18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 19)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 17)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 13)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 17)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 31)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 31)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 57)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM B ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ. LỄ TRỌNG SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Ga 18,33b-37

20 Tháng Mười Một 20218:30 CH(Xem: 418)

image (10)LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
CHÚA NHẬT TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM B

ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ. LỄ TRỌNG

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Ga 18,33b-37

Chính ngài nói rằng tôi là vua.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

33b Khi ấy, quan Phi-la-tô nói với Đức Giê-su rằng : “Ông có phải là vua dân Do-thái không ?” 34 Đức Giê-su đáp : “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi ?” 35 Ông Phi-la-tô trả lời : “Tôi là người Do-thái sao ? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì ?” 36 Đức Giê-su trả lời : “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này.” 37 Ông Phi-la-tô liền hỏi : “Vậy ông là vua sao ?” Đức Giê-su đáp : “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này : làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.”

SUY NIỆM-VƯƠNG QUYỀN, TÌNH YÊU VÀ SỰ THẬT

“Con ôm ấp một ước nguyện: Nước Cha trị đến, ý Cha được thành sự, dưới đất cũng như trên trời. Dưới đất lương dân biết Chúa như trên trời. Dưới đất mọi người khởi sự yêu nhau như trên trời. Dưới đất đã bắt đầu hạnh phúc như trên trời. Con sẽ nỗ lực thực hiện nguyện vọng ấy. Khởi sự đem hạnh phúc thiên đàng cho mọi người ngay từ trần thế.” (ĐHY P.X. Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, số 992)


Trong khung cảnh ngày lễ Đức Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, Đức Giêsu không xuất hiện trong uy quyền và vinh quang, nhưng xuất hiện với cơ thể đầy thương tích trước Philatô, một người đại diện cho quyền bính thế gian. Quan Philatô đã hỏi Đức Giêsu về chính vương quyền của Người. Ông muốn biết tư cách làm vua của Đức Giêsu. Đáp lời Philatô, Đức Giêsu nói về Nước của Người. Lời đáp khẳng định tư cách làm vua của Đức Giêsu, đồng thời tỏ rõ Người là vua như thế nào.


Sứ mạng của Đức Giêsu đến trong trần gian này là để phục vụ và làm chứng cho sự thật. Đó là sự thật về Chúa Cha, sự thật về đời sống vĩnh cửu, về cuộc chiến mà con người đang phải trải qua trên thế gian này, sự thật về sự sống và sự chết. Do đó, vương quyền của Đức Giêsu là vương quyền của sự thật vì Người làm chứng cho sự thật. Hơn thế, vương quyền ấy được biểu lộ là tình yêu hiến mạng, khi Người lấy chính máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta (Kh 1,5).


Đức Giêsu đã mời gọi, không những các môn đệ mà cả mỗi người chúng ta, lắng nghe Lời Chúa và tham gia vào vương quyền của Người. Mỗi chúng ta cũng sẽ là vua, vua thống trị những đam mê dục vọng, vua thống trị thân xác yến hèn, và là vua thống trị sự dữ nhờ thông hiệp với Đức Giêsu. Đức Giêsu là Vua và là Sự Thật, và ai đến với Sự Thật sẽ được giải thoát và được chung hưởng vinh phúc trên trời với các thánh của Thiên Chúa.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu là Vua, xin cho chúng con trở nên người phục vụ của tình yêu và chứng nhân cho sự thật. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

VẺ ĐẸP CỦA TỬ ĐẠO KITÔ GIÁO

(Tiếp theo Chúa Nhật tuần trước)


III. TÌM MỘT LINH ĐẠO TỬ ĐẠO


Việc hiểu biết ý nghĩa của ký ức với ba chiều kích quá khứ, hiện tại và tương lai của việc mừng Năm Thánh đòi hỏi chúng ta phải trả lời cho ba câu hỏi căn bản: bài học lịch sử nào phải lắng nghe? Hồng ân nào phải tôn vinh và đền đáp? Thuận lợi và thách đố nào phải đối diện để xây dựng Giáo hội Việt Nam hôm nay theo thánh ý Thiên Chúa?


1. Nhớ và quên


Trong hoạt động ký ức của con người, nhớ và quên thường đi đôi với nhau và đôi khi nhập nhằng. Có những điều đáng nhớ và có những điều đáng quên. Có những điều phải nhớ để đừng quên và có những điều phải quên để đừng nhớ. Chẳng hạn, Đức Tin, Đức Cậy và Đức Ái là điều đáng nhớ và nghi nan, thất vọng, thù oán là điều đáng quên; lòng thương xót của Thiên Chúa là điều đáng nhớ và sự dữ là điều đáng quên; ơn tha thứ là điều đáng nhớ và thái độ kết án là điều đáng quên; biết ơn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là điều đáng nhớ và vô ơn với các ngài là điều đáng quên; kiến tạo hòa bình là điều đáng nhớ và gieo rắc hận thù là điều đáng quên; tình tương thân tương ái giữa người Việt Nam với nhau là điều đáng nhớ và lòng ghen tuông là điều đáng quên; lòng hy sinh quảng đại cho tha nhân là điều đáng nhớ và thói ích kỷ chỉ lo cho bản thân là điều đáng quên...


Trong Kinh Thánh, chúng ta cũng đọc được chuỗi dài những “nhớ và quên” trong ký ức Dân Chúa. Chẳng hạn, khi ý thức về quá khứ tội lụy, con người khấn xin Thiên Chúa quên đi lỗi lầm đã qua: “Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi và xoá bỏ hết mọi lỗi lầm” (Tv 51,11). Nhưng khi cần đến ân sủng cho bước đường hiện tại và tương lai, con người luôn tin tưởng Thiên Chúa sẽ nhớ đến tình yêu thương, lòng thương xót: “Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời” (Lc 1,54).

Thánh Phaolô, trong khi khuyên dạy Dân Chúa cử hành Thánh Thể để tưởng nhớ Đức Kitô chết và phục sinh (x. 1 Cr 11,17-34), cũng thú nhận ý muốn quên đi quá khứ đời mình để hướng tới tương lai tốt đẹp: “Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước” (Pl 3,13).


Vì thế, để nhớ và để quên, cần phải có sự phân định. Tình cảm tự nhiên con người thường thích tận hưởng những thuận lợi và tránh né những khó khăn hay thách đố. Nên hoạt động ký ức của con người cũng có chọn lọc: nhớ những gì có lợi và quên những gì không có lợi. Một trong những điều dễ quên là bổn phận hay trách nhiệm, vì chúng luôn là những thách đố. Vì thế, khi tưởng nhớ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta cần phải tu luyện “linh đạo nhớ và quên”, để biết nhớ và biết quên, để biết đừng quên những gì cần nhớ và đừng nhớ những gì cần quên.


Ký ức Kitô giáo đích thực về quá khứ sẽ dạy chúng ta nhớ đến di sản đức tin trong khi sống những thách đố hiện tại, và quên đi những gì có thể làm chúng ta xa rời nẻo đường Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô. Tưởng nhớ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam dạy chúng ta nhớ đến nguồn cội và căn tính công giáo của mình giữa lòng dân tộc Việt Nam, và quên đi những lối sống không hợp với người Kitô hữu là những chứng nhân của Tình Yêu Thiên Chúa trước tha nhân. Khả năng phân định của việc nhớ và quên trong ký ức mỗi người Kitô hữu sẽ mở ra nhiều định hướng xây dựng đời sống Kitô giáo của chính mình và xây dựng Giáo hội theo thánh ý Thiên Chúa. Đó là trách nhiệm của mỗi người Kitô hữu Việt Nam hôm nay.


2. Tôn vinh các thánh tử đạo


Người công giáo Việt Nam khắp nơi rất sùng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Chúng ta thường cử hành việc tôn vinh các ngài rất long trọng, như là biểu tượng sức sống đức tin của Giáo hội Việt Nam. Nhưng chúng ta hãnh diện về điều gì khi tôn vinh các ngài? Đâu là hồng ân qua những cực hình tàn bạo, đớn đau và ô nhục trong mắt người đời mà các ngài đã phải cam chịu? Hơn nữa, chúng ta tôn vinh sự “tử đạo” theo nghĩa nào giữa lòng thế giới hôm nay?


Như đã nói ở trên, vẻ đẹp tuyệt hảo của tử đạo trong Kitô giáo là tình yêu, là Đức Ái: yêu Chúa và yêu người. Các thánh tử đạo yêu Chúa “hết lòng, hết sức lực, hết linh hồn và hết trí khôn” và “trên hết mọi sự”, bởi vì các ngài Tin-Cậy-Mến Chúa là chủ tể sự sống và sự chết của các ngài. Và vì tin Chúa là nguồn sự sống, các ngài cũng yêu tha nhân, muốn chia sẻ với anh chị em mình về niềm tin ấy, đến nỗi có thể làm chứng bằng chính mạng sống mình. Các ngài yêu sự sống thật của mình và của tha nhân biết bao, bởi vì các ngài yêu Chúa biết bao!


Chính trong ý nghĩa đó chúng ta phải tu luyện “linh đạo tôn vinh các thánh tử đạo”. Chính trong ý nghĩa đó chúng ta mới có thể cảm nhận được Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là hồng ân vô giá cho Giáo hội Việt Nam, mới lắng nghe cách thích đáng bài học của lịch sử tử đạo, mới cảm nhận được sức mạnh của Tình Yêu Thiên Chúa ấp ủ linh hồn và thân xác của các ngài trong cơn khốn quẫn: “Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết” (Pl 4,13), nói như thánh Phaolô. Trên hết tất cả, chính Tình Yêu Thiên Chúa được tỏ rạng. Chúng ta tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là tôn vinh tình yêu bất diệt trong trái tim của các ngài, và như thế chính là tôn vinh Tình Yêu Thiên Chúa đối với Dân của Ngài, đối với Giáo hội tại Việt Nam, qua cuộc đời của Các Thánh Tử Đạo.


3. Sống vẻ đẹp của sự tử đạo


Vì vẻ đẹp tuyệt hảo của tử đạo Kitô giáo là Đức Ái, tình yêu tự hiến cho Thiên Chúa và tha nhân, nên sống vẻ đẹp của sự tử đạo chính là sống tình yêu tự hiến ấy.


Hành động tự hiến mạng sống là sự đối lập hoàn toàn với hành động sát nhân. Tự hiến là cứu sống tha nhân, sát nhân là giết chết tha nhân. Kẻ sát nhân, vì sự sống và lợi lộc ích kỷ của bản thân, đã tước đoạt mạng sống của tha nhân. Ngược lại, người tự hiến, vì sự sống và sự thiện hảo của tha nhân, đã hiến dâng chính mạng sống mình. Về mặt luân lý, không ai có quyền bắt người khác phải chịu chết. Mọi hành động sát nhân, cưỡng bức chết chóc dưới bất cứ hình thức nào, đều không hợp đạo lý làm người. Ngược lại, việc tự hiến mạng sống cho tha nhân lại là một hành động tuyệt hảo của đạo lý làm người và làm con Chúa.


Theo quy luật cuộc sống, bạo lực kêu đòi bạo lực, giết chóc kêu đòi giết chóc, và như thế vòng bạo lực và giết chóc sẽ bất tận. Hành động trả thù, lấy bạo lực đáp bạo lực và giết chóc đền giết chóc, biến con người, cả kẻ sát nhân lẫn người báo oán, thành ác nhân. Và như thế, đời sống nhân loại sẽ bị thống trị bởi sự ác.


Theo triết gia công giáo Martin Steffens [14], người đầu tiên trong lịch sử Kitô giáo đã bẻ gãy vòng bạo lực và giết chóc là chính Chúa Giê-su. Trong cuộc Thương Khó, sự dữ dồn dập tấn công thân thể Người. Tuy nhiên, mỗi roi đòn bạo lực tung ra mà Người phải hứng trọn, lại làm chứng cho tình yêu cứu độ mà Thiên Chúa muốn bày tỏ cho nhân loại. Bằng việc lấy tình yêu đáp trả cho bạo lực và thù hận, Chúa Giê-su đã tước đi phán quyết chung cuộc của sự ác, và trở thành người đầu tiên đáp trả lại sự ác mà không trở thành ác nhân. Lời chung cuộc giờ đây đã thuộc về Đức Kitô: đó là lời chiến thắng của tình yêu trên lòng thù hận, của sự thiện trên sự ác, của sự thật trên giả trá, của sự sống trên sự chết.


Trong xã hội tôn thờ quyền lợi cá nhân gần như tuyệt đối cũng như lối sống hưởng thụ bất tận, phải chăng sống vẻ đẹp của tình yêu tự hiến Kitô giáo xem ra lạc nhịp? Triết gia khẳng định rằng không. Vì thế giới chỉ tồn tại nhờ vào những hy sinh tế nhị, kín đáo và sâu thẳm mà nhân loại dành cho nhau. Sự tự hiến ấy là nền móng chung trên đó chúng ta đứng vững như đứng trên mặt đất vậy. Và vì đứng trên mặt đất, nên chúng ta ít nhìn mặt đất, nhưng mặt đất luôn tồn tại. Thí dụ, sự tự hiến của một người mẹ mang thai, sinh dưỡng và giáo dục để sự sống của những đứa con được tăng trưởng; sự tự hiến của những nhà khoa học suốt một đời trong phòng thí nghiệm để phát minh những điều hữu ích cho nhân loại; sự tự hiến của ý bác sĩ vì sự sống của bệnh nhân; sự tự hiến của thầy cô giáo vì tri thức của học trò... Tình yêu tự hiến của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam theo mẫu gương Đức Kitô là nền móng chung của đời sống Giáo hội Việt Nam, là vùng trời tình yêu và an bình Kitô giáo, là di sản Đức Tin, Đức Cậy và Đức Ái mà tiền nhân để lại.


Nói đến di sản Kitô giáo, có lẽ Giáo hội Việt Nam còn kém xa các Giáo hội tại Âu châu. Âu châu có vô vàn các vị thánh, rất thánh, rất vĩ đại. Âu châu có vô số những thánh đường nguy nga tráng lệ. Âu châu có cả một di sản văn hóa Kitô giáo, cho dù ngày nay có nhiều người không muốn nhìn nhận. Nhưng các Giáo hội tại Âu châu ngày nay không có được sức sống tâm linh như ước nguyện. Có một sự “đứt đoạn” đời sống Kitô giáo tại Âu châu. Bởi vì đời sống đức tin là di sản tinh thần và văn hoá, chỉ có thể thông truyền qua giáo dục, không phải do di truyền.


Chúng ta hiểu tại sao một trong những bận tâm lớn nhất và được lặp lại thường xuyên của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI là tầm quan trọng và tính khẩn thiết của việc giáo dục đức tin cho các thế hệ trẻ: “Khác với những điều xảy ra trong lãnh vực kỹ thuật hoặc kinh tế, nơi mà những tiến bộ ngày nay có thể cộng thêm vào cho những tiến bộ của quá khứ, một khả năng tích lũy như thế không thể có trong lĩnh vực giáo dục và tăng trưởng đạo đức của con người, bởi vì tự do của con người thì luôn mới mẻ, và vì thế, mỗi người và mỗi thế hệ lại phải tự mình đưa ra những quyết định. Cho dù là những giá trị cao quý nhất của quá khứ cũng không thể được truyền thụ như một gia tài để lại; thực tế, chúng phải được biến thành của chính chúng ta và được đổi mới qua một chọn lựa cá nhân thường rất nhọc nhằn.”[15]


Làm sao người công giáo Việt Nam hôm nay có thể biết ơn, sống và làm chứng cho Đức Kitô theo gương yêu thương của các tiền nhân, nếu chưa hiểu biết đầy đủ ý nghĩa và vẻ đẹp của tử đạo Kitô giáo? Làm sao người công giáo Việt Nam, đặc biệt là các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, có thể hiểu được ý nghĩa và vẻ đẹp của tử đạo Kitô giáo nếu không được giáo dục? Và làm sao giáo dục nếu chúng ta chưa rõ nội dung phải truyền thụ?

“Linh đạo sống vẻ đẹp của tử đạo” trong Kitô giáo phải soi sáng cho đời sống đức tin hiện tại của chúng ta với những thuận lợi và thách đố. Những thuận lợi và thách đố thì muôn mặt, nó hiện hữu từ trong lòng Giáo hội cũng như từ bên ngoài. Vấn đề là làm thế nào để đối diện với những thuận lợi và thách đố trong đời sống đức tin hôm nay. Bởi vì những thuận lợi thì không khó tận dụng, nhưng những thách đố thì không dễ tìm ra giải pháp. Và dĩ nhiên, việc giáo dục luôn là giải pháp cần thiết. Chúng ta thử đề nghị một số nội dung:


- Giáo dục văn hóa Tin-Cậy-Mến để biết rời xa thái độ vô tín, vô vọng, vô tâm;

- Giáo dục văn hóa sự sống để biết rời xa những hành vi gây ra chết chóc;

- Giáo dục văn hóa kính trọng phẩm giá mọi người để biết rời xa thái độ kỳ thị chủng tộc;


- Giáo dục văn hóa hy sinh cho tha nhân để biết rời xa lối sống ích kỷ cho bản thân;

- Giáo dục văn hóa hành thiện để biết rời xa lối sống gian tà;

- Giáo dục văn hóa đối thoại chân thành để biết rời xa mọi hình thức đối kháng cực đoan;


- Giáo dục văn hóa hòa bình để biết rời xa mọi hành xử bạo lực;

- Giáo dục văn hóa gặp gỡ thân tình để biết rời xa thái độ vứt bỏ nhẫn tâm;

- Giáo dục văn hóa tự do tôn giáo để biết rời xa mọi hình thức cưỡng bức mang tính ý thức hệ...


TẠM KẾT


Những suy tư trên đã giúp chúng ta hiểu ba nhân đức đối thần - Đức Tin, Đức Cậy và Đức Ái - như kim chỉ nam cho cuộc đời của các thánh tử đạo trong
suốt dòng lịch sử Giáo hội, và mãi là kim chỉ nam cho đời sống Kitô hữu hôm nay. Và vì Đức Ái là nét đẹp tuyệt hảo của hành động tử đạo trong Kitô giáo, chúng ta cũng hiểu Đức Ái là vẻ đẹp tuyệt hảo của đời sống Kitô hữu giữa lòng thế giới hôm nay.


Một lần nữa, chúng ta lắng nghe lời ngỏ của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI: “Tình yêu là ánh sáng, thực tế là ánh sáng duy nhất, không ngừng chiếu sáng thế giới đang trong bóng đêm, và ban tặng chúng ta lòng can đảm để sống và hành động. Tình yêu là điều có thể, và chúng ta đang cố gắng thực hành yêu thương, vì chúng ta vốn được dựng nên giống hình ảnh Chúa. Hãy sống yêu thương, và nhờ yêu thương, làm cho ánh sáng của Thiên Chúa tỏa rạng nơi trần gian”[16].


Khám phá lại vẻ đẹp của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam giữa lòng truyền thống đức tin sống động của dân Chúa, chúng ta như nghe được lời gọi: “Hãy sống xứng đáng với các bậc cha ông mà chúng ta đang thừa hưởng công đức của các ngài, và hãy nghĩ đến các thế hệ con cháu mà chúng ta đang chuẩn bị tương lai cho chúng”.


Lm. Phaolô Nguyễn Thành Sang

Trích Bản tin Hiệp Thông / HĐGM VN, Số 107 (Tháng 7 & 8 năm 2018)


[14] X. https://fr.zenit.org/articles/sacrifice-darnaud-beltrame-reflexion-de-martin- steffens-sur-vatican-news/

[15] ĐGH Bê-nê-đic-tô XVI, Thư gởi cho giáo phận Rôma về bổn phận khẩn cấp phải giáo dục các thế hệ trẻ, ngày 21 tháng 1 năm 2008.

[16] ĐGH Biển Đức XVI, Thông điệp Deus caritas est, số 39.

-