hiểu ra rằng điều con quá khát khao và dốc mình lại ở trong Ngài. Bao năm qua, con chưa hề nghĩ những khắc khoải, sự vị kỷ và mưu cầu khoái lạc của con lại có liên hệ gì đến Ngài. Mọi việc con dốc mình lại đang ở trong Ngài và Ngài ở trong con. Muộn quá, con đã nhận ra quá muộn màng.

“Chúng ta được bắn vào cuộc đời với sự điên cuồng của các vị thần.” Các nhà khắc kỷ Hy Lạp nhìn nhận như thế. Họ đã đúng. Cả cuộc đời chúng ta đơn giản chỉ là cuộc tìm kiếm để phản ứng với sự điên cuồng thần thánh trong chúng ta, một sự điên cuồng mà các Kitô hữu đồng nhất với những khát khao vô tận của linh hồn. Với những khát khao này, như Thánh Âugutinô chúng ta lao vào thế trần tìm kiếm ý nghĩa, tình yêu, tri kỷ, tình bạn, tình cảm, sự viên mãn tình dục, tầm quan trọng, sự công nhận, kiến thức, sự sáng tạo, và hoan lạc. Mà có lẽ còn hơn cả những truy cầu tôn giáo rõ ràng của chúng ta, cuộc truy cầu trần thế đó thật sự chính là cuộc truy cầu Thiên Chúa.

Mong chúng ta sớm nhận ra điều này, để không phải viết: “Con yêu Ngài quá muộn màng!”

Rev. Ron Rolheiser, OMI