22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 11)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 16)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 58)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 37)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 46)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 45)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 48)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 40)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XV THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mc 6,7-13

10 Tháng Bảy 20218:43 CH(Xem: 580)

11-7LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT TUẦN XV THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Mc 6,7-13

Đức Giê-su bắt đầu sai các Tông Đồ đi rao giảng.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

7 Khi ấy, Đức Giê-su gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trên các thần ô uế. 8 Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy ; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng ; 9 được đi dép, nhưng không được mặc hai áo. 10 Người bảo các ông : “Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì hãy ở lại đó cho đến lúc ra đi. 11 Còn nơi nào người ta không đón tiếp và không nghe anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi đất dưới chân để tỏ ý cảnh cáo họ.” 12 Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. 13 Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh.

SUY NIỆM-ĐƯỢC SAI ĐI

Ngày 15-08-1217 vào dịp lễ Đức Mẹ hồn xác lên Trời, Thánh Đa Minh, Đấng sáng lập Dòng Anh Em Giảng Thuyết, đã sai 16 anh em đầu tiên, cứ từng hai người một đi đến nhiều nước Âu châu để loan báo Tin Mừng, và thành lập các Trung tâm học vấn. Biến cố này được coi là ngày lễ “Ngũ Tuần” của Dòng Đa Minh. Sự kiện đó bắt nguồn từ biến cố Đức Giêsu sai Nhóm Mười Hai đi rao giảng Tin Mừng. Từ những người đánh cá, người thu thuế,… các ông được sai đi, trở thành nhà giảng thuyết. Các ông được hướng dẫn, dạy dỗ và lãnh nhận quyền năng từ Thầy mình. Rao giảng Tin Mừng trở thành sứ mạng chi phối đời sống của các ông, một sứ mạng khẩn thiết, phải mau mắn thi hành. Mọi thứ đồ dùng như giày dép, bao bị, túi tiền, quần áo gây ảnh hưởng đến việc thi hành sứ vụ rao giảng Nước Chúa đều không được mang theo.

Xã hội hiện đại trang bị cho con người đủ thứ vật chất và tiện nghi. Tiện nghi hiện đại có thể là phương tiện hữu hiệu cho công cuộc rao giảng Tin Mừng trong thời đại này. Nhưng lắm lúc nó cũng là rào cản, gây vướng víu, thậm chí gây lạc hướng hay chùn bước khi phương tiện trở nên quan trọng hơn mục đích. Mối quan tâm trên hết của người loan Tin Mừng là thông điệp Tin Mừng chứ không phải những tiện nghi hay vật chất vốn chỉ là phương tiện. Quá quan tâm vào những điều không cần thiết, người Tông đồ sẽ ngày càng xa rời căn tính là mang Tin Mừng nơi mình và chuyển trao cho tha nhân.

Rao giảng Tin Mừng là sứ mạng của mỗi người từ khi trở thành một Kitô hữu. Để thi hành sứ mạng đó, trước hết mỗi tín hữu phải là con người có Tin Mừng. Nghĩa là, tâm hồn người tín hữu phải được thấm nhuần Lời Chúa. Một tâm hồn thấm nhuần Lời Chúa sẽ biểu hiện ra một dấu chỉ Nước Trời, thay vì để người khác chỉ nhìn thấy những mối quan tâm vật chất nơi mình.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con trở thành những tay thợ gặt lành nghề trong cánh đồng truyền giáo. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Giáo phái là gì?

Một trong những vấn đề được đặt ra cho Kitô giáo khi bước vào thiên niên kỷ thứ ba là sự hợp nhất giữa các tín đồ của đức Kitô. Họ đã bị phân chia thành nhiều nhóm: công giáo, chính thống, tin lành, cơ đốc phục lâm, baptist, methodist, vv. Có thể coi mỗi nhóm như là một đạo? Hay chỉ là một Giáo hội? Hay chỉ là một giáo phái?

Trong tiếng Việt, chúng ta thấy việc sử dụng các từ ngữ “giáo phái”, “Giáo hội”, “tông phái” không được chính xác cho lắm. Ai ai cũng biết là trong Phật giáo, có hai ngành (bộ phái) chính là Bắc Tông và Nam Tông, hoặc Đại thừa và Tiểu thừa, với đạo lý rất là khác biệt về bản thân Đức Phật, đến nỗi có thể ví được như là khuynh hướng hữu thần trong Đại thừa và vô thần trong Tiểu thừa. Tuy nhiên, không ai dám khẳng định rằng bên nào đúng bên nào sai, bên nào là chính đạo bên nào là tà đạo. Cả hai tông phái đều thuộc về một đạo. Ngoài hai tông phái chính, chúng ta còn thấy những tông phái khác, chẳng hạn như: Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông.

Thế nhưng vào thế kỷ XX, ở miền Nam Việt Nam, ta thấy xuất hiện đạo Hoà hảo, cùng thời với đạo Cao đài: trước đây người ta gọi cả hai là giáo phái, có lẽ không phải chỉ ám chỉ một chi phái của một tôn giáo nhưng còn bao hàm một lực lượng vũ trang, một đảng chính trị nữa. Nhưng đó là sự phân biệt đặt ra về phía cơ quan an ninh của nhà nước, chứ không dựa trên tiêu chuẩn thuần túy tôn giáo. Khác với Ấn giáo và Phật giáo, đạo Do thái và đạo Kitô có một định chế khá rõ nét, với một cơ quan lãnh đạo và một học thuyết xác định. Vì thế những ai không đi phù hợp với đường lối chân chính thì bị liệt vào hạng lạc giáo, ly giáo. Chúng ta có thể lấy một thí dụ điển hình từ Kitô giáo. Đức Giêsu và các môn đồ của Người đều là tín đồ của đạo Do thái. Họ cũng mang một niềm tin vào Thiên Chúa và tham gia các buổi cầu nguyện tại đền thánh Giêrusalem hay tại các hội đường giống như các tín đồ Do thái. Chúng ta biết rằng trong đạo Do thái cũng có những hệ phái, chẳng hạn như nhóm Biệt phái hay nhóm Sađđuxê, nhưng họ vẫn chung sống với nhau. 

Trên nguyên tắc, theo chủ trương đa nguyên của đạo Do thái, thì các môn đồ của đức Giêsu cũng có thể được chấp nhận như một hệ phái. Thế nhưng, chúng ta biết rằng vào cuối thế kỷ I, các môn đồ của đức Giêsu đã ly khai ra khỏi đạo Do thái, tự coi như là một đạo mới, đối lại với đạo cũ. Thế nhưng trước mặt nhà cầm quyền Rôma, thì các Kitô hữu chỉ là một giáo phái của đạo Do thái.

Từ lúc nào, đạo Kitô trở thành một đạo chứ không phải là một giáo phái?

Câu hỏi này khó trả lời. Khó không phải vì thiếu tài liệu lịch sử cho bằng khó vì tiêu chuẩn phân biệt giữa đạo (hay tôn giáo) với giáo phái. Nói thế có nghĩa là các học giả đã đề ra nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Một tiêu chuẩn đơn giản nhất là số lượng các tín đồ: khi còn ít người thì gọi là giáo phái, đến khi số tín đồ tăng gia đông đảo thì gọi là tôn giáo. Tiêu chuẩn này có lẽ áp dụng được cho các tôn giáo bên Á đông chứ không áp dụng được cho các tôn giáo phát sinh từ Kitô giáo, nơi mà tiêu chuẩn đạo lý khách quan thì quan trọng hơn là tiêu chuẩn thống kê.

Nói cách khác, các giáo phái được đồng nghĩa với các nhóm ly khai, lạc giáo, phải không?

Đúng thế. Chúng ta dùng tiếng “giáo phái” để dịch tiếng La-tinh là secta (từ đó tiếng Pháp là “secte” và tiếng Anh là “sect”). Có người cắt nghĩa rằng “secta” gốc bởi động từ secari, có nghĩa là “cắt đứt, chặt lìa”. Vì thế những nhóm nào ly khai khỏi Giáo hội thì được gọi là “secta”. Cho đến công đồng Vaticanô II, không thiếu sách gọi các nhóm Chính thống và Tin lành là các secta (dịch là giáo phái, bè phái).

Thế còn từ công đồng Vaticanô II thì không còn gọi họ là giáo phái nữa hay sao?

Vấn đề không đơn giản như vậy. Trước công đồng Vaticanô II, một đàng các nhóm chính thống và tin lành bị gọi là “giáo phái”, có nghĩa là ly khai lạc đường; nhưng đàng khác, không thiếu sách vở (nhất là các sách lịch sử tôn giáo) đã coi chính thống và tin lành như là đạo: đạo chính thống, đạo tin lành, song song với đạo công giáo. Điều này cũng xảy ra ở các sách xuất bản tại Việt Nam, với những từ ngữ đạo Thiên Chúa (hiểu là công giáo), đạo Tin lành (còn đạo chính thống thì không có cho nên không được bàn tới). Dù sao, từ công đồng Vaticanô II, chúng ta cần phải ghi nhận một sự thay đổi về từ ngữ trong các văn kiện của Toà thánh, với hai điểm đáng ghi nhận: 1/ Các nhóm chính thống và tin lành không còn gọi là giáo phái (secta) nhưng được gọi là Giáo hội hay giáo đoàn; 2/ Từ ngữ giáo phái được áp dụng cho những nhóm gọi là “đạo mới”.

Tôi xin giải thích. Về điểm thứ nhất, các nhóm chính thống và tin lành không còn gọi là giáo phái nhưng là Giáo hội hay giáo đoàn. Trước đây, với một quan điểm khá chật hẹp về Giáo hội, thần học cho rằng chỉ có những tín đồ công giáo mới thuộc về Giáo hội của Đức Kitô. Những ai ở ngoài Giáo hội công giáo, không thông hiệp với đức thánh cha thì cũng coi như ngoài Giáo hội. Công đồng Vaticanô II khẳng định rằng ở ngoài Giáo hội công giáo cũng có những yếu tố Giáo hội, chẳng hạn như Lời Chúa, các bí tích, hàng phẩm trật; vì thế mà các anh em chính thống và tin lành cũng đáng được gọi là Giáo hội Chúa Kitô. Nỗ lực của phong trào đại kết là tiến tới sự hiệp thông trọn hảo về đức tin, bí tích cũng như về lãnh đạo. Trong tiến trình này, các văn kiện Toà thánh phân biệt hai cấp: Giáo hội (ecclesia) và giáo đoàn (communitas ecclesialis). Danh từ Giáo hội được dành cho anh em chính thống, bởi vì họ có đầy đủ 7 bí tích và cơ cấu phẩm trật giám mục; còn giáo đoàn được áp dụng cho các nhóm tin lành: họ chỉ nhận 2 bí tích Rửa tội và Thánh thể; nhưng đặc biệt là họ không có bí tích Truyền chức, không có hàng phẩm trật. Dù sao, điểm quan trọng là anh em chính thống và tin lành đều cùng chung một đạo (một tôn giáo) với chúng ta, đó là Kitô giáo: tất cả chúng ta đều là môn đệ của đức Kitô, được rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh thần.

Thế còn thế nào là đạo mới?

Đây là một từ ngữ mà các nhà xã hội học đặt ra để thay cho tiếng “giáo phái” (secta) bao hàm ý nghĩa tiêu cực của ly khai lạc đạo. Trong tiếng Anh, “Đạo mới” là “new religions”, hoặc “new religious movements”, hoặc cũng còn gọi là “cult”. Tại sao gọi là “mới”? Nói chung, tại vì họ không chấp nhận đạo lý cổ truyền. Duy có điều là họ không loại bỏ toàn bộ đạo lý cổ truyền, nhưng chỉ một vài điểm nào thôi.

Thí dụ?

Thực là khó nói, bởi vì có trăm ngàn dạng thức khác nhau. Khi ông Lutêrô chỉ chấp nhận 2 bí tích và loại trừ 5, thì cũng đủ để gọi là đạo mới rồi. Thế nhưng ngày nay các Giáo hội Lutêrô chấp nhận đối thoại đại kết, và được gọi là Giáo hội chứ không phải là giáo phái hay đạo mới; đang khi có nhiều giáo phái Tin lành lại đả kích cuộc đối thoại đại kết. Dù sao, bên cạnh tiêu chuẩn không chấp nhận đạo lý cổ truyền, các nhà xã hội học còn đề ra những tiêu chuẩn khác, tuy không thể áp dụng vào hết mọi trường hợp được. Thí dụ vào đầu thế kỷ XX, ông Ernst Troeltsche đưa ra tiêu chuẩn là cách đối xử với trần thế. Các Giáo hội chấp nhận trần thế (các thể chế chính trị, các cơ cấu kinh tế văn hóa xã hội) để hợp tác và truyền đạo; còn các giáo phái thì chủ trương sống đạo nguyên tuyền, không muốn nhiễm mùi đời, không tiếp xúc với các thể chế của đời. Cũng vì lý do đó, các giáo phái chỉ trích các Giáo hội bởi vì quá gắn liền với cơ chế phẩm trật; các giáo phái muốn nhẹ nhàng về cách tổ chức, họp nhau thành cộng đoàn, cổ động tương quan huynh đệ hàng ngang hơn là quản trị bề dọc.

Các Giáo hội thì chú trọng tới các lễ nghi phụng vụ, các giáo phái thì đề cao sự cầu nguyện tự phát, chú trọng tới tâm tình hơn. Thực ra, những tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các phong trào đạo đức hay các dòng tu, nơi mà các thành viên khước từ các giá trị trần thế và đi tìm sự trọn lành. Tuy nhiên, vấn đề mà các giáo phái đặt ra cho các nhà lãnh đạo Giáo hội (cách riêng là Giáo hội công giáo), ở chỗ không những họ chọn lọc và giải thích Kinh thánh theo thị hiếu riêng, nhưng nhất là họ pha phôi niềm tin vào Thiên Chúa với niềm tin rút từ các tôn giáo khác (chẳng hạn thuyết luân hồi), hoặc họ thay thế việc cầu nguyện Kitô giáo bằng những phương pháp suy niệm của các tôn giáo Á đông, hướng về cõi Hư vô chứ không phải là kết hợp với Ba ngôi Thiên Chúa. Tệ hơn nữa là những giáo phái tuyên truyền những tin đồn về tận thế, hoặc hô hào tự sát tập thể để sang bên kia thế giới; hoặc sử dụng những thói tục cầu cơ lên đồng. Tất cả những điểm này trái với niềm tin Kitô giáo chân chính, và thậm chí nguy hại cho phong hóa nữa.

Như vậy, các giáo phái đáng lên án phải không?

Thái độ của Giáo hội công giáo đối với các giáo phái đã thay đổi không ít. Dĩ nhiên, Giáo hội công giáo không thể nào chấp nhận điều gì trái ngược với đức tin cổ truyền. Tuy nhiên, đứng trước hiện tượng của những tín đồ công giáo rời bỏ Giáo hội để gia nhập các giáo phái, các giám mục thấy rằng việc lên án không phải là một biện pháp mục vụ hữu hiệu. Cần phải tìm hiểu những động lực nào thúc đẩy các tín hữu chạy theo các giáo phái: phải chăng tại vì tính tò mò hiếu kỳ? Phải chăng tại vì thiếu huấn luyện kỹ lưỡng về giáo lý? Phải chăng tại Giáo hội không đáp ứng lòng khát khao sống đời tâm linh sâu đậm? Nói cách khác, thay vì coi các giáo phái như là bọn lạc đạo, cần phải xem hiện tượng này như là một thách đố để duyệt xét đường hướng mục vụ.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.