25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 9)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 12)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 52)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 61)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 63)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 62)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 59)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 58)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

Thứ Sáu sau Chúa Nhật Hiển Linh Phụng Vụ Lời Chúa Bài Đọc I: 1 Ga 5, 5 - 13 "Thánh Thần, nước và máu".

06 Tháng Giêng 20229:12 CH(Xem: 493)

7-2Thứ Sáu sau Chúa Nhật Hiển Linh

Phụng Vụ Lời Chúa

Bài Đọc I: 1 Ga 5, 5 - 13

"Thánh Thần, nước và máu".

Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

Các con thân mến, ai là kẻ thắng được thế gian,nếu không phải là người tin rằng Đức Giê-su là Con Thiên Chúa? Chính Đức Giê-su Ki-tô là Đấng đã đến, nhờ nước và máu; không phải chỉ trong nước mà thôi, nhưng trong nước và trong máu. Chính Thần Khí là chứng nhân, và Thần Khí là sự thật. Có ba chứng nhân: Thần Khí, nước và máu. Cả ba cùng làm chứng một điều. Chúng ta vẫn nhận lời chứng của người phàm, thế mà lời chứng của Thiên Chúa còn cao trọng hơn, vì đó là lời chứng của Thiên Chúa, lời Thiên Chúa đã làm chứng về Con của Người. Ai tin vào Con Thiên Chúa,người đó có lời chứng ấy nơi mình.

Ai không tin Thiên Chúa, thì coi Thiên Chúa là kẻ nói dối, vì kẻ ấy không tin vào lời Thiên Chúa đã làm chứng về Con của Người. Lời chứng đó là thế này: Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống đời đời, và sự sống ấy ở trong Con của Người. Ai có Chúa Con thì có sự sống; ai không có Con Thiên Chúa thì không có sự sống. Tôi đã viết những điều đó cho anh em là những người tin vào danh Con Thiên Chúa, để anh em biết rằng anh em có sự sống đời đời.

Đó là lời Chúa.

Đáp Ca: Tv 147, 12-13. 14-15. 19-20

Đáp: Giêrusalem hỡi, hãy ngợi khen Chúa (c. 12a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Giêrusalem hỡi, hãy ngợi khen Chúa! Hãy ngợi khen Thiên Chúa của ngươi, hỡi Sion! Vì Người đã giữ chặt các then cửa thành ngươi; Người đã chúc phúc cho con cái ngươi trong thành nội. - Đáp.

2) Người sắp đặt bờ cõi ngươi trong thanh bình, cho ngươi hưởng no nê những tinh hoa lúa miến. Người đã sai Lời Người xuống cõi trần ai, và Lời Người lanh chai chạy rảo. - Đáp.

3) Người đã loan truyền Lời Người cho Giacóp, những thánh chỉ và huấn lệnh Người cho Israel. Người đã không làm cho dân tộc nào như thế; Người đã không công bố cho họ các huấn lệnh của Người. - Đáp.

Alleluia: 1 Tm 3,36

Alleluia, alleluia. - Lạy Chúa Kitô, Đấng được rao giảng cho lương dân, vinh danh Chúa! Lạy Chúa Kitô, Đấng được tin kính ở thế gian, vinh danh Chúa! - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 5, 12-16

"Lập tức người ấy khỏi phong hủi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Xảy ra khi Chúa Giêsu đang ở trong một thành kia, thì có một người mình đầy phong hủi, thấy Chúa Giêsu, liền sấp mặt xuống đất, van xin Ngài rằng: "Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, Thầy có thể cho tôi được sạch". Người giơ tay chạm đến người ấy và nói: "Ta muốn, hãy nên trơn sạch". Lập tức, người ấy khỏi phong hủi. Người ra lệnh cho người ấy không được nói với ai, nhưng: "Hãy đi trình diện với tư tế, và hãy dâng lễ vật như luật Môsê đã dạy, để làm chứng cho người ta biết ngươi được sạch". Nhưng tiếng đồn về Người cứ lan rộng, và dân chúng đông đảo kéo nhau đến để nghe Người và được chữa lành bệnh tật. Còn Người, thì lánh vào nơi hoang vắng và cầu nguyện.

Đó là lời Chúa.

Suy Nghiệm Lời Chúa: Emmanuel nguyên dạng

Hôm nay, Thứ Sáu sau Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, Bài Phúc Âm theo chủ đề "Lời ở cùng chúng ta" (Gioan 1;14) của chung Mùa Giáng Sinh, được thể hiện ở phép lạ chữa lành của Chúa Giêsu, như Thánh ký Luca thuật lại nguyên văn từ đầu đến cuối như sau:

"Xẩy ra khi Chúa Giêsu đang ở trong một thành kia, thì có một người mình đầy phong hủi, thấy Chúa Giêsu, liền sấp mặt xuống đất, van xin Ngài rằng: 'Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, Thầy có thể cho tôi được sạch'. Người giơ tay chạm đến người ấy và nói: 'Ta muốn, hãy nên trơn sạch'. Lập tức, người ấy khỏi phong hủi. Người ra lệnh cho người ấy không được nói với ai, nhưng: 'Hãy đi trình diện với tư tế, và hãy dâng lễ vật như luật Môsê đã dạy, để làm chứng cho người ta biết ngươi được sạch'. Nhưng tiếng đồn về Người cứ lan rộng, và dân chúng đông đảo kéo nhau đến để nghe Người và được chữa lành bệnh tật. Còn Người, thì lánh vào nơi hoang vắng và cầu nguyện".

Qua bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy "Lời ở cùng chúng ta" vừa ẩn vừa hiện, đúng hơn lúc hiện lúc ẩn. Lúc hiện là lúc Người giao tiếp với con người, còn lúc ẩn là lúc Người giao tiếp với Thiên Chúa, nhưng lại là một việc giao tiếp thần linh với Thiên Chúa ở giữa con người, nơi nhân tính của Người và với nhân tính của Người.

Trước hết, "Lời ở cùng chúng ta" khi giao tiếp với con người. Chẳng hạn như trường hợp trong bài Phúc Âm hôm nay, Vì "ở cùng chúng ta" mà Người đã đáp ứng ý nguyện muốn "được sạch" của "một người mình đầy phong hủi" nhưng rất tin tưởng nơi Người, ở chỗ vừa "thấy Chúa Giêsu, liền sấp mặt xuống đất, van xin Ngài rằng: 'Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, Thầy có thể cho tôi được sạch'".

Tất nhiên, là hiện thân của Lòng Thương Xót Chúa, một Lòng Thương Xót Chúa "ở cùng chúng ta", Người không thể nào không động lòng, chẳng những trước hình thù cùi hủi đã làm biến dạng thân xác vốn nguyên tuyền và lành mạnh hết sức đáng thương của nạn nhân, mà nhất là trước tấm lòng tan nát khiêm cung thiết tha cầu khẩn của nạn nhân nữa. Bởi thế, bài Phúc Âm cho biết thêm "Người giơ tay chạm đến người ấy và nói: 'Ta muốn, hãy nên trơn sạch'. Lập tức, người ấy khỏi phong hủi".

Thật vậy, bởi nguyên tội, bản tính của loài ngươi chẳng khác gì như bị cùi hủi, coi đến ghê rợn, vì hình thù và tầm vóc nguyên tuyền lành mạnh từ ban đầu của nó khi mới được Thiên Chúa tạo dựng nên theo hình ảnh thần linh của Ngài và tương tự như Ngài (xem Khởi Nguyên 2:26) đã bị biến dạng, bị lệch lạch, bị méo mó một cách gian ác trá hình, bởi bị tiêm nhiễm nọc độc của Con Khủng Long Luxiphe, nên đã bị biến thành hình ảnh quái gở tương tự như Satan và bọn ngụy thần của hắn.

Bởi thế, "Lời ở cùng chúng ta", nhờ "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), đã mặc lấy bản tính nhân loại bị cùi hủi biến dạng của loài người, mà bản tính của loài người ở nơi Người, một bản tính nhờ được ngôi hiệp với thiên tính của Người ngay từ giây phút hoài thai trong cung dạ trinh nguyên của Mẹ Người, đã được phục hồi nơi nhân phẩm là người và nhân cách làm người của Con Thiên Chúa.

Nếu nguyên tội gây ra bởi con người ngay từ ban đầu, qua hai nguyên tổ, đã trở nên cùi hủi là vì bề ngoài đã bất tuân mệnh lệnh của Thiên Chúa, và bề trong đã coi trọng cùng tin tưởng rắn quỉ Satan gian trá hơn kính trọng cùng tin tưởng Vị Thiên Chúa chân thật nên mới nghe theo hắn thay vì tuân lệnh Thiên Chúa, thì để phục hồi nguyên trạng hình hài và tầm vóc của con người, chẳng những "Lời đã hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta" mà Người còn phải "vâng lời cho đến chết dù có chết trên thập tự giá" (Philiphe 2:8).

Tinh thần tuân phục của "Lời ở cùng chúng ta" đã được tỏ hiện ngay trong bài Phúc Âm hôm nay, khi Người bảo nạn nhân phong cùi rằng: "Hãy đi trình diện với tư tế, và hãy dâng lễ vật như luật Môsê đã dạy, để làm chứng cho người ta biết ngươi được sạch".

Sau nữa, "Lời ở cùng chúng ta" khi giao tiếp với Thiên Chúa: "Còn Người, thì lánh vào nơi hoang vắng và cầu nguyện". Tác động cầu nguyện của Chúa Giêsu ở đây là gì, nếu không phải là Người giao tiếp thần linh với Thiên Chúa là Cha của Người "trong tinh thần và chân lý" (Gioan 4:24) nơi nhân tính của Người. Bởi vì, về thiên tính, Người đồng bản thể với Cha của Người, Người cũng là Thiên Chúa như Cha, không cần cầu nguyện.

Thế nhưng, với bản tính của nhân loại, Người vẫn cần phải cầu nguyện, một tác động giao tiếp thần linh với Cha, một tác động hiệp nhất nên một với Cha, như tác động của Người vẫn cần phải tỏ ra tuân phục ý muốn Cha là Đấng đã sai Người.

Nghĩa là, cho dù nhờ mầu nhiệm ngôi hiệp, mầu nhiệm mà hai bản tính của Người đã trở nên một nơi Ngôi Vị duy nhất là Con Thiên Chúa, nhưng Người vẫn luôn ý thức về thực tại nên một và tình trạng hiệp nhất nhân thần này, vẫn liên tục chủ động gắn bó nhân tính với thiên tính trong cuộc đời trần thế của Người, vẫn luôn thể hiện mối hiệp thông thần linh Ngôi Vị này, bằng việc Người luôn luôn làm theo ý Cha của Người để chứng tỏ Người thực sự là Đức Kitô Thiên Sai "ở cùng chúng ta".

Chính nhờ những giây phút âm thầm cầu nguyện cùng Cha của mình như thế, mà Người càng chứng tỏ Người "là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), và Người mới có thể tiếp tục thi hành vai trò và sứ vụ Thiên Sai của mình trên trần gian này, bằng việc "rao giảng" như một ngôn sứ, "chữa lành" như một tư tế và "giải thoát" như một đế vương, hoàn toàn ứng nghiệm Lời Tiên Tri Isaia tiên báo về Người và được Người xác nhận là đúng trong bài Phúc Âm hôm qua.

Chính những giây phút cầu nguyện này đã càng làm cho "Lời ở cùng chúng ta" trở thành nguồn mạch thông ban sự sống thần linh của Thiên Chúa cho nhân loại, đó là việc Người thông ban cho chúng ta kiến thức thần linh về Thiên Chúa (xem Gioan 17:3) của Người, qua chính mạc khải thần linh nơi "Lời ở cùng chúng ta" và của "Lời ở cùng chúng ta". Đó là lý do Thánh Gioan Tông Đồ trong Bài Đọc 1 hôm nay đã khẳng định rằng: "Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống đời đời, và sự sống ấy ở trong Con của Người. Ai có Chúa Con thì có sự sống; ai không có Con Thiên Chúa thì không có sự sống".

Nếu Con Thiên Chúa chính là "sự sống đời đời" thì chỉ có "những ai chấp nhận Người thì Người ban cho họ được quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12), thành phần con cái này không phải sinh ra "bởi huyết nhục" theo thể lý, "bởi ước muốn nhục dục" theo bản năng và "bởi ý muốn loài người" theo tâm lý (xem Gioan 1:13), mà là bởi chính Thiên Chúa, tức là bởi "Thần khí, nước và máu", như được đề cập đến trong Bài Đọc 1 hôm nay.

Bài Đáp Ca hôm nay diễn tả về thực tại "Lời ở cùng chúng ta", khi Thiên Chúa "đã Lời Người xuống cõi trần ai, và Lời Người lanh chai chạy rảo" - "để loan truyền Lời Người cho Giacóp, những thánh chỉ và huấn lệnh Người cho Israel". Bởi thế, câu 1 và câu 3 của Bài Đáp Ca đã kêu gọi dân Do Thái được Ngài tuyển chọn và được "Lời ở cùng chúng ta" rằng: "Giêrusalem hỡi, hãy ngợi khen Chúa! Hãy ngợi khen Thiên Chúa của ngươi, hỡi Sion! Vì Người đã giữ chặt các then cửa thành ngươi; Người đã chúc phúc cho con cái ngươi trong thành nội", và "Người đã không làm cho dân tộc nào như thế; Người đã không công bố cho họ các huấn lệnh của Người".

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.
GS.ThuSausauHienLinh.mp3
Ngày 07: 1. Thánh Raymunđô miền Penyafort, linh mục
ThanhRaymundoPenafort.mp3
https://youtu.be/kdkhYDv7ZtM