13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 36)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 34)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 34)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 50)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.
12 Tháng Tư 20249:57 SA(Xem: 44)
Nguồn: Spiritdaily.com Những nơi trú ẩn ở đâu khi có cơn thử thách lớn? Đâu là những nơi trú ẩn dành cho những người còn sống sót? Sẽ có một cuộc thanh tẩy rất lớn để thanh lọc thế giới này. Nhân loại đã rời xa Thiên Chúa và đã xúc phạm nặng nề đến Ngài. Vậy các tín hữu của Chúa sẽ ra sao? Liệu họ có phải chịu sự thống khổ như những người khác không?
11 Tháng Tư 20242:08 CH(Xem: 50)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz kể tiếp về các thông điệp mà Đức Mẹ Maria ban cho bà...
11 Tháng Tư 20241:43 CH(Xem: 49)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz đang cư ngụ tại miền Nam của thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona và đã bắt đầu nghe và nhìn thấy Đức Mẹ vào năm 1988.
10 Tháng Tư 20245:05 CH(Xem: 41)
Nguồn: Mysticpost Thánh Phanxico de Sales đã nói về chương 12 trong Sách Khải Huyền rằng sẽ có một cuộc bách hại của kẻ Phản Kito. Ngài cũng nói rằng: “Giáo Hội sẽ được nuôi dưỡng và bảo toàn ở giữa các sa mạc và trong sự thinh lặng."
10 Tháng Tư 20244:25 CH(Xem: 46)
Nguồn: Mysticpost Chúa đã ban cho thầy Phó Tế John Martinez, một cư dân của tiểu bang Texas, Hoa Kỳ với những cảm nghiệm thần bí. Theo lời kể của vị phó tế thì cũng giống như những nhà thần bí khác, ngài không cho rằng nơi trú ẩn là một nơi chốn mà là một chỗ dựa tinh thần cho những tín hữu ngoan đạo của Chúa và luôn tuân theo các chương trình...
10 Tháng Tư 20243:29 CH(Xem: 45)
Sau đây là cảm nghiệm của một thanh niên: Con vừa trở về nhà ở California được gần 2 tháng nay. Đã 8 năm qua, con đi làm xa ở tận tiểu bang Florida. Con có những cảm nghiệm mà dường như Chúa đã báo trước và sắp xếp mọi sự cho con.

THỨ HAI SAU LỄ HIỂN LINH SỐNG LỜI CHÚA BÀI ĐỌC Bài đọc 1 : 1 Ga 3,22 - 4,6

02 Tháng Giêng 20222:09 CH(Xem: 540)

2-1THỨ HAI SAU LỄ HIỂN LINH

SỐNG LỜI CHÚA

BÀI ĐỌC

Bài đọc 1 : 1 Ga 3,22 - 4,6

Hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không ?

Bài trích thư thứ nhất của thánh Gio-an tông đồ.

322Anh em thân mến,
bất cứ điều gì chúng ta xin,
chúng ta được Thiên Chúa ban cho,
bởi vì chúng ta tuân giữ các điều răn của Người
và làm những gì đẹp ý Người.
23Đây là điều răn của Người : chúng ta phải tin
vào danh Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người,
và phải yêu thương nhau,
theo điều răn Người đã ban cho chúng ta.

24Ai tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa
thì ở lại trong Thiên Chúa
và Thiên Chúa ở lại trong người ấy.
Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được
Thiên Chúa ở lại trong chúng ta,
đó là nhờ Thần Khí,
Thần Khí Người đã ban cho chúng ta.

41Anh em thân mến, anh em đừng cứ thần khí nào cũng tin,
nhưng hãy cân nhắc xem thần khí nào
mới phát xuất từ Thiên Chúa,
vì đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian.
2Căn cứ vào điều này,
anh em nhận ra thần khí của Thiên Chúa :
thần khí nào tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô
là Đấng đã đến và trở nên người phàm,
thì thần khí ấy bởi Thiên Chúa ;
3còn thần khí nào không tuyên xưng Đức Giê-su,
thì không bởi Thiên Chúa ;
đó là thần khí của tên Phản Ki-tô.

Anh em đã nghe nói là nó đang tới,
và hiện nay nó ở trong thế gian rồi.
4Hỡi anh em là những người con bé nhỏ,
anh em thuộc về Thiên Chúa,
và anh em đã thắng được các ngôn sứ giả đó,
vì Đấng ở trong anh em mạnh hơn kẻ ở trong thế gian.

5Các ngôn sứ giả đó thuộc về thế gian ;
vì thế, chúng nói theo thế gian, và thế gian nghe chúng.
6Còn chúng ta, chúng ta thuộc về Thiên Chúa.
Ai biết Thiên Chúa thì nghe chúng ta.
Ai không thuộc về Thiên Chúa thì không nghe chúng ta.
Chúng ta cứ dựa vào đó mà nhận ra
thần khí dẫn đến sự thật và thần khí làm cho sai lầm.

Đáp ca : Tv 2,7-8.10-11 (Đ. c.8a)


Đ. Con cứ xin, rồi Cha ban tặng muôn dân nước làm sản nghiệp riêng.
7Tân vương lên tiếng : Tôi xin đọc sắc phong của Chúa,

Người phán bảo tôi rằng : “Con là con của Cha,
ngày hôm nay Cha đã sinh ra con.
8Con cứ xin, rồi Cha ban tặng
muôn dân nước làm sản nghiệp riêng,
toàn cõi đất làm phần lãnh địa.


Đ. Con cứ xin, rồi Cha ban tặng muôn dân nước làm sản nghiệp riêng.

10Vậy giờ đây, hỡi các vua chúa, hãy biết điều,
thủ lãnh trần gian, nào tỉnh ngộ !
11Đem lòng kính sợ mà phụng thờ Đức Chúa,
hãy khiếp run phủ phục dưới chân Người !


Đ. Con cứ xin, rồi Cha ban tặng muôn dân nước làm sản nghiệp riêng.

Tung hô Tin Mừng : x. Mt 4,23

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đức Giê-su rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân. Ha-lê-lui-a.


TIN MỪNG : Mt 4,12-17.23-25

Nước Trời đã đến gần.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.


12 Khi ấy, Đức Giê-su nghe tin ông Gio-an đã bị nộp, Người lánh qua miền Ga-li-lê. 13 Rồi Người bỏ Na-da-rét, đến ở Ca-phác-na-um, một thành ven biển hồ Ga-li-lê, thuộc địa hạt Dơ-vu-lun và Náp-ta-li, 14 để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a đã nói : 15 Này đất Dơ-vu-lun, và đất Náp-ta-li, hỡi con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Gio-đan, hỡi Ga-li-lê, miền đất của dân ngoại ! 16 Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.

17 Từ lúc đó, Đức Giê-su bắt đầu rao giảng và nói rằng : “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.”

23 Thế rồi Đức Giê-su đi khắp miền Ga-li-lê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân. 24 Danh tiếng Người đồn ra khắp xứ Xy-ri. Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền : những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt ; và Người đã chữa họ. 25 Từ miền Ga-li-lê, vùng Thập Tỉnh, thành Giê-ru-sa-lem, miền Giu-đê và vùng bên kia sông Gio-đan, dân chúng lũ lượt kéo đến đi theo Người.

SUY NIỆM-TRỞ VỀ VỚI CHÚA

Có một vị ẩn sĩ đã từng là một tội nhân muốn gia nhập vào một cộng đoàn tu trì, vị bề trên hỏi rằng: “Thời gian qua ngài đã suy niệm những gì?” Vị ẩn sĩ trả lời: “Từng giây phút tôi hằng nghĩ đến những ơn lành và tình thương mà Thiên Chúa đã ban cho tôi”. Các tu sĩ khác rất cảm kích về lòng sám hối của vị ẩn sĩ vì ngài đã chủ tâm sám hối, biến đổi bản thân tốt hơn hầu trở nên lời chúc tụng, tri ân tình yêu Thiên Chúa.

Trong hành trình rao giảng Tin Mừng Nước Trời và ơn cứu độ, Đức Giêsu đã thực hiện nhiều phép lạ để chữa lành các bệnh tật cho dân chúng. Tuy nhiên, Người nhấn mạnh đến việc kêu gọi mọi người hãy ăn năn sám hối vì Nước Trời đã gần đến. Những dấu lạ Đức Giêsu thực hiện nhằm tỏ lộ ra cho nhân loại được nhận biết Thiên Chúa đang hiện diện giữa họ.

Hành vi ăn năn sám hối không phải là vùi mình trong đau khổ, nhưng là hướng đến việc ca tụng và ngợi khen lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết từ bỏ tội lỗi mà trở về với Ngài, đồng thời xin cho Danh Thánh Chúa hằng hiển trị đến muôn ngàn đời. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Tiếp kiến chung (29/12): Noi gương lòng can đảm của thánh Giuse

Sáng thứ Tư ngày 29/12, trong buổi tiếp kiến chung cuối cùng trong năm 2021, Đức Thánh Cha đã tiếp tục bài giáo lý về thánh Giuse với đề tài liên quan đến bối cảnh Giáng Sinh, đó là “cuộc trốn chạy sang Ai-cập” sau khi thánh Giuse được thiên thần báo mộng là vua Hêrôđê đang tìm cách giết Hài Nhi.

Đức Thánh Cha nêu ra hai cách hành xử đối nghịch nhau: sự tàn bạo của Hêrôđê và lòng can đảm của thánh Giuse. Cuộc sống luôn sẵn có những nghịch cảnh, nhưng nó không nhất thiết đưa đến cách hành xử tàn bạo của Hêrôđê, ngược lại, chúng ta có thể đối diện với những nghịch cảnh đó bằng lòng can đảm như thánh Giuse. Bên cạnh đó, cuộc trốn chạy này của thánh Gia cũng làm liên tưởng đến cuộc trốn chạy của biết bao nhiêu người ngày nay bị buộc phải rời bỏ quê hương của họ vì chiến tranh, hận thù và đói kém.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay tôi muốn giới thiệu với anh chị em về Thánh Giuse là một người di cư bị bách hại và can đảm. Đây là cách mà Thánh sử Matthêu mô tả. Sự kiện này đánh dấu đặc biệt trong cuộc đời của Chúa Giêsu, và Thánh Giuse và Mẹ Maria cũng được xem là nhân vật chính, mà truyền thống gọi là “cuộc trốn chạy sang Ai Cập” (x. Mt 2,13-23). Gia đình Na-da-rét đã phải chịu sự sỉ nhục này và đã nếm trải cảm giác bấp bênh, sợ hãi, đau đớn khi phải rời bỏ xứ sở của mình. Ngay cả ngày nay, nhiều anh em chị em của chúng ta cũng bị buộc phải sống cùng một sự bất công và đau khổ này. Nguyên nhân hầu như luôn luôn là sự kiêu ngạo và bạo lực của những kẻ quyền lực. Điều này cũng đã xảy ra đối với Chúa Giêsu.

Sự tàn bạo của vua Hêrôđê

Vua Hêrôđê biết được từ các đạo sĩ về sự ra đời của “vua dân Do Thái”, và tin này làm ông bối rối. Ông cảm thấy không an toàn, ông cảm thấy bị đe dọa nơi quyền lực của mình. Vì vậy, ông tập hợp tất cả các nhà chức trách của Giêrusalem để hỏi về nơi sinh của hài nhi, và yêu cầu các đạo sĩ cho ông biết chính xác, để ông – nói cách giả dối – cũng có thể đến và thờ bái Người. Tuy nhiên, khi nhận ra rằng các đạo sĩ đã đi theo một con đường khác, ông đã nảy sinh một kế hoạch tàn ác: giết tất cả trẻ em của Bêlem từ 2 tuổi trở xuống, đó là thời điểm, mà theo tính toán của các đạo sĩ, Chúa Giêsu đã được sinh ra.

Trong khi đó, một thiên thần báo mộng cho Giuse: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!” (Mt 2,13). Chúng ta hãy nghĩ về rất nhiều người ngày nay cũng cảm thấy sự thôi thúc bên trong như vậy: “Chúng ta hãy chạy trốn, chạy trốn đi, bởi vì ở đây có nguy hiểm”. Kế hoạch của Hêrôđê nhắc nhớ lại kế hoạch của Pha-ra-ô, là ném tất cả bé trai của dân Israel xuống sông Nin (x. Xh 1,22). Và cuộc chạy trốn sang Ai Cập gợi lại toàn bộ lịch sử của Israel, bắt đầu từ Abraham, người cũng đã đến trú ngụ ở đó (x. St 12,10), cho đến Giuse, con trai của Gia-cóp, bị bán bởi anh em mình (x. St 37,36) và sau đó trở thành “Người cai quản toàn cõi Ai-cập” (x. St 41,37-57); và đến Môsê, người đã giải phóng dân tộc mình khỏi ách nô lệ của người Ai Cập (x. Xh 1,18).

Cuộc chạy trốn của Thánh Gia đến Ai Cập cứu được Chúa Giêsu, nhưng rất tiếc nó không ngăn được Hêrôđê thực hiện việc thảm sát của mình. Như thế, chúng ta đứng trước hai nhân cách trái ngược nhau: một bên là Hêrôđê tàn bạo và bên kia là Giuse với sự ân cần và can đảm. Hêrôđê muốn bảo vệ quyền lực của mình, lớp áo của mình, bằng sự bạo tàn nhẫn tâm, như việc hành quyết một trong những người vợ của ông, một số người con của ông và hàng trăm đối thủ. Ông là một người tàn nhẫn: để giải quyết vấn đề, ông chỉ có một công thức duy nhất: giết người. Ông là biểu tượng của biết bao bạo chúa của hôm qua và cả hôm nay. Đối với họ, đối với những bạo chúa này, con người không quan trọng, quyền lực mới đáng giá, và nếu họ cần không gian cho quyền lực, họ sẽ giết người. Và điều này xảy ra ngày nay: chúng ta không cần phải trở về lịch sử cổ đại, nó xảy ra ngày nay.

Họ là những con người trở thành “sói” đối với những người khác. Lịch sử đầy rẫy những con người, những người sống trong nỗi sợ hãi của họ, cố gắng vượt qua chúng bằng cách thực thi quyền lực một cách chuyên chế và ra tay thực hiện những ý định bạo lực vô nhân đạo. Nhưng chúng ta không được nghĩ rằng chúng ta chỉ sống kiểu Hêrôđê khi chúng ta trở thành bạo chúa. Không. Trong thực tế, đó là một thái độ mà tất cả chúng ta đều có thể sa ngã, mỗi khi chúng ta cố gắng xua đuổi nỗi sợ hãi của mình bằng sự kiêu ngạo, ngay cả khi chỉ bằng lời nói hoặc bằng những hành vi lạm dụng nhỏ được thực hiện để hạ nhục những người xung quanh chúng ta. Trong lòng, chúng ta cũng có khả năng trở thành những Hêrôđê nhỏ.

Lòng can đảm của thánh Giuse

Thánh Giuse đối lập với Hêrôđê: trước hết ngài là “người công chính” (Mt 1,19), còn Hêrôđê là một kẻ độc tài; ngài cũng chứng tỏ sự can đảm trong việc thực hiện mệnh lệnh của thiên thần. Chúng ta có thể hình dung ra những thăng trầm mà ngài đã phải nếm trải trong suốt cuộc hành trình dài và nguy hiểm, và cả những khó khăn liên quan đến việc ở lại một đất nước xa lạ, với một ngôn ngữ khác: rất nhiều khó khăn. Lòng can đảm của ngài cũng được bộc lộ trong việc trở về, khi được thiên thần trấn an. Ngài đã vượt qua những nỗi sợ hãi có thể hiểu được và cùng với Đức Maria và Chúa Giêsu, đến định cư tại Na-da-rét (x. Mt 2,19-23). Hêrôđê và Giuse là hai nhân vật đối lập nhau, luôn phản ánh hai bộ mặt của nhân loại.

Thật là một quan niệm sai lầm khi cho rằng lòng dũng cảm là đức tính dành riêng cho bậc anh hùng. Thực tế, cuộc sống thường ngày của mỗi người đều cần đến lòng dũng cảm. Cuộc sống của chúng ta - của bạn, của tôi, của tất cả chúng ta: không thể sống mà thiếu lòng can đảm, dũng cảm đối mặt với những khó khăn hằng ngày. Trong mọi thời đại và trong mọi nền văn hóa, chúng ta đều tìm thấy những người nam người nữ can đảm, kiên vững với niềm tin của họ, đã vượt qua những khó khăn, chịu đựng những bất công, chịu lên án và thậm chí cả cái chết. Can đảm đồng nghĩa với dũng cảm, cùng với công bằng, khôn ngoan và tiết độ, là một phần thuộc nhóm các nhân đức, được gọi là “nhân đức trụ”.

Cầu nguyện cho những người di cư ngày nay

Bài học mà thánh Giuse để lại cho chúng ta hôm nay là: cuộc sống luôn sẵn có những nghịch cảnh cho chúng ta. Điều này đúng. Và đối diện với chúng, chúng ta cũng có thể cảm thấy bị đe dọa, sợ hãi, mà không lôi ra điều tệ hại nhất nơi chúng ta, như Hêrôđê đã làm, nhưng chúng ta có thể vượt qua vào một thời điểm nào đó, qua cách hành xử như thánh Giuse, bằng việc đối diện với nỗi sợ bằng lòng can đảm tín thác vào Sự Quan Phòng của Thiên Chúa. Hôm nay tôi tin rằng chúng ta cần một lời cầu nguyện cho tất cả những người di cư, tất cả những người bị bách hại, tất cả những ai là nạn nhân của những hoàn cảnh khắc nghiệt: đó là những hoàn cảnh chính trị, lịch sử hoặc cá nhân.

Nhưng, chúng ta hãy nghĩ đến rất nhiều người là nạn nhân của các cuộc chiến tranh, muốn rời bỏ quê hương mà không thể; chúng ta nghĩ đến những người di cư, bắt đầu con đường như thế để được tự do và nhiều người trong số họ kết thúc trên đường hoặc trên biển; chúng ta nghĩ về Chúa Giêsu trong vòng tay của Thánh Giuse và Mẹ Maria, đang chạy trốn, và chúng ta thấy nơi Người mỗi người di cư hôm nay. Đây là một thực trạng, thực trạng về những cuộc di cư ngày nay, mà chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ. Đó là một nỗi ô nhục xã hội của nhân loại.

Lạy Thánh Giuse,
Ngài là người đã trải qua đau khổ của những ai phải chạy trốn
Ngài đã bị buộc phải chạy trốn
để cứu lấy mạng sống của những người thân yêu,
xin bảo vệ tất cả những người phải chạy trốn khỏi chiến tranh,
hận thù và đói kém.
Xin nâng đỡ họ trong nỗi khốn khó mà họ phải gánh chịu,
Xin củng cố họ trong hy vọng và giúp họ gặp được sự chào đón và liên đới.
Xin hướng dẫn bước đường của họ và mở rộng trái tim của những người có thể giúp họ. Amen.

Văn Yên, SJ - Vatican News