Wednesday, September 11, 20247:35 PM(View: 8)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Nhà thần bí nổi tiếng ở vùng Nam Mỹ có tên là bà Maria Esperanza đã từng 3 lần tiên đoán rằng sẽ có những biến cố lớn xẩy ra tại nước Mỹ. Đó là chuyện về những kẻ thù của nước Mỹ sẽ tấn công nước Mỹ...
Wednesday, September 11, 20242:47 PM(View: 11)
Nguồn: Spiritdaily.com Hôm nay thì ngày 9/11 lại đến. Cho dù có bao nhiêu năm tháng đi qua, chúng ta vẫn ngậm ngủi và giữ thinh lặng trong giây lát để tưởng niệm những nạn nhân và cầu nguyện cho nước Mỹ.
Wednesday, September 11, 20242:09 PM(View: 9)
Nguồn: Internet Đối với rất nhiều người thì vị linh mục người Mỹ này được mọi người thương mến vì ngài có những hành động quên mình để cứu những người khác.
Wednesday, September 11, 20241:38 PM(View: 10)
Hôm nay, ngày 11 tháng 9 năm 2024, cả nước Mỹ tưởng nhớ ngày này. Đó là vào năm 2001, khi mà cả nước Mỹ đau buồn vì biến cố khủng bố đã xẩy ra tại thành phố New York, ở lầu Năm Góc thuộc thủ đô Washington DC và ở một cánh đồng của tiểu bang Pennsylvania.
Wednesday, September 11, 20241:24 PM(View: 14)
Một cựu chiến binh Hoa Kỷ kể: Tôi đã phục vụ trong quân đội. Tôi được gửi đi hoạt động ở nước Afghanistan. Trong một sứ mệnh cứu đồng đội thì tôi bị thương và mất hai chân và một cánh tay. Sau đó, vợ tôi bỏ rơi tôi
Wednesday, September 11, 20247:11 AM(View: 14)
Hôm nay ngày 11 tháng 9 năm 2024. Tính đến hôm nay thì bieesns cố khủng bố đã xẩy ra được 23 năm (2001). Nhưng trong lòng tôi, dường như biến cố này mới xẩy ra hôm qua. Một vết thương quá sâu và quá đau xót.
Tuesday, September 10, 20247:06 PM(View: 25)
Nữ tu Mechthild Hackeborn khẩn cầu Đức Mẹ xót thương phù hộ cho mình trong giờ phút cuối đời. Đức Mẹ hiện ra và nói: "Mẹ đã nge lời khẩn cầu của con. Mẹ chấp nhận điều con xin, nhưng xin con đọc mỗi ngày 3 Kinh Kính Mừng theo ý mẹ. Kinh thứ nhất: Kính tôn và cảm tạ Chúa Cha, Đấng đã dùng quyền phép vô cùng cao cả của Người mà ban cho mẹ, sau Người, được toàn quyền...
Tuesday, September 10, 20246:00 PM(View: 27)
Nguồn: Spiritdaily.com Thánh Giuse là Cha nuôi của Chúa Giêsu và là chồng của Đức Mẹ Maria, Ngài là một vị thánh tuyệt hảo để giúp cho những người mất ngủ thì được ngủ dễ dàng hơn.
Tuesday, September 10, 20245:47 PM(View: 23)
Nguồn: Spiritdaily.com Thánh Peter Damian là một vị tu sĩ Dòng Benedictine và cũng là một vị Giám Mục của thế kỷ thứ 11. Ngài hoạt động trong nhiều lãnh vực nên thường có nhiều đêm mất ngủ trầm trọng. Ngài luôn cầu nguyện rất sốt sắng, làm việc sám hối và nhiều công việc khác.
Tuesday, September 10, 20244:59 PM(View: 24)
Nguồn: https://www.catholic365.com Nicholas chào đời năm 1245 tại San Angelo, quận Marche, thành phố Ancona (Ý Đại Lợi). Cha mẹ người không có con đã đi hành hương tại đền thánh Bari, Ý Đại Lợi để cầu xin Thánh Nicholas ở Myre ban cho một đứa con.

Chúa là Sự Sống Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XIII Thường niên - B (Mc 5, 21 – 43)

Thursday, June 24, 202111:01 AM(View: 886)

CGGOIChúa là Sự Sống

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XIII Thường niên - B
(Mc 5, 21 – 43)

Sống vui, sống mãi và sống hạnh phúc, nhất là chiến thắng cái chết, không chỉ trong tư tưởng, nhưng là một khát vọng của con người ở mọi nơi mọi thời. Sự sống lại của Chúa Giêsu khẳng định, khát vọng ấy thực sự có thể, vì cái chết không phải là một phần cấu trúc sáng tạo, về nguyên lý là không thể đảo ngược, Chúa là Sự Sống: “Thiên Chúa không tạo dựng sự chết, chẳng vui mừng khi người sống phải chết…” (Kn 1, 13).

Bởi ác quỉ ghen tương, nên tử thần đột nhập vào thế gian (x. Kn 1, 13-15), nhưng Thiên Chúa “sẽ không thí bỏ mạng tôi cho âm phủ” (Tv 16, 10). Lời Thánh Vịnh trên được Chúa Giêsu là đầu và là trưởng tử hoàn tất khi sống lại từ trong cõi chết. Sự chết dẫn Người xuống mồ, nhưng không tiêu tan. Người đã chiến thắng sự chết. Chỉ có Lời quyền năng Thiên Chúa Tình Yêu mới đủ mạnh để phá đổ những rào cản của sự chết.

«Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại» là lời tuyên xưng vào sự hiện hữu thực sự của Thiên Chúa, cho phép chúng ta hát vang lời Alleluia ở giữa một thế giới, bóng tối tử thần đang đe dọa chúng ta.

Đoạn Tin Mừng thánh Marcô hôm nay như một dạng “phóng sự” được thánh Phêrô trực tiếp chứng kiến những sự kiện, chúng ta cần đọc với cái nhìn đơn giản mới thấy được sự phong phú của nó.

Chúa Giêsu đến và đặt tay lên đứa bé

Điều mà Giairô mong đợi nơi Chúa Giêsu là “đến đặt tay lên em bé để nó được khỏi và được sống” (Mc 5, 23). Thái độ của Giairô thật là ấn tượng. Đường đường là trưởng hội đường Do Thái, vậy mà ông “sụp lạy và van xin” Chúa Giêsu (Mc 5, 22), ông quên đi nhân cách, địa vị của mình trước đám đông nhiều người biết ông, ông tiên phong tin cậy vào Chúa Giêsu. Tất nhiên, vì cô gái diệu, ông làm tất cả.

Chúng ta cũng thế, trong lúc ốm đau bệnh tật, vô phương cứu chữa, hy vọng tiêu tan, thì lời kêu cầu vang lên tới Chúa thật tha thiết. Lời van xin của người cha: “Xin Ngài đến… để nó được khỏi và được sống!“. Chúa Giêsu không nói một lời nào, lời trấn an Giairô cũng không. Đôi lúc Chúa vẫn im lặng đối với lời van xin của chúng ta, khi nhận lời chúng ta cầu nguyện. Chúa đồng hành và ở với chúng ta, ngay cả khi chưa nhận lời chúng ta.

Ai chạm đến Ta?

Một câu hỏi cất lên giữa đám đông khiến các môn đệ sửng sốt: “Thầy coi đám đông chen lấn Thầy tứ phía, vầy mà Thầy con hỏi: Ai chạm đến Ta?” (Mc 5, 31) Thì ra “có một người đàn bà bị bệnh” (Mc 5, 25) đã đi lẫn vào trong đám đông đến sau Người. Có thể bà sợ đến với Chúa trước nhiều người. Sợ họ biết việc mình làm. “Mười hai năm trời sống với bệnh xuất huyết” (Mc 5, 25), nghe nói về Chúa Giêsu, Đấng đã chữa lành những bệnh hoạn tật nguyền trong dân, cơ hội tuyệt vời đã đến, bà quyết định chạm tới áo Chúa.

Phản ứng của Chúa Giêsu không làm bà ngạc nhiên và xấu hổ. Không ai đụng đến áo Chúa mà Chúa không biết. Trước mặt Chúa, chúng ta không phải là người vô danh, mất hút giữa đám đông. Chúa thấy chúng ta kêu cầu, cả lúc chúng ta không thể hiện công khai. Chúa biết tất cả vì Người là Đấng toàn tri, là sức mạnh của Thiên Chúa, là Sự Sống. Người đàn bà đã nhận lại được sự sống qua việc chữa lành nhờ đụng chạm tới áo Chúa Giêsu (x. Mc 5, 33). Bởi trong chính cuộc đối thoại với người đàn bà nhút nhát đang tuyệt vọng này, từ việc chữa lành thể xác Chúa ban cho bà ơn cứu độ, bình an và sức khỏe xác hồn.

Dù đến với Chúa thế nào đi chăng nữa, lời thánh Phaolô nhắn nhủ chúng ta : “Bạn có biết sự hào phóng, ân hạn, nhưng không của các món quà của Chúa Giêsu Kitô” (2Cr 8, 9).

Họ liền chế diễu Người

Những “người nhà” Giairô là những người tốt. Với sự thận trọng, họ sẽ gặp người cha và báo cho ông biết về cái chết của con gái ông: “Con gái ông chết rồi, còn phiền Thầy làm chi nữa ?” (Mc 5, 35). Nói thế, không phải họ thiếu lòng tin, nhưng là họ không thể tưởng tượng được một tình huống đã chết rồi có thể sống lại được.

Thoáng nghe lời họ nói, Chúa Giêsu bảo: “Con bé không chết đâu, nó đang ngủ đó” (Mc 5, 39). Họ thấy nực cười, vì chính lúc Giairô vắng nhà thì con gái ông trút hơn thở lần cuối. Chúa mời gọi ông Giairô: “Ông đừng sợ, hãy cứ tin” (Mc 5, 36) Giairô đã tin vào quyền năng chữa bệnh của Chúa. Ông được mời đi xa hơn sự tin tưởng là sống niềm tin vào Chúa.

Chúa Giêsu muốn chúng ta có một niềm tin sắt đá, một đức tin chuyển núi rời non, vượt trên sự chết. Kẻ có tội không bao giờ chết trước mặt Thiên Chúa. Người ấy có thể sống lại nhờ ân sủng Thiên Chúa trao ban, vì Chúa là Sự Sống. “Thiên Chúa không vui mừng khi người sống phải chết” (Kn 1, 13).

Hãy cho em bé ăn

Giairô và vợ ông, cùng với ba tông đồ được Chúa mang theo. Chúa Giêsu không cầu xin Chúa Cha, không ban một lời chúc lành nào, vì Chúa là Sự Sống. Người có thể trả lại sự sống cho em bé một cách dễ dàng khi cầm tay nó. Người vẫn cầm tay chúng ta mà chúng ta không biết.

Những người chứng kiến không được chuẩn bị để đánh giá một cử chỉ như vậy có nghĩa gì. Còn quá sớm để giải thích cho họ ý nghĩa đầy đủ về sự sống lại của em bé. Nếu Đức Giêsu giữ bí mật, khác hẳn với việc Chúa chữa người đàn bà chạm vào Chúa, Người đã mang theo ba nhân chứng là những chứng nhân từ núi Chúa biến hình cho đến khi Chúa chịu Khổ Nạn và Phục Sinh. Im lặng là cần thiết, vì sự sống lại như thế được coi là dấu chỉ rõ ràng thời thiên sai.

Chúa Giêsu bảo họ: “Hãy cho em bé ăn” (Mc 5, 43). Vì em mà Chúa Giêsu đến. “Ăn” là cử chỉ Chúa Giêsu báo trước sự phục sinh của Chúa, vào buổi chiều tối Chúa Phục sinh, Chúa hỏi các môn đệ: “các con có gì để ăn?” không phải là để ăn cho thể xác, nhưng là để họ có niềm tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô.

Giờ đây, Tiệc Thánh chúng ta cử hành là dấu chỉ của niềm vui được chia sẻ trong đức tin trước Thiên Chúa hằng sống, với sự sống viên mãn tràn đầy chứng thực rằng sự sống mạnh hơn cái chết. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ