22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 22)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 28)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 63)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 41)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 48)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 50)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 42)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

SUY TÔNTHÁNH GIÁ Ngày 14. 9 hằng năm Ds 21, 4b-9; Pl 2, 6-11; Ga 3, 13-17

16 Tháng Chín 20216:56 SA(Xem: 747)

14-9tgSUY TÔNTHÁNH GIÁ
Ngày 14. 9 hằng năm
Ds 21, 4b-9; Pl 2, 6-11; Ga 3, 13-17

Thánh giá là biểu tượng cao quý và được tôn trọng nhất trong thế giới Kitô giáo, đến nỗi không có cơ sở tôn giáo nào trong Giáo hội mà không được ghi dấu Thánh giá. Thánh giá không những là biểu tượng mà còn là dấu chỉ tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa cứu độ. Thánh giá khởi đầu mọi lời cầu nguyện, mọi việc làm dù lớn nhỏ, riêng tư hay cộng đồng. Tuy nhiên Thánh giá vừa là biểu tượng của đau khổ và sự chết vừa là biểu tượng vinh quang của Chúa Kitô: “Vinh quang của ta là Thánh giá Đức Kitô, nơi Người ơn cứu độ của ta, sức sống của ta, phục sinh của ta”.

Có sự mâu thuẫn lớn gói trọn nơi mầu nhiệm Thập giá và biết nói sao cho hết ý nghĩa thâm sâu mầu nhiệm cứu chuộc nầy. Cho nên Giáo hội cho chúng ta mừng mầu nhiệm Chúa hiển dung vào ngày 6 tháng 8, tức 40 ngày trước lễ Suy tôn thánh giá, như sự nâng đỡ đức tin để khỏi thất vọng trước cái chết, đó còn là lời khẳng định chiến thắng chung cuộc của Chúa Kitô giáo, áo Người hôm đó chói lọi chính là ánh sáng phục sinh.

Con người trên dương gian được so sánh với dân Ít-ra-en hành trình trong hoang địa, họ chưa hiểu hết ý nghĩa đau khổ là sự thanh luyện và giáo dục, nên đã than van kêu khóc oán trách Thiên Chúa, rắn lửa xuất hiện cắn chết họ, họ quay trở lại với Thiên Chúa và Người đã cứu họ: “Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống” (Bài Đọc 1. Ds 21, 4b-9). Chắc chắn con rắn đồng không có sức ma thuật để cứu chữa họ, nhưng lòng tin vào Thiên Chúa đã cứu sống họ. Biểu tượng con rắn đồng trong Cựu ước là hình bóng cứu độ, mà ngàn năm sau được thể hiện trên thập giá bởi Đức Giêsu Con Thiên Chúa.

Thiên Chúa toàn năng đã có thể dùng một hình thức cứu độ khác dễ hơn, việc nầy không nằm ngoài tầm tay của Thiên Chúa, nhưng Người đã dùng con đường đau khổ và cái chết để nói lên quyền năng và lòng thương xót vô biên của Người. Đây là mầu nhiệm sâu thẳm, đến nỗi trong thánh lễ, sau lời truyền phép, chủ tế chỉ biết giới thiệu: “Đây là mầu nhiệm đức tin”, rồi cúi sâu mình thờ lạy. Ý muốn nói là ngôn ngữ trần gian không đủ để diễn tả ý nghĩa cái chết thập giá được cử hành cách bí tích trên bàn thờ, mà việc cử hành nầy có hiệu nănglà hiện tại hóa và hồi niệm việc Chúa chết trên đồi Can-vê xưa.

Đức Giêsu đã lấy độc để trị độc, cái độc Dữ đó chính là Thần Chết mà nhân loại không một ai có thể thoát khỏi cái chết ngoại trừ một mình Đức Giêsu mà thôi. Đức Giêsu đã tự nguyện mang lấy cái chết trên thân xác mình và đã chiến thắng tử thần, Người đã chết để cứu chuộc con người khỏi cái chết. Đây là mầu nhiệmtự hủy được thánh Phaolô hết lời ca tụng Đức Giêsu qua thư Phi-líp-phê:

“Đức Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa … đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang … sống như người trần thế … hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập tự. Chính vì thế Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban cho Người danh hiệu trổi vượt trên muôn vàn danh hiệu …Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Bài Đọc 2. Pl 2, 6-11). Thập giá Chúa được tôn thờ từ khởi thủyKitô giáo và được các tông đồ đem trồng khắp nơi trên địa cầuqua muôn vàn thế hệ, nơi nào có thừa sai Kitô giáo đặt chân đến là nơi đó được ghi dấu thánh giá, như dấu chỉ chúc phúc và cứu độ. Điều nầy được Chúa Giêsu khẳng định: “Như ông Mô-sê đã giương con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Bài Tin mừng. Ga 3, 13-17).

Người Kitô hữu không phải là kẻ bệnh hoạn thích tìm đau khổ cho chính mình hay cho tha nhân. Khi suy tôn thập giá của Chúa Giêsu, người Kitô hữu suy tôn tình thương cứu độ của Thiên Chúa đối với nhân loại. Tuy nhiên tình thương đi trên con đường đau khổ và đồng nhất với nó, gây nên hiểu lầm rằngngười Kitô hữu yêu mến sự Dữ. Suy cho cùng đau khổ luôn là sự Dữ, mà sự Dữ không có giá trị tích cực, có chăng là giá trị đạo đức,nghĩa là đau khổ chỉ có giá trị khi con người biết hiệp thông đau khổ mình chịu với đau khổ của Chúa Giêsu trên Thập giá.

Lạy Chúa Giêsu, con xin cảm tạ Chúa vì Chúa đã dùng thập giá mà cứu độ nhân loại, xin cho con nói được như khẩu hiệu giám mục Kontum Phaolô Kim: “xin hãy làm cho tôi say mê Thánh giá Chúa”. Amen.

Louis Nguyễn Quang Vinh
Lm Kontum, chính xứ Đức An Pleiku