18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 9)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 23)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 23)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 21)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 64)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.

THỨ TƯ TUẦN I THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA BÀI ĐỌC Bài đọc 1 : 1 Sm 3,1-10.19-20

12 Tháng Giêng 20223:25 CH(Xem: 800)

cgtauTHỨ TƯ TUẦN I THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

BÀI ĐỌC

Bài đọc 1 : 1 Sm 3,1-10.19-20

Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.

Bài trích sách Sa-mu-en quyển thứ nhất.

1 Hồi ấy, cậu bé Sa-mu-en phụng sự Đức Chúa, có ông Ê-li trông nom. Thời ấy, lời Đức Chúa thì hiếm và thị kiến cũng không hay xảy ra. 2 Một ngày kia, ông Ê-li đang ngủ ở chỗ ông, mắt ông đã bắt đầu mờ, ông không còn thấy nữa. 3 Đèn của Thiên Chúa chưa tắt và Sa-mu-en đang ngủ trong đền thờ Đức Chúa, nơi có đặt Hòm Bia Thiên Chúa. 4 Đức Chúa gọi Sa-mu-en. Cậu thưa : “Dạ, con đây !”, 5 rồi chạy lại với ông Ê-li và thưa : “Dạ, con đây, thầy gọi con.” Ông bảo : “Thầy không gọi con đâu. Con về ngủ đi.” Cậu bèn đi ngủ.

6 Đức Chúa lại gọi Sa-mu-en lần nữa. Sa-mu-en dậy, đến với ông Ê-li và thưa : “Dạ, con đây, thầy gọi con.” Ông bảo : “Thầy không gọi con đâu, con ạ. Con về ngủ đi.” 7 Bấy giờ Sa-mu-en chưa biết Đức Chúa, và lời Đức Chúa chưa được mặc khải cho cậu. 8 Đức Chúa lại gọi Sa-mu-en lần thứ ba. Cậu dậy, đến với ông Ê-li và thưa : “Dạ, con đây, thầy gọi con.” Bấy giờ ông Ê-li hiểu là Đức Chúa gọi cậu bé. 9 Ông Ê-li nói với Sa-mu-en : “Con về ngủ đi, và hễ có ai gọi con thì con thưa : ‘Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.’” Sa-mu-en về ngủ ở chỗ của mình.

10 Đức Chúa đến, đứng đó và gọi như những lần trước : “Sa-mu-en ! Sa-mu-en !” Sa-mu-en thưa : “Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.”

19 Sa-mu-en lớn lên. Đức Chúa ở với ông và Người không để cho một lời nào của Người ra vô hiệu. 20 Toàn thể Ít-ra-en, từ Đan tới Bơ-e Se-va, biết rằng ông Sa-mu-en được Đức Chúa tín nhiệm cho làm ngôn sứ của Người.

Đáp ca : Tv 39,2 và 5.7-8a.8b-9.10 (Đ. x. c.8a và c.9a)

Đ. Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài.

2Tôi đã hết lòng trông đợi Chúa,
Người nghiêng mình xuống và nghe tiếng tôi kêu.
5Phúc thay ai đặt tin tưởng nơi Chúa,
chẳng vào hùa với bọn kiêu căng
và những kẻ theo đường gian ác.

Đ. Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài.

7Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật,
nhưng đã mở tai con ;
lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa không đòi,
8acon liền thưa : Này con xin đến !

Đ. Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài.

8bTrong sách có lời chép về con9rằng : con thích làm theo thánh ý,
và ấp ủ luật Chúa trong lòng, lạy Thiên Chúa của con.

Đ. Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài.

10Đức công chính của Ngài,
con loan truyền giữa lòng đại hội ;
lạy Chúa, Ngài từng biết :
con đâu có ngậm miệng làm thinh.

Đ. Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài.

Tung hô Tin Mừng : Ga 10,27

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi ; tôi biết chúng, và chúng theo tôi. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Mc 1,29-39

Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

29 Khi ấy, vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đi đến nhà hai ông Si-môn và An-rê. Có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo. 30 Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-môn đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người về tình trạng của bà. 31 Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy ; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.

32 Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. 33 Cả thành xúm lại trước cửa. 34 Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.

35 Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. 36 Ông Si-môn và các bạn kéo nhau đi tìm kiếm. 37 Khi gặp Người, các ông thưa : “Mọi người đang tìm Thầy !” 38 Người bảo các ông : “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng mạc chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó.” 39 Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.

SUY NIỆM-TRỞ NÊN MỌI SỰ CHO MỌI NGƯỜI

Lời của thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô thật phù hợp với bài Tin Mừng hôm nay. Sau khi chữa bệnh cho nhạc mẫu của Phêrô, cũng như rất nhiều người ốm đau bệnh tật khác, Đức Giêsu muốn các môn đệ hãy đi đến các làng mạc khác để Người có thể rao giảng.

Có thể nói, bước chân của Thiên Chúa không thể bị giới hạn ở một nơi hay một thời điểm nào. Bước chân ấy luôn di chuyển, luôn hướng đến những người còn chưa đón nhận được ân sủng là Lời của Chúa. Đức Hồng y Robert Sarah đã nói: “Không có nơi nào mà ân sủng Thiên Chúa không chạm tới được”.

Thế nhưng, để ân sủng ấy được lan tỏa, mỗi người phải trở nên một nhịp cầu để nối dẫn ân sủng của Thiên Chúa cho người khác. Mỗi người phải thoát ra khỏi ốc đảo của mình để đến với mọi người.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con trở nên những cánh tay nối dài của Chúa. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Hướng đến ba sự kiện lớn của Giáo hội tại Roma trong năm 2022

Đại dịch Covid-19 đã hoành hành khắp thế giới hơn hai năm, kéo theo những ảnh hưởng và hậu quả nghiêm trọng đối với con người trong mọi lĩnh vực, trong đó có những hoạt động và sinh hoạt của Giáo hội. Tuy nhiên, năm mới 2022 cũng là thời điểm thích hợp để hướng tới những sự kiện vui mừng sắp đến của Giáo hội. Tại Roma, Vatican đang lên kế hoạch cho ba sự kiện có tầm mức quốc tế: tuyên thánh cho cha Charles de Foucauld, Đại hội Gia đình Thế giới, và phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô I.

Mặc dù, do đại dịch vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, số lượng người hiện diện trực tiếp tại các sự kiện có thể phải được kiểm soát, nhưng công nghệ hiện đại và khả năng kết nối từ xa hoặc thông qua phát tuyến trực tiếp có thể giúp cho số lượng người tham gia vào các sự kiện không bị giới hạn.

Lễ tuyên thánh cho cha Charles de Foucauld và 6 chân phước khác.

Trước hết là lễ phong thánh cho chân phước Charles de Foucauld và 6 chân phước khác vào ngày 15/5/2022. Đây sẽ là lễ phong thánh đầu tiên kể từ lễ phong thánh cho chân phước John Henry Newman và 4 vị khác vào tháng 10/2019, cách đây hai năm bảy tháng. Nhiều người Công giáo có thể sẽ vui mừng khi Chân phước Charles de Foucauld, thường được gọi là Anh Charles của Chúa Giêsu, được tuyên thánh.

Chân phước Charles de Foucauld sinh tại Strasbourg, nước Pháp, vào năm 1858. Ngài được nuôi dưỡng bởi người ông giàu có và quý tộc sau khi bị mồ côi ở tuổi lên sáu. Ngài gia nhập quân đội Pháp, theo bước chân người ông của mình. Vốn đã mất đức tin, khi còn trẻ, ngài đã sống một cuộc sống buông thả. Năm 23 tuổi, Charles de Foucauld rời quân đội và bắt đầu chuyến thám hiểm Maroc đầy nguy hiểm. Việc tiếp xúc với những tín đồ Hồi giáo có niềm tin mạnh mẽ ở đó đã thách thức ngài. Ngài đã nói: “Chúa ơi, nếu Ngài tồn tại, xin hãy cho con biết Ngài”. Trở lại Pháp, với sự hướng dẫn của một linh mục, ngài đã trở lại với đức tin Công giáo của mình vào năm 1886, ở tuổi 28.

Trong một cuộc hành hương đến Đất Thánh, Charles de Foucauld đã nhận ra ơn gọi “theo Chúa Giêsu trong cuộc đời của Người tại Nazareth”. Ngài sống như một đan sĩ dòng Trappist ở Pháp và Syria trong bảy năm. Ngài cũng sống như một ẩn sĩ trong một thời gian gần đan viện của các nữ đan sĩ thánh Clara ở Nazareth.

Charles de Foucauld được thụ phong linh mục vào năm 1901 ở tuổi 43 và đi đến miền bắc châu Phi để phục vụ cho những người Tuareg, một nhóm dân tộc du mục, vì ngài muốn sống giữa “những người bị loại bỏ nhất, bị bỏ rơi nhất”. Tại sa mạc Sahara, ngài chào đón bất cứ ai đi ngang qua, dù là người theo Kitô giáo, người Hồi giáo, người Do Thái hay người ngoại giáo. Ngài hết sức tôn trọng các tín ngưỡng và nền văn hóa nơi ngài đang sống. Trong 13 năm ở Saraha, ngài đã học về văn hóa và ngôn ngữ Tuareg, biên soạn từ điển Tuareg-Pháp, và là một “người anh em” đối với người dân. Ngài không ngừng ước muốn trở thành một “người anh em đại đồng” của mọi người, một hình ảnh sống động của tình yêu thương của Chúa Giêsu.

Charles de Foucauld là nguồn cảm hứng cho việc thành lập một số hiệp hội giáo dân, cộng đoàn tu sĩ, và các tu hội đời của giáo dân và linh mục, được gọi chung là “gia đình thiêng liêng của Charles de Foucauld.”

Vào tối ngày 1/12/1916, Charles de Foucauld bị giết bởi một nhóm cướp, ở tuổi 58. Tháng 5/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận một phép lạ nhờ sự chuyển cầu của ngài.

Cùng được tuyên thánh với Charles de Foucauld là chân phước Devasahayam Pillai, một giáo dân Ấn Độ, đã tử đạo sau khi từ bỏ Ấn giáo và theo Công giáo vào thế kỷ 18. Chân phước Pillai còn được biết đến với tên rửa tội là Lazarus. Bảy năm sau khi cải đạo, Pillai bị bắn chết ở tuổi 40, sau khi bị vu khống tội phản quốc, bị bắt và bị tra tấn trong ba năm. Ngài đã được tuyên phong chân phước vào năm 2012 ở miền nam Ấn Độ. Ngài sẽ là giáo dân đầu tiên ở Ấn Độ được tuyên thánh.

Trong ngày 15/5/2021, Đức Thánh Cha cũng sẽ tuyên thánh cho nữ tu chân phước Maria Francesca di Gesù, đấng sáng lập Dòng các Nữ tu dòng Ba Capuchin ở Loano; nữ tu chân phước Maria Domenica Mantovani, đồng sáng lập và là Bề trên tổng quyền đầu tiên của dòng các Tiểu muội Thánh Gia; và các chân phước César de Bus, Luigi Maria Palazzolo và Giustino Maria Russolillo - ba linh mục đã thành lập các dòng tu.

Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ 10

Sự kiện lớn thứ hai đã được lên kế hoạch trong năm 2022 là Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ 10, với chủ đề “Tình yêu gia đình: ơn gọi và con đường nên thánh”. Đại hội sẽ được tổ chức từ ngày 22-26/6/2022, vào cuối Năm Gia đình Amoris Laetitia, kỷ niệm 5 năm Đức Thánh Cha ban hành tông huấn Amoris Laetitia về tình yêu trong gia đình. Năm này đã bắt đầu ngày 19/3/2021 và sẽ kéo dài 15 tháng, cho đến ngày đại hội tại Roma. Ban đầu đại hội được dự định diễn ra từ ngày 23-27/6/2021 nhưng do cuộc khủng hoảng virus corona, Đức Thánh Cha đã quyết định dời sự kiện trễ lại một năm.

Các nhà tổ chức đã lên kế hoạch tổ chức kết hợp giữa các cuộc họp trực tiếp và trực tuyến, và các giám mục đã được khuyến khích tổ chức các sự kiện song song tại giáo phận của họ.

Đây sẽ là lần thứ ba Roma tổ chức Đại hội Gia đình Thế giới, một sự kiện được bắt đầu từ năm 1994. Khoảng 2.000 đại biểu do các Hội đồng Giám mục mời trực tiếp và những người đứng đầu các hiệp hội gia đình và các phong trào Giáo hội quốc tế.

Đức Hồng Y Angelo De Donatis, giám quản giáo phận Roma, cho biết: “Việc chọn thành phố lưu giữ những kỷ niệm của các Tông đồ Phêrô và Phaolô làm địa điểm chính cho cuộc họp nêu bật ơn gọi nguyên thủy của Giáo hội Roma, nơi chủ trì sự hiệp thông của Giáo hội’”.

Đại hội sẽ khai mạc vào buổi chiều thứ Tư 22/6, tại Đại thính đường Phaolô VI ở Vatican, trong đó có chứng tá của các gia đình, cùng với sự hiện diện của Đức Thánh Cha.

Từ thứ Năm ngày 23 đến sáng thứ Bảy 25/6, Đại hội cũng sẽ diễn ra trong Đại thính đường Phaolô VI với các buổi hội thảo, trong đó các kinh nghiệm mục vụ từ khắp nơi trên thế giới sẽ được đưa vào đối thoại. Vào chiều thứ Bảy 25/6 sẽ có Thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô, ngoài các đại biểu được mời, đây sẽ là giây phút đặc biệt dành cho các gia đình của giáo phận Roma. Việc chọn Thánh lễ vào chiều thứ Bảy có mục đích để các gia đình không thể đến Roma có thể cử hành sự kiện quan trọng này cùng với Giám mục Giáo phận vào Chúa nhật hôm sau.

Chương trình sẽ kết thúc vào sáng Chúa nhật với buổi đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Lễ tuyên phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô I

Và sự kiện thứ ba đã được lên kế hoạch trong năm nay là lễ tuyên phong chân phước cho Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô I vào ngày 4/9 tại đền thờ thánh Phêrô.

Thường được gọi là “vị giáo hoàng tươi cười”, Đức Gioan Phaolô I đột ngột qua đời vào ngày 28/9/1978, chỉ sau 33 ngày được bầu. Một ưu tiên trong triều đại giáo hoàng ngắn ngủi của ngài là thực hiện công việc của Công đồng Vatican II. Nhưng ngay cả trước khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô I đã được biết đến với sự khiêm tốn, chú trọng đến sự nghèo khó thiêng liêng và tận tâm giảng dạy đức tin một cách dễ hiểu.

Vào tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận một phép lạ xảy ra nhờ sự chuyển cầu của Đức Gioan Phaolô I và đã chấp thuận việc tuyên phong chân phước cho ngài. Mặc dù các buổi lễ phong chân phước thường diễn ra ở đất nước gắn liền nhất với cuộc đời của tân chân phước, nhưng Đức Gioan Phaolô I sẽ được tuyên phong chân phước tại Vatican vì ngài từng là giáo hoàng.

Phép lạ được cho là nhờ sự cầu thay của Đức Gioan Phaolô I xảy ra vào năm 2011 khi Candela Giarda, một bé gái 11 tuổi thuộc Tổng giáo phận Buenos Aires, Argentina, được chữa lành khỏi một dạng bệnh gây rối loạn chức năng não và sốc nhiễm trùng với những cơn co giật không kiểm soát được. Các bác sĩ tại Quỹ Favaloro đã mô tả tình trạng của bé Candela là “sắp chết”.

Tại một nhà thờ cạnh bệnh viện ở Buenos Aires, người mẹ của bé gái đã gặp cha José Dabusti, và cha đã đến cầu nguyện bên giường bệnh của con gái bà vào chiều ngày 22/7/2011. Cha đề nghị bà cầu xin sự chuyển cầu của Tôi tớ Chúa là Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô I cho con gái bà được lành bệnh, và họ đã cùng nhau cầu nguyện. Các nhân viên điều dưỡng trong phòng chăm sóc đặc biệt cũng tham gia cầu xin Đức Gioan Phaolô I chuyển cầu cho bé Giarda.

Sau khi họ cầu nguyện, tình trạng sức khỏe của cô bé Candela bắt đầu có dấu hiệu tiến bộ chỉ sau một đêm. Vào ngày 23/7/2011, tình trạng sốc nhiễm trùng được cải thiện nhanh chóng; sau đó tình trạng ổn định về động kinh và hô hấp được phục hồi”. Hai tuần sau, Candela được rút nội khí quản và đến ngày 25/8, tình trạng động kinh của cô bé đã được giải quyết. Cô bé đã được xuất viện vào ngày 5/9/2011.

Vào thời điểm phép lạ xảy ra, vào năm 2011, Đức Thánh Cha Phanxicô đang là tổng giám mục của giáo phận Buenos Aires. Sau khi cuộc điều tra của Vatican về sự chữa lành của Candela kết thúc, vào ngày 13/10/2021, Đức Thánh Cha đã công nhận sự kiện này là một phép lạ có được nhờ sự chuyển cầu của Đức Gioan Phaolô I.

Hồng Thủy - Vatican News