28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 18)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 22)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 18)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 36)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 57)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 62)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 54)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 71)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ SÁU TUẦN XI THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : 2 Cr 11,18.21b-30

17 Tháng Sáu 20219:01 CH(Xem: 619)

2-8tLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ SÁU TUẦN XI THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : 2 Cr 11,18.21b-30

Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh.

Bài trích thư thứ hai của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

18 Thưa anh em, vì có lắm kẻ tự hào theo tính xác thịt, thì tôi đây, tôi cũng tự hào.

21b Bất cứ điều gì người ta dám làm, thì tôi cũng dám làm -tôi nói như người điên-. 22 Họ là người Híp-ri ư ? Tôi cũng vậy ! Họ là người Ít-ra-en ư ? Tôi cũng vậy ! Họ là dòng giống Áp-ra-ham ư ? Tôi cũng vậy ! 23 Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư ? Tôi nói như người điên : tôi còn hơn họ nữa ! Hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết. 24 Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một ; 25 ba lần bị đánh đòn ; một lần bị ném đá ; ba lần bị đắm tàu ; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi ! 26 Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. 27 Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. 28 Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh ! 29 Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối ? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên ?
30 Nếu phải tự hào, thì tôi sẽ tự hào về những yếu đuối của tôi.

Đáp ca : Tv 33,2-3.4-5.6-7 (Đ. x. c.18b)

Đ. Người công chính được Thiên Chúa giữ gìn, giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn.

2Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa,
câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi.
3Linh hồn tôi hãnh diện vì Chúa
xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên.

Đ. Người công chính được Thiên Chúa giữ gìn, giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn.

4Hãy cùng tôi ngợi khen Đức Chúa,
ta đồng thanh tán tụng danh Người.
5Tôi đã tìm kiếm Chúa, và Người đáp lại,
giải thoát cho khỏi mọi nỗi kinh hoàng.

Đ. Người công chính được Thiên Chúa giữ gìn, giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn.

6Ai nhìn lên Chúa sẽ vui tươi hớn hở,
không bao giờ bẽ mặt hổ ngươi.
7Kẻ nghèo này kêu lên và Chúa đã nhận lời,
cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn.

Đ. Người công chính được Thiên Chúa giữ gìn, giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn.

Tung hô Tin Mừng : Mt 5,3

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,

vì Nước Trời là của họ. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Mt 6,19-23

Kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

19 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. 20 Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi. 21 Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.

22 “Đèn của thân thể là con mắt. Vậy nếu mắt anh tốt, thì toàn thân anh sẽ sáng. 23 Còn nếu mắt anh xấu, thì toàn thân anh sẽ tối. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối, thì tối biết chừng nào !”

SUY NIỆM-KHO TÀNG KHÔNG HƯ MẤT


Thánh Augustinô, sau thời gian sống trong lạc thú thế gian, đã cảm nghiệm được: hạnh phúc Nước Trời mới là vĩnh cửu, còn thế gian chỉ là phù du. Ngài đã thốt lên trong tiếc nuối: “Lạy Chúa, con yêu Ngài quá muộn màng”. Từ đó, ngài từ bỏ mọi sự để bước theo Chúa.


Nếu sự sống không còn, vàng bạc đem lại ích gì; nếu linh hồn đã mất, của cải mua được những chi? Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc nhở các môn đệ phải biết nhìn xa: “Anh em hãy tích trữ cho mình kho tàng trên trời”.


Chúa muốn chúng ta hãy là những nhà đầu tư khôn ngoan, biết việc gì là ưu tiên, biết điều gì là mãi mãi. Kho tàng trên trời muôn đời còn mãi, không thể hư nát, không thể tiêu hao. Và kho tàng đó có được là nhờ tin và sống theo Đức Kitô.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, không có cuộc đời nào là bền vững, là vĩnh cửu, mọi thứ rồi sẽ tàn phai theo thời gian. Xin cho chúng con biết khôn ngoan vận dụng ơn thiêng Chúa ban để mua lấy kho tàng Nước Trời mai sau. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô: Trên Thánh giá, Chúa Giêsu cầu nguyện cho mỗi người chúng ta


Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 16/6, suy tư về “lời cầu nguyện linh mục” của Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly, Đức Thánh Cha nói rằng trong những giờ phút đau khổ trong cuộc thương khó và chịu chết, Chúa cầu nguyện và cầu nguyện cho chúng ta. Đức Thánh Cha nhắc các tín hữu đừng quên rằng chúng ta không chỉ cầu nguyện nhưng còn được cầu nguyện cho.


Trước sự tham dự của hơn 500 tín hữu hiện diện tại sân Damaso ở nội thành Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày bài giáo lý cuối cùng trong loạt bài về đề tài cầu nguyện, đã được bắt đầu từ tháng 5/2020. Tập trung suy tư về “lời cầu nguyện linh mục” của Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly, Đức Thánh Cha lưu ý rằng trong những giờ phút cuối của cuộc sống trần gian, những lời cầu nguyện liên lỉ của Chúa Giêsu với Chúa Cha càng trở nên tha thiết và nhiều hơn, khi Người bước gần đến cái chết và phục sinh mang lại ơn cứu độ cho chúng ta.

Trong “lời cầu nguyện linh mục”, Chúa khẩn cầu cho các môn đệ của Người và cho tất cả những ai sẽ tin nhờ lời của họ. Trong cơn hấp hối trong vườn Cây Dầu, Chúa dâng lên Chúa Cha nỗi thống khổ của mình và yêu thương đón nhận thánh ý của Người. Vào giờ phút đen tối nhất của cuộc thương khó trên thập giá, Chúa Giêsu tiếp tục cầu nguyện, sử dụng những lời cầu nguyện truyền thống trong sách Thánh vịnh, đồng hoá mình với những người nghèo khổ và bị bỏ rơi trên thế giới. Trong những khoảnh khắc đó, Chúa chịu đóng đinh mang trên mình gánh nặng của tất cả tội lỗi của thế giới. Vì chúng ta, Người chịu sự xa cách ngăn cách tội nhân với Thiên Chúa, và trở thành Đấng Chuyển cầu tối cao và vĩnh cửu cho toàn thể nhân loại.

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các tín hữu rằng trong đời sống cầu nguyện của chính mình, hãy luôn nhớ rằng Chúa không ngừng cầu nguyện cho chúng ta, liên kết chúng ta vào cuộc đối thoại vĩnh cửu của Nguời với Chúa Cha, trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần.

Cầu nguyện là cốt lõi sâu sắc của tất cả cuộc sống của Chúa Giêsu

Mở đầu bài giáo lý, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng “cầu nguyện là một trong những nét đặc trưng rõ ràng nhất trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Chúa cầu nguyện và cầu nguyện rất nhiều. Trong quá trình thực hiện sứ mệnh, Chúa Giêsu đã đắm mình trong cầu nguyện, bởi vì cuộc đối thoại với Chúa Cha là cốt lõi sâu sắc của tất cả cuộc sống của Nguời.”

Chúa Giêsu mang lại ơn cứu độ toàn diện

Đức Thánh Cha nhận xét: “Các sách Tin Mừng làm chứng rằng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu càng trở nên mãnh liệt và nhiều hơn trong những giờ phút của cuộc Thương khó và sự chết của Người. Thật vậy, những sự kiện cao điểm trong cuộc đời của Người tạo nên cốt lõi trung tâm của lời rao giảng Kitô giáo: những giờ phút cuối cùng Chúa Giêsu sống tại Giêrusalem là trọng tâm của Tin Mừng không chỉ vì các Thánh sử dành nhiều chỗ hơn cho tường thuật này, nhưng còn vì sự kiện Chúa chết và phục sinh – như một tia chớp – chiếu sáng phần còn lại trong cuộc đời của Chúa. Chúa không phải là một nhà từ thiện chăm lo cho những đau khổ và bệnh tật của con người: Người là như thế và còn hơn thế nữa. Nơi Người không chỉ có sự tốt lành: còn có ơn cứu độ, không phải ơn cứu độ theo một thời kỳ – là kiểu có thể cứu khỏi bệnh tật hay một khoảnh khắc tuyệt vọng – nhưng là ơn cứu độ toàn diện, ơn cứu độ của Đấng Thiên sai, mang lại hy vọng vào chiến thắng vĩnh viễn của sự sống trên sự chết.”

Gần gũi và tín thác vào Chúa Cha

Đức Thánh Cha nói thêm: “Do đó, trong những ngày cuối của lễ Vượt Qua cuối cùng của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Người hoàn toàn đắm mình trong cầu nguyện. Chúa cầu nguyện rất nhiều trong vườn Ghết-sê-ma-ni, bị đau khổ thân xác hành hạ. Tuy nhiên, chính trong giây phút đó, Chúa Giêsu đã gọi Thiên Chúa là “Abba”, là cha (x. Mc 14, 36). Đức Thánh Cha giải thích: “Từ ngữ tiếng A-ram này, ngôn ngữ của Chúa Giêsu, thể hiện sự thân mật và tin cậy. Chính khi cảm thấy bóng tối bao trùm quanh mình, Chúa Giêsu vượt qua nó bằng một từ đơn sơ: Abba! Cha ơi!

“Chúa Giê-su cũng cầu nguyện trên Thánh giá, bị bao phủ trong bóng tối của sự im lặng của Thiên Chúa. Và một lần nữa từ ‘Cha’ lại xuất hiện trên môi Nguời. Đó là lời cầu nguyện tha thiết nhất, vì trên thập giá, Chúa Giêsu là Đấng chuyển cầu tuyệt đối: Chúa cầu nguyện cho người khác, cho tất cả mọi người, ngay cả cho những người đã lên án Người, mặc dù không một ai ngoài một tên vô lại đáng thương đứng về phía Người. Mọi người chống lại Chúa hoặc thờ ơ với Người. Chỉ có kẻ bất lương đó nhận ra Đấng quyền năng. ‘Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết việc họ làm’ (Lc 23, 34).”

“Giữa bi kịch, trong nỗi đau đớn tột cùng của tâm hồn và thể xác, Chúa Giêsu cầu nguyện bằng những lời Thánh vịnh; cùng với những người nghèo khổ trên thế giới, đặc biệt là những người bị mọi người lãng quên, Chúa thốt lên những lời bi thương của Thánh vịnh 22: ‘Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa bỏ con?’ (câu 2). Chúa cảm thấy bị bỏ rơi và Người đã cầu nguyện. Thánh giá là sự thành toàn ân sủng của Chúa Cha, Đấng ban tặng tình yêu; nghĩa là ơn cứu độ của chúng ta được thực hiện. Chúa Giêsu cũng khẩn cầu Chúa Cha: ‘Thiên Chúa của con’, ‘Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha’: tất cả những điều xảy ra trong 3 tiếng đồng hồ trên Thánh giá đều là lời cầu nguyện.”

Phục sinh là câu trả lời của Chúa Cha

Do đó, Chúa Giêsu cầu nguyện trong những giờ phút quyết định của cuộc thương khó và của sự chết. Đức Thánh Cha nhận định: “Chúa Cha đã nhận lời Người bằng sự Phục sinh. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu thật mãnh liệt, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu là độc nhất và cũng trở thành kiểu mẫu cho lời cầu nguyện của chúng ta. Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho mọi người, Nguời cũng đã cầu nguyện cho tôi, cho mỗi người trong anh chị em. Mỗi người chúng ta có thể nói: ‘Trên Thánh giá, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho tôi’. Chúa Giêsu có thể nói với chúng ta, với mỗi người chúng ta: ‘Ta đã cầu nguyện cho con, trong bữa Tiệc Ly, trên Thánh Giá.’” Đức Thánh Cha khẳng định: “Ngay cả trong nỗi đau nhất trong những đau khổ của chúng ta, chúng ta không bao giờ cô đơn. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu ở với chúng ta." Đức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu tiếp tục cầu nguyện để lời Chúa giúp chúng ta tiến bước.

Ân sủng: chúng ta không chỉ cầu nguyện, nhưng còn được "cầu nguyện cho"

Kết thúc bài giáo lý, Đức Thánh Cha nói rằng đối với ngài, “điều tốt nhất cần ghi nhớ” đó là “ân sủng, là chúng ta không chỉ cầu nguyện, nhưng có thể nói, chúng ta đã được "cầu nguyện cho", chúng ta đã được đón nhận vào cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với Chúa Cha, vào trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần.”

“Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi”. Đức Thánh Cha nhắc các tín hãy ghi nhớ điều này và đừng quên nó. Ngài nói tiếp: “Ngay cả trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất. Chúng ta đã được đón nhận vào cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với Chúa Cha, trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần. Chúng ta được Chúa Giêsu Kitô yêu mến, và thậm chí trong giờ phút của cuộc thương khó, sự chết và sự phục sinh, mọi thứ đã được hiến dâng vì chúng ta.”

Chúng ta chỉ cần can đảm và hy vọng để làm vinh danh Chúa bằng cuộc sống

Đức Thánh Cha kết luận: “Và vì vậy, bằng cầu nguyện và bằng cuộc sống, chúng ta chỉ cần có can đảm, hy vọng và với lòng can đảm và hy vọng này, mạnh mẽ nghe lời cầu nguyện của Chúa Giêsu và tiến bước, để cuộc sống của chúng ta làm vinh danh Thiên Chúa khi nhận thức rằng Chúa cầu nguyện với Chúa Cha cho tôi, Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi.

Hồng Thuỷ - Vatican News