25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 0)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 8)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 50)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 58)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 74)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 62)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 50)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 61)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 58)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 56)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ NĂM TUẦN XIX THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : Gs 3,7-10a.11.13-17

13 Tháng Tám 202112:13 CH(Xem: 571)

image001 (1)LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ NĂM TUẦN XIX THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Gs 3,7-10a.11.13-17

Hòm Bia Giao Ước của Vị Chúa Tể toàn cõi đất sắp dẫn đầu anh em mà qua sông Gio-đan.

Bài trích sách Giô-suê.

7 Ngày ấy, Đức Chúa phán với ông Giô-suê : “Hôm nay, Ta bắt đầu cho ngươi được nên cao trọng trước mắt toàn thể con cái Ít-ra-en, để chúng biết là Ta sẽ ở với ngươi như Ta đã ở với Mô-sê. 8 Còn ngươi, ngươi sẽ ra lệnh này cho các tư tế khiêng Hòm Bia Giao Ước : khi đến sông Gio-đan, các ngươi hãy đứng lại trong lòng sông.” 9 Ông Giô-suê nói với con cái Ít-ra-en : “Anh em hãy tiến lại đây và nghe lời của Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em.” 10a Rồi ông nói : “Dựa vào điều này, anh em sẽ biết là Thiên Chúa hằng sống ngự giữa anh em và Người sẽ hoàn toàn đuổi người Ca-na-an cho khuất mắt anh em. 11 Này đây, Hòm Bia Giao Ước của Vị Chúa Tể toàn cõi đất sắp dẫn đầu anh em mà qua sông Gio-đan. 13 Khi các tư tế khiêng Hòm Bia của Đức Chúa, Vị Chúa Tể toàn cõi đất, vừa đặt chân xuống nước sông Gio-đan, thì nước sông Gio-đan, nước mạn ngược chảy xuống, sẽ bị chặn lại và dừng lại thành một khối duy nhất.”

14 Khi dân rời lều để qua sông Gio-đan, thì các tư tế khiêng Hòm Bia Giao Ước dẫn đầu dân. 15 Bấy giờ là mùa gặt ; ngày nào sông Gio-đan tràn ra hai bên bờ. Lúc những người khiêng Hòm Bia vừa đến sông Gio-đan, và chân các tư tế khiêng Hòm Bia vừa nhúng vào nước ở ven bờ, 16 thì nước mạn ngược chảy xuống dừng lại, dựng đứng thành một khối duy nhất trong một khoảng rất dài, ở A-đam là thành ở cạnh Xác-than ; còn nước chảy xuống biển A-ra-va, tức là Biển Muối, thì bị chặn hẳn lại, và dân đã qua sông, đối diện với Giê-ri-khô. 17 Các tư tế khiêng Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa đứng yên tại chỗ, nơi đất khô cạn giữa lòng sông Gio-đan, trong khi toàn thể Ít-ra-en qua sông trên đất khô cạn, cho đến khi toàn dân đã qua hết.

Đáp ca : Tv 113A,1-2.3-4.5-6

Đ. Ha-lê-lui-a.

1Thuở Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập,
thuở nhà Gia-cóp rời bỏ ngoại bang,
2thì Giu-đa trở thành nơi Chúa ngự,
Ít-ra-en nên lãnh địa của Người.

Đ. Ha-lê-lui-a.

3Vừa thấy thế, biển liền trốn chạy,
sông Gio-đan cũng chảy ngược dòng.
4Ví tựa bầy chiên, núi đồi nhảy nhót,
như thể đàn cừu, gò nổng tung tăng.


Đ. Ha-lê-lui-a.
5Biển kia ơi, việc gì mà trốn chạy ?

Gio-đan hỡi, cớ chi chảy ngược dòng ?
6Kìa núi đồi, sao nhảy nhót ví tựa bầy chiên ?
Này gò nổng, sao tung tăng như thể đàn cừu ?

Đ. Ha-lê-lui-a.

Tung hô Tin Mừng : Tv 118,135

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.

Xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên tôi tớ Chúa,

thánh chỉ Ngài, xin dạy bề tôi. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Mt 18,21 – 19,1

Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

18 21 Khi ấy, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng : “Thưa Ngài, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần ? Có phải đến bảy lần không ?” 22 Đức Giê-su đáp : “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.

23 “Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. 24 Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. 25 Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y, vợ con y, cùng tất cả tài sản mà trả nợ. 26 Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống lạy lục : ‘Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết.’ 27 Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. 28 Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo : ‘Trả nợ cho tao !’

29 Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống van xin : ‘Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh.’ 30 Nhưng y không chịu, cứ đi tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. 31 Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. 32 Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo : ‘Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, 33 thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao ?’ 34 Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. 35 Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.”

19 1 Khi Đức Giê-su giảng dạy những điều ấy xong, Người rời khỏi miền Ga-li-lê và đi đến miền Giu-đê, bên kia sông Gio-đan.

SUY NIỆM-THA THỨ LÀ GIẢI THOÁT

Một nhà tâm lý người Mỹ đã nhận định rằng trên bình diện nhân phẩm, tha thứ là biện pháp tốt nhất cho cả người tha thứ lẫn kẻ được tha thứ, vì sự tha thứ khai mở năng lực tinh thần cho con người và có tác dụng làm cho con người sống khỏe mạnh và tươi vui hơn.

Trong nỗ lực đưa nhân loại đến với đức ái trọn hảo, Đức Giêsu đã dạy con người phải biết tha thứ không ngừng cho nhau qua con số bảy mươi lần bảy, tức là luôn luôn tha thứ.

Sống tha thứ là giải thoát chính chúng ta khỏi những xiềng xích hận thù, đồng thời giúp ta thăng tiến trên con đường tâm linh nhờ bắt chước gương Đức Giêsu, Đấng đã dạy cho chúng ta trong lời kinh Lạy Cha: “Xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.” (Lc 6,12)

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết tha thứ như Chúa đã tha thứ cho cả những người hành hạ và sỉ nhục Chúa xưa. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Kinh Truyền Tin (8/8): Bánh trường sinh là mục đích và sứ vụ của Chúa Giêsu

Chúa nhật 08/8/2021, vào lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha xuất hiện tại cửa sổ Dinh Tông tòa để đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương. Trong bài giáo lý ngắn trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Chúa Giêsu tuyên bố "Tôi là bánh trường sinh", đây là tất cả mục đích và sứ vụ của Chúa. Chúng ta sẽ thấy được điều này cách trọn vẹn tại Bữa Tiệc Ly.

Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý bằng cách nhắc lại nội dung Tin Mừng Chúa nhật XIX thường niên: thánh Gioan thuật lại việc Chúa Giêsu tiếp tục rao giảng cho dân chúng, những người đã chứng kiến phép lạ hóa bánh ra nhiều. Và Chúa mời họ đó tiến thêm một bước nữa.

Chúa Giêsu là bánh trường sinh

Đức Thánh Cha chỉ ra cách mời của Chúa: “Sau khi gợi cho dân chúng nhớ về manna mà Đức Chúa đã ban cho các tổ phụ ăn trong cuộc hành trình dài qua sa mạc, giờ đây Chúa áp dụng biểu tượng bánh cho chính Chúa. Người nói rõ ràng: ‘Tôi là bánh trường sinh’” (Ga 6,48).

“Bánh trường sinh có nghĩa là gì?”, Đức Thánh Cha đặt câu hỏi và ngài giải thích: “Để sống, con người cần bánh ăn. Người đang đói không xin thức ăn tinh chế và đắt tiền, nhưng xin bánh. Người không có việc làm không yêu cầu mức lương cao, nhưng mức lương là ‘cơm bánh’ của một công việc. Chúa Giêsu tỏ mình ra là tấm bánh, nghĩa là điều chính yếu, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Đây không phải một thứ bánh như các loại bánh khác, nhưng là bánh trường sinh. Nói cách khác, không có Chúa, chúng ta sống một cách lây lất. Bởi vì, chỉ có Chúa mới nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, chỉ có Chúa mới tha thứ những điều xấu chúng ta đã phạm, mà tự sức mình chúng ta không thể vượt qua, chỉ có Chúa mới làm chúng ta cảm nhận được yêu thương ngay cả khi chúng ta thất vọng, chỉ có Chúa ban cho chúng ta sức mạnh để yêu thương và tha thứ trong khó khăn, chỉ có Chúa mới ban cho trái tim tìm kiếm sự bình an, chỉ có Chúa ban sự sống đời đời khi sự sống trên trái đất này kết thúc”.

"Tôi là bánh trường sinh", tóm tắt tất cả mục đích và sứ vụ của Người. Điều này sẽ được thấy cách trọn vẹn vào giây phút cuối, trong Bữa Tiệc Ly. Chúa Giêsu biết rằng Chúa Cha không chỉ yêu cầu Người cho dân chúng của ăn, nhưng là trao ban chính mình Người, bẻ chính mình ra, sự sống, thịt mình, trái tim mình để chúng ta có sự sống.

Thờ lạy Thánh Thể làm cho cuộc sống trở nên kỳ diệu

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Những lời này của Chúa đánh thức trong chúng ta sự kinh ngạc về hồng ân Thánh Thể. Không ai trên thế gian này, vì quá yêu thương người khác có thể trao ban chính mình làm của ăn cho người mình yêu. Chúa đã làm điều này, và Người đã làm điều đó cho chúng ta. Chúng ta hãy canh tân sự ngạc nhiên này. Chúng ta hãy tôn thờ Bánh trường sinh, bởi vì việc thờ lạy làm cho cuộc sống trở nên kỳ diệu”.

Chúa Giêsu không muốn trở thành món ăn phụ

Tới đây, đề cập đến thái độ của dân chúng thời Chúa Giêsu và suy nghĩ của con người thời nay về lời tuyên bố của Chúa “Ta là bánh trường sinh”. Đức Thánh Cha nói: “Tuy nhiên, trong Tin Mừng, thay vì ngạc nhiên, người ta lại gây tai tiếng. Họ nghĩ: ‘Chúng ta biết ông Giêsu này, chúng ta biết gia đình của ông ta, làm sao ông ta có thể nói: Tôi là bánh từ trời xuống?’ (xem câu 41-42). Có lẽ chúng ta cũng đang gây ảnh hưởng xấu. Sẽ dễ hơn cho chúng ta nếu có một Thiên Chúa ở trên Trời cao không xen vào, trong khi chúng ta có thể giải quyết các vấn đề ở dưới đất. Trái lại, Thiên Chúa trở thành con người để đi vào thế giới cách cụ thể. Và Người quan tâm đến mọi vấn đề trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể kể cho Chúa nghe về tình cảm, công việc, ngày tháng, mọi thứ. Chúa Giêsu muốn có sự thân mật này với chúng ta. Người không mong muốn điều gì? Người không muốn bị hạ xuống trở thành một món ăn phụ - Đấng chính là bánh - bị bỏ quên và đặt sang một bên, hoặc chỉ được hỏi đến khi chúng ta cần”.

Hãy mời Chúa đồng bàn với gia đình

Đi vào áp dụng thực tế, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu: “Tôi là bánh trường sinh. Ít nhất một lần trong ngày, chúng cùng ăn chung với nhau; có thể vào buổi tối quây quần bên gia đình sau một ngày làm việc, học tập. Thật đẹp, trước khi bẻ bánh, chúng ta hãy mời Chúa Giêsu, bánh ban sự sống, xin Người chúc lành cho những gì chúng ta đã làm và những gì chúng ta chưa thể làm được. Chúng ta hãy mời Chúa về nhà, chúng ta hãy cầu nguyện trong gia đình. Chúa Giêsu sẽ đồng bàn với chúng ta và chúng ta sẽ được nuôi dưỡng bằng một tình yêu lớn hơn”.

Đức Thánh Cha kết thúc bài giáo lý với lời cầu xin Đức Mẹ: “Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Ngôi Lời trở thành xác phàm, giúp chúng ta lớn lên từng ngày trong tình bạn hữu với Chúa Giêsu, là bánh ban sự sống”.

Ngọc Yến - Vatican News