22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 32)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 39)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 66)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 54)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 43)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 52)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 49)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 52)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 43)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

THỨ BA TUẦN XXX THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : Rm 8,18-25

25 Tháng Mười 202111:47 CH(Xem: 570)

26-10aTHỨ BA TUẦN XXX THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Rm 8,18-25

Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.

Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.

18 Thưa anh em, tôi nghĩ rằng : những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta. 19 Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người. 20 Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy ; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy 21 là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang. 22 Thật vậy, chúng ta biết rằng : cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. 23 Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng : chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa. 24 Quả thế, chúng ta đã được cứu độ, nhưng vẫn còn phải trông mong. Thấy được điều mình trông mong, thì không còn phải là trông mong nữa : vì ai lại trông mong điều mình đã thấy rồi ? 25 Nhưng nếu chúng ta trông mong điều mình chưa thấy, thì đó là chúng ta bền chí đợi chờ.

Đáp ca : Tv 125,1-2ab.2cd-3.4-5.6 (Đ. c.3a)

Đ. Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !

1Khi Chúa dẫn tù nhân Xi-on trở về,
ta tưởng mình như giữa giấc mơ.
2abVang vang ngoài miệng câu cười nói,
rộn rã trên môi khúc nhạc mừng.

Đ. Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !

2cdBấy giờ trong dân ngoại, người ta bàn tán :
“Việc Chúa làm cho họ, vĩ đại thay !”
3Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !
Ta thấy mình chan chứa một niềm vui.

Đ. Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !

4Lạy Chúa, xin dẫn tù nhân chúng con về,
như mưa dẫn nước về suối cạn miền Nam.
5Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

Đ. Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !

6Họ ra đi, đi mà nức nở,
mang hạt giống vãi gieo ;
lúc trở về, về reo hớn hở,
vai nặng gánh lúa vàng.

Đ. Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !

Tung hô Tin Mừng : x. Mt 11,25

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mặc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Lc 13,18-21

Hạt cải lớn lên và trở thành cây.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

18 Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng rằng : “Nước Thiên Chúa giống cái gì đây ? Tôi phải ví Nước ấy với cái gì ? 19 Nước Thiên Chúa giống như chuyện một hạt cải người nọ lấy gieo trong vườn mình. Nó lớn lên và trở thành cây, chim trời làm tổ trên cành được.”

20 Người lại nói : “Tôi phải ví Nước Thiên Chúa với cái gì ? 21 Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.”

SUY NIỆM-NƯỚC THIÊN CHÚA

Ngay từ thế kỷ thứ hai, ông Tertulianô diễn tả sự lớn mạnh của Nước Thiên Chúa: “Chúng tôi không chỉ là của ngày hôm qua và hiện nay, chúng tôi vẫn ở mọi nơi.” (Apologeticum, 37)

Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu kể dụ ngôn về “hạt cải” và “nắm men,” để diễn tả sức mạnh nội tại của Nước Trời, một sức mạnh chỉ nhìn thấy được bằng đức tin. Người khuyến khích con người đón nhận đức tin và trình bày cho nhân loại thấy việc loan báo Tin Mừng sẽ được lan truyền khắp nơi, bất chấp mọi trở lực. Điều đó được thể hiện rõ nét khi chúng ta nhìn lại sự phát triển của Giáo hội.

Hơn 2.000 năm, khởi đi chỉ là một nhóm nhỏ các môn đệ yếu đuối và bất toàn; thế nhưng dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Tin Mừng đã được loan đi đến tận cùng trái đất. Mỗi Kitô hữu ngày nay được mời gọi đón nhận và sống lời Chúa hằng ngày. Nhờ đó, Nước Trời sẽ được thể hiện và lan rộng đến từng ngõ ngách của thế giới.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết gieo hạt giống Nước Trời trên khắp mọi nơi. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Kinh Truyền Tin (24/10): Lời cầu xin với cả con tim - Xin dủ lòng thương con!

Vào lúc 12h trưa Chúa Nhật ngày 24/10/2021, Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại cửa sổ Dinh Tông Toà để cùng đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thanh Cha suy tư về bài Tin Mừng Chúa Nhật 30 Thường niên năm B, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy tự vấn lại đời sống cầu nguyện của mình và hãy học theo lời cầu nguyện đơn sơ, chân thành và xuất phát từ con tim của anh mù Ba-ti-mê.

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Tin Mừng của phụng vụ hôm nay kể về việc khi Chúa Giêsu ra khỏi thành Giê-ri-cô thì Người đã nhìn thấy Ba-ti-mê, một người mù ăn xin trên đường (x. Mc.10,46-52). Đây là một cuộc gặp gỡ quan trọng, cuộc gặp gỡ cuối cùng trước khi Chúa vào thành Giê-ru-sa-lem để bước vào Cuộc Vượt Qua. Ba-ti-mê không nhìn thấy được, nhưng anh vẫn có thể nói được! Thật vậy, khi nghe tin Chúa Giêsu sắp đi qua, anh bắt đầu kêu lên: “Lạy ông Giêsu, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!” (câu 47). Anh đã kêu lên, kêu lên như thế. Các môn đệ và đám đông khó chịu vì tiếng kêu của anh và la rầy anh bắt anh im lặng. Nhưng anh ta càng hét to hơn: “Lạy con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!” (câu 48).

Chúa Giêsu nghe thấy, và ngay lập tức dừng lại. Thiên Chúa luôn lắng nghe tiếng kêu của người nghèo, và Người không chút khó chịu trước tiếng kêu của Ba-ti-mê, trái lại, Người nhận ra rằng đó là niềm tin tràn đầy, một đức tin không ngại nài nỉ, gõ cửa lòng Chúa, cho dẫu có hiểu lầm và những lời trách móc. Và đây là gốc rễ của phép lạ. Thật vậy, Chúa Giê-su nói với anh: “Đức tin của anh đã cứu anh” (c. 52).

Đức tin của Ba-ti-mê được diễn tả trong lời cầu nguyện của anh. Nó không phải là một lời cầu nguyện rụt rè và truyền thống. Trước hết, anh gọi Chúa Giêsu là “Con vua Đa-vít”: nghĩa là anh nhận Người là Đấng Mêsia, là vị Vua phải đến thế gian. Sau đó, anh gọi Người bằng tên một cách tự tin: “Giêsu”. Anh ta không sợ Người, anh không thấy xa cách. Và vì vậy, từ trong trái tim mình, anh ta kêu lên với Chúa như người bạn trong tất cả bi kịch của mình: “Xin dủ lòng thương tôi!”. Chỉ lời cầu nguyện thế này: “Xin dủ lòng thương tôi!” Anh ta không xin Người một số tiền lẻ như khi anh xin những người qua đường. Không. Đối với người ta thì anh xin những đồng xu lẻ, còn đối với Chúa Giêsu, là Đấng làm được mọi sự nên anh xin mọi sự: “Xin dủ lòng thương tôi, xin dủ lòng thương đến tất cả những gì tôi là”. Anh không cầu xin một ân sủng, nhưng tự biểu lộ chính mình: anh cầu xin lòng thương xót cho chính con người của mình, cho cuộc sống của mình. Đó không phải là một lời thỉnh cầu nhỏ, nhưng nó thật cao đẹp, vì nó gợi lên lòng thương xót, nghĩa là lòng trắc ẩn, lòng thương xót của Chúa, sự dịu dàng của Người.

Ba-ti-mê không dùng nhiều ngôn từ. Anh chỉ nói điều chính yếu và phó thác mình vào tình yêu của Thiên Chúa, Đấng có thể làm cho cuộc sống của anh nở hoa trở lại bằng cách hoàn thành điều mà loài người không thể làm được. Vì lý do này, anh không xin Chúa bố thí, nhưng bày tỏ mọi sự, sự mù lòa và sự đau khổ của anh, vốn là điều nằm ngoài khả năng nhìn thấy. Sự mù lòa là phần nổi của tảng băng, nhưng trong tim anh chắc hẳn đã có những vết thương, những tủi nhục, những ước mơ tan vỡ, những sai lầm, hối hận. Anh cầu xin với cả con tim. Thế còn chúng ta? Khi chúng ta xin ơn, chúng ta hãy đặt vào trong lời cầu nguyện câu chuyện của chúng ta, những tổn thương, tủi hổ, những ước mơ vụn vỡ, những sai lầm và hối hận của mình.

“Lạy ông Giêsu, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!”. Hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện như thế. Và chúng ta hãy tự hỏi: “Lời cầu nguyện của tôi diễn ra như thế nào?”. Mỗi người trong chúng ta hãy tự hỏi: “Lời cầu nguyện của tôi diễn ra thế nào?” Tôi hãy nhớ lại xem, nó có chất chứa sự can đảm, sự van nài liên lỉ như lời cầu nguyện của Ba-ti-mê không, nó có cho thấy sự “nắm bắt” việc Chúa đang đi qua, hay nó tự thỏa mãn với việc thỉnh thoảng trao cho Người một lời chào trang trọng? Lời cầu nguyện nhạt nhẽo như thế chẳng giúp gì mấy. Và sau đó: lời cầu nguyện của tôi có “đầy dưỡng chất” không, nó có đặt một con tim trần tụi trước mặt Thiên Chúa không? Tôi có mang đến cho Người câu chuyện và những bộ mặt của cuộc đời tôi không?

Hay là một lời cầu nguyện thiếu sức sống, hời hợt, được tạo nên từ những nghi lễ không có tình cảm và không có trái tim? Khi đức tin còn sống, lời cầu nguyện sẽ chân thành: nó không cầu xin vài đồng xu lẻ, nó không bị giảm xuống cho những nhu cầu của thời điểm này. Đối với Chúa Giêsu, Người có thể làm tất cả mọi thứ, và được nài xin mọi thứ. Chúng ta đừng quên điều này. Chúa Giêsu, Người làm được mọi thứ và tôi hãy kiên trì nài xin Người mọi thứ. Người luôn mong muốn được đổ ân sủng và niềm vui của mình vào trái tim chúng ta, nhưng tiếc rằng chúng ta lại là những người giữ khoảng cách, vì nhút nhát, lười biếng hoặc không tin tưởng.

Nhiều người trong chúng ta, khi cầu nguyện, không tin rằng Chúa có thể làm phép lạ.

Đức Thánh Cha kể một câu chuyện từ kinh nghiệm của chính ngài:

Tôi nhớ lại câu chuyện - mà tôi đã chứng kiến - về một người cha của cô bé chín tuổi mà các bác sĩ đã nói rằng con của anh sẽ không qua khỏi đêm đó; anh ấy đang ở trong bệnh viện và anh ta bắt một chiếc xe buýt và đi bảy mươi cây số đến đền thờ Đức Mẹ. Nhà thờ đã đóng cửa và anh ấy bám vào cánh cổng và dành cả đêm để cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cứu lấy con gái con! Lạy Chúa, xin cho con gái con được sống!”. Anh ta đã cầu nguyện với Đức Mẹ suốt đêm, khóc lóc với Chúa, khóc từ trái tim. Rồi đến sáng, anh quay lại bệnh viện thì thấy vợ khóc. Và anh ấy nghĩ, “con gái mình chết rồi.” Và vợ anh ta nói: “Người ta không hiểu gì hết, thực sự không hiểu, các bác sĩ nói đó là một điều kỳ lạ, con bé có vẻ được chữa lành.”

Chúa đã nghe thấy tiếng kêu của người đàn ông cầu xin mọi sự. Đây không phải là một câu chuyện: Tôi đã thấy điều này ở giáo phận khác. Chúng ta có can đảm này trong lời cầu nguyện không? Từ Đấng có thể ban cho chúng ta mọi thứ, chúng ta cầu xin mọi điều, như Ba-ti-mê, anh là một bậc thầy vĩ đại, một bậc thầy vĩ đại về cầu nguyện. Và anh Ba-ti-mê có thể là một tấm gương cho chúng ta về đức tin cụ thể, bền bỉ và can đảm. Và xin Đức Mẹ, Đức Trinh Nữ cầu nguyện, dạy chúng ta hết lòng hướng về Chúa, tin tưởng rằng Người chăm chú lắng nghe mọi lời nguyện xin.

Theo https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2021-10/kinhtruyentin2410.html