24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 5)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 46)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 58)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 74)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 61)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 48)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 61)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 56)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 55)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 46)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.

TÔNG ĐỒ SÙNG KÍNH MÁU CỰC CHÂU BÁU CHÚA GIÊSU KITÔ SÙNG KÍNH MÁU CHÂU BÁU CHÚA GIÊSU KITÔ TRONG GIÁO HỘI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC SÙNG KÍNH TỪ CÁ NHÂN TỚI TU HỘI

16 Tháng Mười Một 20216:48 SA(Xem: 534)

bloodjTÔNG ĐỒ SÙNG KÍNH MÁU CỰC CHÂU BÁU CHÚA GIÊSU KITÔ

SÙNG KÍNH MÁU CHÂU BÁU CHÚA GIÊSU KITÔ TRONG GIÁO HỘI


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC SÙNG KÍNH

TỪ CÁ NHÂN TỚI TU HỘI

- Trong một thông điệp ngày 8 tháng 12 năm 1996: Chúa yêu cầu Barnabas báo cáo mọi sự cho cha sở.

- Từ năm 1997 - 2001: Trong thông điệp ngày 22 tháng 1 năm 1997 và ngày 7 tháng 7 năm 2001, Chúa nói về những tông đồ đầu tiên và yêu cầu Đức Giám Mục Ayo Maria Atoyebi tham gia; vị giám mục này đã đồng ý hướng dẫn việc Sùng Kính sau một quá trình phân định và đọc những thông điệp cẩn thận.

- Từ năm 2003, Giáo phận Egunu đã hình thành Ủy Ban Thần Học để nghiên cứu những thông điệp.

- Tháng 9 năm 2012, Đức Giám Mục Callistus Onaga (Giám Mục ở địa điểm có những cuộc hiện ra), chính thức phê chuẩn chương trình Đền Tạ Tháng 9 được lần đầu tiên cử hành ở Đất Thánh Đền Tạ, Olo, Nigeria.

- Ngày 14 tháng 5 năm 2015, Đức Giám Mục Callistus Onaga tấn phong Giám Mục Ferdinantd Okpalaibekwe làm Linh Hướng của Tông Hội.

- Gần đây, Hội Đồng Giám Mục Nigeria khuyến khích việc cổ vỏ sự sùng kính trong các giáo phận ở Nigeria.

- Đức Giám Mục Ayo Maria Atoyebi sáng lập Tu Hội Nam “An Ủi Chúa Giêsu Kitô Chịu Khổ Hình” và Tu Hội Nữ “Hoa Huệ Nhỏ” ở giáo phận của ngài ở Ilorin. Ngài về hưu giữa năm 2019.

- Đức Giám Mục Paul Olawoore được bổ nhiệm làm Giám Mục mới ở Ilorin.

- Đức Giám Mục C. Onaga đã viếng Đất Thánh Đền Tạ và Canh Tân vào năm 2020 & 2021.

CÁC ĐẤNG CÓ THẨM QUYỂN TRONG GIÁO HỘI

- Đức Ông Callistus Onaga - Đức Giám Mục Giáo Phận Egugnu

Giáo phận Egunu là nơi đầu tiên diễn ra những sự kiện hiện ra. Sau nhiều nămn nghiên cứu, Đức Ông Callistus Ogana đã đón nhận Việc Sùng Kính Máu Châu Báu Chúa Giêsu Kitô và cắt đặt một vị linh hường cho việc sùng kính này.

- Đức Ông Ferdinantd Okpalaibekwe - Đức Giám Mục Giáo Phận Egugnu, Linh Hướng Hội Sùng Kính Máu Châu Báu.

Ngài được Đức Giám Mục Ogana phong làm linh hướng cho việc Sùng Kính Máu Châu Báu. Ngài rất gần gũi với việc Sùng Kính và đồng hành với những sự kiện ở Đất Thánh Đền Tạ và Canh Tân.

- Đức Ông Ayo Maria Atoyebi - Đức Giám Mục Giáo Phận Ilorin, Trưởng Ban Phục Vụ của Hội Sùng Kính Máu Châu Báu.

Ngài hoạt động với vai trò bổn mạng, linh hướng và hướng dẫn tâm linh ở địa phương và quốc tế cho Hội Sùng Kính Máu Châu Báu Chúa Giêsu Kitô. Ngài đã phê chuẩn Sách Kinh năm 2001. Sáng lập tu hội An Ủi Chúa Giêsu Kitô chịu Khổ Hình (nam) và Hoa Huệ Nhỏ (Nữ).

- Đức Ông Paul Olawoore - Đức Giám Mục Giáo Phận Ilorin

Năm 2019 ngài được tấn phong làm Giám mục giáo phận Ilorin thay thế cho Đức Giám Mục Ayo Maria Atoyebi đã về hưu.

TẬN HIẾN CÁC QUỐC GIA CHO MÁU CHÂU BÁU CHÚA GIÊSU KITÔ

- Năm 2015: gồm 32 nước theo thứ tự: 1. Nigeria, 2. Vatican, 3. Vietnam, 4. Saint Luca, 5. Uganda, 6. Mexico, 7. United States, 8. Zimbabue, 9. Portugal, 10. Canada, 11. Cameroon, 12. Venezuela, 13. Spain, 14. Nicaragua, 15. El Sanvador, 16. Panama, 17. Paraguay, 18. Colombia, 19. Argentina, 20. Uruguay, 21. Pllipines, 22. Peru, 23. Togo, 24. Korea, 25. Germany, 26. European Community, 27. Polland, 28. Italy, 29. Kenya, 30. Hungary, 31. Switzerland and 32. Austria.

- Năm 2016: 33. Brazil, 34. China, 35. France and 36. Eslovenia.

- Năm 2017: 37. Irak, 38. Rumania, 39. The Netherlands, 40. Rusia, 41. Congo, 42. Republic of Berlin.

- Năm 2018: 43. Belgium, 44. India, 45. Bahamas and 46. Bosnia-Hezegovinia,

- Năm 2019: 47. Eritrea.

TẬN HIẾN

Tận Hiến có nghĩa là gì?

“Là hiến dâng, dành riêng cho Chúa, dâng lên Chúa với cách thức thờ phượng hay thề hứa của một người hay một điều gì đó.”

Một người Tận Hiến cho Máu Châu Báu Chúa có ý nghĩa là gì?

- Là nhận ra giá trị của ơn cứu chuộc. Máu Châu Báu Chúa Giêsu Kitô là giá để cứu chuộc toàn thể nhân loại khỏi tội lỗi, sự chết và hỏa ngục.

- Tôn Vinh và Vinh Danh Chúa vì Máu Châu Báu Chúa đã đổ ra cho con.

- Đền tạ cho nhiều báng bổ và xúc phạm mà tất cả chúng ta đã phạm chống lại giá của ơn cứu rỗi của chúng ta.

- Để nhận chìm tất cả tội lỗi trong Máu Chúa Giêsu hầu chúng ta có thể được rửa sạch, qua đời sống với các bí tích và phấn đấu để sống mỗi ngày như một người thay đổi thật sự của Chúa.

- Dâng lên Chúa tất cà tình yêu, lòng tôn vinh, an ủi và sùng kính qua Đức Trinh Nữ Maria, các môn đệ, cùng tất cả các thiên thần và các thánh.

- Xin Chúa rảy lên chúng ta và toàn thể nhân loại Máu Cháu Báu, để tất cả chúng ta có thể yêu mến Chúa với hết tâm hồn và tôn vinh Máu Cứu Độ chúng ta cho xứng đáng.

- TRÊN HẾT, LÀ MỘT NGƯỜI AN ỦI CHÚA GIÊSU KITÔ CHỊU KHỔ HÌNH VÀ SÙNG K1NH MÁU NGƯỜI.

CHÚA KÊU GỌI TOÀN THỂ NHÂN LOẠI NHỮNG GÌ

TRONG THỜI ĐẠI CỦA CHÚNG TA?

“An Ủi Ta, Sùng Kính Máu Châu Báu Ta,

Ta là Chúa Giêsu Kitô chịu Khổ Hình,

Đấng Yêu Thương các con.”

“Barnabas, Ta là Chúa Giêsu Kitô Đấng chịu chết trên Thánh Giá trên đồi Calvê để cứu thế giới. Ta là Đấng để cho Thân Mình chịu đánh đòn để loài người được giải thoát. Ta mang lấy tất cả sự xấu hổ mà loài người đáng chịu; với Máu Ta, Ta chuộc lấy chúng, vậy mà dân Ta không hề biết Ta. Ta vẫn là Đấng, đang chịu thống khổ vì tội lỗi chúng. Barnabas, hãy an ủi Ta, hãy sùng kính Máu Châu Báu Ta. Ta là Chúa Giêsu Kitô đang chịu Khổ Hình, Đấng yêu thương con nhiều. Hãy thương xót Ta. Ta chúc lành cho con, hỡi con.” (Chúa Giêsu ngày 6 tháng 7 năm 1995)

“Hỡi các con nhiều người chỉ kêu cầu nhưng không sùng kính Máu Châu Báu Ta… Tất cả những ai sùng kính Máu Châu Báu Ta, an ủi Cha Ta Đấng yêu thương Con Ngài chan chứa. Khi sùng kính Máu Ta, nỗi đau nơi Thánh Tâm Ta giảm bớt. Trái Tim Sầu Bi của mẹ Ta cũng sẽ được an ủi.”

(Chúa Giêsu ngày 22 tháng 7 năm 1999)

1. “An Ủi Ta” (Barnabas giải thích)

- Ai yêu cầu an ủi?

- Chuyện gì đang xảy ra với Chúa?

- Việc tìm kiếm sự an ủi ẩn ý ai đó đang bị thương, đau đớn, bị xúc phạm hay bách hại. Anh/chị ấy đang đau đớn, thống khổ, và cùng lúc đó bị mọi người bỏ rơi. Bạn bè phản bội, từ chối, hay lý do nào đó khiến cho anh/chị ấy thống khổ. Anh/chị ấy đã phải chịu mất mát nhiều! Anh/chị ấy phải bị thương! Khi người ấy xin tôi cầu nguyện chớ không phải là một người nào khác, thì người ấy đã rất tin tưởng tôi. Người ấy phải xem tôi là bạn, Người ấy phải có một tình cảm đặc biệt đối với tôi. Tôi phải là một người quan trọng trong mắt người ấy. Tôi nghĩ rằng tôi là niềm hy vọng duy nhất của người ấy. Người ấy cần tôi! Người ấy muốn tôi làm dịu đi sự đau đớn và thống khổ. Người ấy muốn tôi chữa lành những vết thương của mình. Người ấy muốn tôi bảo vệ cho mình và đứng về phía mình. Người ấy muốn tôi đáp lại bằng cách yêu thương người ấy.

2. “Sùng Kính Máu Châu Báu Ta” (Barnabas giải thích)

- Tại sao lại là Máu?

- Ai đã đổ Máu mình ra?

- Tại sao lại đổ Máu?

- Tại sao Máu Ấy được tôn thờ?

- Ai là Đấng Ấy?

- Có mối quan hệ nào giữa người xin được an ủi và người xin được thờ phượng?

- Có mối quan hệ gì giữa sự an ủi và tôn thờ không?

- Tại sao Chúa gọi tôi giữa những người khác?

- Chúa đòi hỏi gì nơi tôi trong yêu cầu được thờ phượng?

Tội lỗi tôi đã đóng đinh Chúa. Chúa cần sự an ủi. Chúa cần sự sùng kính. Vâng, tôi an ủi Chúa. Tôi sùng kính Máu Chúa. Tôi sùng kính Máu Chúa. Tôi an ủi Chúa. Vì thế an ủi là thờ phượng. Sùng kính là an ủi.

Khi sự an ủi và sùng kính gặp nhau trong tình yêu, chúng trở nên hình thức cao cả nhất của sự thân mật! Vậy, Chúa kêu gọi tôi đến một mức độ thân mật thiết với Người. Tôi phải là một người quan trọng đối với Chúa trong Mắt Chúa. Tôi phải là quả táo trong Mắt Chúa, là hoa hồng duy nhất trong traí itm Chúa! Chúa muốn tôi luôn luôn gần gũi với Người, nơi đây trên trái đất và mãi mãi trên thiên đàng. Vậy, tôi sẽ sống cho Chúa và chết cho Chúa.

Máu không thể tuôn ra nếu không có một vết thương! Vết thương là dấu của một vết cắt sâu nơi thân thể là kết quả của một sự thương tổn do chính mình hay người khác. Nếu Chúa yêu cầu được thờ phượng, Chúa phải là một Người quan trọng! Chúa phải làm một việc gì đáng để được thờ phượng.

Điều duy nhất đáng được yêu cầu thờ phượng là sự nhân lành.

Tình yêu phải là tình yêu hy sinh. Vì “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người đã thí mạng sống mình cho bạn hữu” (Gioan 15:13). Vậy, Chúa đã chết cho tôi. Chúa đổ Máu cho tôi để cứu tôi ư? Chúa đã chết cho tôi! Chúa đáng được tôi yêu mến! Tôi sẽ đáp trả Chúa bằng cách yêu mến Chúa. Tôi sẽ yêu mến Chúa bằng cách sùng kính Máu Chúa, đã trả giá vì tội lỗi của tôi. Chúa là Đấng Cứu Độ và Chúa của tôi. Chúa là chính là Đấng yêu cầu sự an ủi. Người là Tình Yêu không được yêu. Người là Người Yêu bị bỏ rơi. Người bị bạn bè phản bội. Tôi là một trong những người bạn đã phản bội Tình Yêu. Tôi đã bỏ rơi Đấng yêu thương tôi.

* Vậy, tôi sẽ cho Chúa ăn qua những người đói.
* Tôi sẽ mặc cho Chúa qua người trần truồng.
* Tôi sẽ đón nhận Chúa qua người xa lạ.
* Tôi sẽ thăm viếng Chúa khi Chúa bị tù rạc.

*Tôi sẽ cho Chúa uống qua người khát.

*Tôi sẽ thờ lạy Chúa trong Bí Tích Tình yêu. Tôi sẽ học biết viếng thăm Chúa luôn khi Chúa được đặt trên bàn thờ. Tôi sẽ không rước Chúa một lần nữa khi tâm hồn tôi không xứng đáng.

* Tôi sẽ nói với bạn bè tôi về tình yêu của Chúa.

Như thế, tôi sẽ an ủi Thánh Tâm bị thương tổn của Chúa mọi ngày trong đời tôi. Tôi sẽ sùng kính Máu Châu Báu Chúa đã cứu tôi khỏi chết muôn đời.

3. “Ta là Chúa Giêsu Kitô Chịu Khổ Hình Đấng Yêu Thương các con.” (Barnabas giải thích)

- Chúa Giêsu Kitô chịu Khổ Hình có phải là Chúa không?

- Đó có phải cùng là Người đã xin tôi an ủi không!

- Nếu là Chúa tại sao Chúa xin được an ủi?

- Chúc có thể được an ủi không?

- Chúa có còn thống khổ không?

- Sự Phục Sinh của Người là gì, nếu Chúa vẫn thống khổ?

Thần Học về Chúa Giêsu Kitô chịu Khổ Hình

Chúng ta chỉ có thể nói về Chúa Giêsu Kitô chịu Khổ Hình theo một cách thức tốt hơn bằng sự phân tích cảm quan. Đó là có sự giống nhau nhưng cũng có sự khác biệt. Và sự giống nhau và khác biệt đó phản ảnh bằng cách phân tích cảm quan.

Ví dụ: Thánh Phaolô phân tích về một thân thể với nhiều chi thể (1 Côrintô 12:12-17). Trong quan hệ với Chúa Giêsu Kitô chịu Khổ Hình, có một cảm quan là Chúa đang đau khổ, và có một cảm quan khác là Chúa không đang đau khổ.

Giao ước hôn phối giữa Chúa và Israel Dân Người chuẩn bị đường lối cho giao ước mới và vĩnh cửu trong đó Con Thiên Chúa, đã làm người và thí mạng sống, theo cách thức nhất định hiệp nhất Chính Mình với toàn thể nhân loại mà Chúa đã cứu, như thế chuẩn bị cho lễ cưới của Chiên Con (Khải Huyền 19: 7,9; Giáo Lý Công Giáo No. 1612).

Như Ađam đã ngủ say khi Chúa rút xương sườn của ông để dụng nên Evà, và sau đó đem bà đến với ông Ađam (Sáng Thế Ký 2: 21-25); Chúa Giêsu cũng ngủ khi Cạnh Sườn Chúa mở ra, nơi đó Máu và Nước sinh ra Giáo Hội ( Gioan 19:34).

Thánh Phaolô so sách sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội như thân thể với nhiều chi thể (1 Côrintô 12: 12-31). Chúa Kitô là Đầu và Giáo Hội là chi thể. Như chúng ta không thể thấy “cái đầu” di chuyển mà không có “thân thể;” Chúa Kitô không thể không có thân mình, là Giáo Hội. Sự đau đớn của bất cứ một chi thể nào trong thân thể là sự đau đớn của tất cả các chi thể, bao gồm cả đầu. “ Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung” (1 Côrintô 12:26). Vậy, sự thống khổ của Giáo Hội là sự thống khổ của Chúa Kitô.

Chúa Kitô không chỉ đau khổ trong Giáo Hội, nhưng Người đau khổ bằng mọi chi thể của Giáo Hội khi việc Từ thiện bị bách hại vì Người đã hiệp nhất chính mình, theo một cách thức nhất định với chúng (Cf. GS n.22). Vào ngày phán xét, Người sẽ nhắc nhỡ cho thế giới về sự thật này khi Người sẽ nói với những người ở bên tả: “Hãy xéo đi, hỡi quân bị nguyền rủa, vào lửa đời đời dành sẵn cho ma quỷ và những người của hắn, Vì khi Ta đói các ngươi không cho ăn. Ta khát các ngươi không cho uống. Ta là khách lạ các ngươi không chào đón. Ta trần truồng các ngươi không cho mặc. Ta đau ốm tù đày các ngươi kh6ng viếng thăm…” (Mathêu 25:44). Vì thế, sự phán xét cuối cùng sẽ là ân huệ cho những ai đáp lại lời kêu gọi của Chúa Giêsu Kitô chịu Khổ Hình. “Hãy an ủi Ta.”

5 YÊU CẦU ĐỂ ĐƯỢC TẬN HIẾN

1. Đã rửa tội trong đức tin Công Giáo và có thể lãnh nhận các Bí Tích.

2. Thi hành ít nhất 6 tháng liên tiếp giờ cầu nguyện Giếtsêmani mỗi tối thứ 5 từ 12 am - 3 am ít nhất 1 tiếng đồng hồ.

3. Xưng Tội trước khi Tận Hiến.

4. Làm Tuần Cửu Nhật đặc biệt trước ngày tận hiến.

5. Tĩnh Tâm để chuẩn bị Tận Hiến.

CỬ HÀNH VIỆC TẬN HIẾN

* Việc Tân Hiến phải được một Linh Mục Công Giáo thi hành trong một Thánh Lễ Sùng Kính Máu Châu Báu Chúa, trong khoảng thời gian từ 12 pm - 3 pm.

* Việc Tận Hiến phải được cử hành vào ngày Thứ Sáu Thứ Ba hàng tháng. Bất cứ ngày thứ Sáu nào trong tháng 12, tháng 4 tháng 7 hay thời gian đóng ấn đặc biệt.

* Trong khi Tận Hiến, Thánh Giá và Huy Hiệu sẽ được trao cho người Tận Hiến.

* Phải mặc y phục đoan trang trong Thánh Lễ Tận Hiến. Nữ phải mặc váy và đội voan, không xuyên thấu.

* Bắt đầu nghi thức Tận Hiến ngay sau BÀI GIẢNG. Chúa yêu cầu đọc thông điệp ngày 5 tháng 4 năm 2000.

* Chỉ có người Tận Hiến mới quỳ để đọc Kinh Tận Hiến đồng thanh đọc 3 lần liên tiếp.

* Đối thoại bắt đầu giữa người Tận Hiến và Linh Mục (Đại Diện cho Chúa Giêsu).

* Trao Huy Hiệu và Thánh Giá Khổ Hình. Cuối Thánh kễ Linh Mục sẽ long trọng ban phép lành của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae.

*** Ông Barnabas nhấn mạnh rằng chỉ có người Tận Hiến cho Máu Châu Báu Chúa Giêsu Kitô mới được chuộc hay sở hữu Thánh Giá Khổ Hình.

NHỮNG LỜI HỨA VỀ THÁNH GIÁ KHỔ HÌNH

- Ta ban cho con như khí cụ và Áo Giáp, mà tất cả các con phải có trước khi con người tên Gian Ác đến hiển trị với toàn bộ sức lực.

- Con và tất cả mọi người phải có thánh giá này như Áo Giáp bảo vệ chống lại quyền lực ma quỷ đang đầy dẫy trên trái đất trong lúc này.

- Ta hứa sẽ thi hành vô số phép lạ qua Thánh Giá Khổ Hình này.


- Ta sẽ phá vỡ trái tim chai đá và đổ tình yêu của Ta vào.

- Ta hứa sẽ lôi kéo những linh hồn lạc mất đến gần với Ta hơn qua Thán hGiá Khổ Hình này.

- Những người giam cầm sẽ được tự do nhờ Thánh Giá Khổ Hình này.


- Không một kẻ thù của cây Thánh Giá của Ta đến gần Thánh Giá Khổ Hình này. Trong những ngày của tên Gian Ác, các con có thể tự do di chuyển mà không hề bị hại nhờ cây Thánh Giá Khổ Hình này.

- Ta hứa bảo vệ bất cứ một ai có Thánh Giá này chống lại quyền lực ma quỷ.

- Qua Thánh Giá này Ta sẽ giải thoát nhiều người khỏi sự giam cầm.


- Khi nào các con giương cao Thánh Giá này chống lại quyền lực ma quỷ, Ta sẽ mở thiên đàng và cho Máu Châu Báu Ta tuôn xuống để chinh phục quyền lực ma quỷ.

- Ta sẽ cho Máu Châu Báu Ta tuôn ra từ tất cả những Vết Thương Thánh và che chở cho tất cả những người tôn kính những Vết Thương và Máu qua Thánh Giá Khổ Hình này.

- Ta hứa bảo vệ bất cứ nhà nào có Thánh Giá Khổ Hình này, chống lại bất kỳ sức mạnh tàn phá nào trong giờ tăm tối.

“Hỡi các con, qua Thánh Giá Khổ Hình này, Ta sẽ chiến thắng. Thánh Giá Khổ Hình này sẽ sớm trở thánh Thánh Giá chiến thắng.”


Ngày 9 tháng 7 năm 1999, Chúa giải thích về đạo Binh Thiên Đàng vây quanh một linh hồn đã đóng ấn: “Hãy vui mừng hỡi Giêrusalem vì nơi các con những Nhà Tạm Tình Yêu của Ta đã được xây dựng. Đại dương Máu Cực Châu Báu Ta sẽ tuôn trào và canh tân thế giới. Các con được bao quanh bởi các đạo binh Thiên Thần trên Thiên Đàng các vị canh giữ các con ngày đêm. Không ai có quyền hủy diệt các con một lần nữa.”

SAU KHI TẬN HIẾN:

Sau khi Tận Hiến, người Tận Hiến phải chu toàn tất cả những lời kêu gọi

cầu nguyện và việc làm của việc tận hiến.

SÁU (6) LỜI KÊU GỌI CẦU NGUYỆN

1. Giêtsêmani: Đồng hành với Chúa Giêsu trong vườn Giếtsêmani từ 11 pm - 3 am mỗi tối thứ Năm tới thứ Sáu, hay ít nhất 1 tiếng đồng hồ giữa 12 am - 3 am.

2. Thứ Sáu Tuần Thứ Ba hàng tháng: Theo chương trình đền tạ, trước Mình Thánh Chúa. Chương trình bắt đầu từ thứ Năm tuần thứ ba tới Thứ Bảy tuần thứ ba hàng tháng.

3. Ba Tuần Cửu Nhật Tháng 7:

Từ ngày 1 - 9 tháng 7: Vinh Danh 9 phẩm Thiên Thần.

Từ ngày 13 - 15 tháng 7: Vinh Danh Ba Ngôi Thiên Chúa.

Từ ngày 20 - 31 tháng 7: cho nước Israel mới (Giáo Hội).

4. Giờ Đóng Ấn: mỗi thứ Sáu từ 12 pm - 3 pm đồng hành với Chúa Giêsu khi Người chịu treo trên Thánh Giá. Suy gẫm cuộc khổ nạn, cái chết của Chúa, ở nơi yên tĩnh.

5. Đền Tạ Quốc Gia Tháng 9: Chương trình đền tạ quốc gia từ ngày 11 - 16 tháng 9 (ở Nigeria) và từ ngày 13 - 16 tháng 9 ở những nơi khác trên thế giới.

6. Canh Tân những Ơn Chúa Thánh Thần: Chương trình chờ đón Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, bắt đầu canh thức từ tối thứ Năm lễ Kính Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Tuần Cửu Nhật Kính Chúa Thánh Thần bắt đầu từ thứ Sáu sau Lễ Chúa Thăng Thiên.


BỐN (4) LỜI KÊU GỌI THỰC HÀNH

1. Trong Sạch: chỉ có những linh hồn trong sạch mới được lên thiên đàng. Lời kêu gọi này khẩn cấp, khi nhìn sự thác loạn về đức trong sạch, mà tay sai của tên phản chúa đã trút xuống trên trái đất và trong Giáo Hội. Nhiều thông điệp của Thiên àng đã nói tới sự quan trọng của sự trong sạch trong chúng ta.

2. Thánh Giá Hoàn Thiện: Thành Thật, Tha Thứ, Khiêm Nhường và Yêu Thương là những thách thức rất phứt tạp về tâm linh hiện diện luôn mãi trong đời sống của người Kitô hữu, đôi khi vào lúc cực kỳ phứt tạp trong cuộc hành trình tâm linh của chúng ta. Chúa Giêsu dạy Barnabas cách thức để vác những gành nặng này một cách hoàn hảo đến cánh cửa của ơn cứu độ.

3. Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể: Người Công Giáo được kêu gọi thờ lạy và tôn sùng Bí Tích Thánh Thể. Nhưng một số người Công Giáo lơ là và không quan tâm tới trung tâm và cao điểm của việc thờ phượng của người Công Giáo; vô số lời khẩn cầu của Chúa Giêsu trong những thông diệp Máu Châu Báu đã hướng dẫn những người Kitô hữu để giúp họ trở về với việc thờ lạy đich thực và sùng kính Bí Tích này.

4. Giúp đỡ người nghèo/khuyết tật: Gần đây có thêm những lời kêu gọi của Chúa cho các tông đồ (và Giáo Hội nói chung) là hãy giúp thêm cho những người nghèo và khuyết tật hơn nữa.


NHỮNG Á TÍCH

1. Cỗ Tràng Hạt Máu Châu Báu: có 12 ạt tượng trưng cho 12 chi tộc Israel và 12 tông đồ. Khi được làm phép thì cỗ tràng hạt này tự nó sẽ chính là sự bảo vệ.

2. Thánh Giá Khổ Hình và Huy Hiệu: là một công cụ mạnh mẽ để chống lại sự tấn công của ma quỷ như Chúa đã hứa cho những người trung tín, cách riêng là trong thời gian khó khăn sắp tới. Người Tận Hiến nhận huy hiệu để ghi nhớ rằng họ hoàn toàn vâng phục với Máu Châu Báu. “và khi Ta thấy máu, Ta sẽ đi qua.”

3. Hoa Hồng Tinh Tuyền Tuyệt Đối: nhận lãnh sau khi Tận Hiến được ba năm, chuẩn bị trước, và nhắc nhỡ những người Tận Hiến về những lời hứa và thi hành những nhân đức.

4. Mão Gai: làm bằng bụi cây ở Đất Thánh Đền Tạ và Canh Tân ở Olo, Nigeria. Những cây gai này giống như những gì được dùng bởi những chiến sĩ của Chúa.

5. Tấm Voan Tinh Tuyền: Theo Chúa thì chiếc voan này làm hài lòng thiên đàng nhiều. Chúa đã giao cho những Trinh Nữ trên Thiên Đàng săn sóc và hướng dẫn cho những người mang và khuyến khích nó, ngay cả khi bị thế gian bách hại.