Sunday, April 27, 20258:36 PM(View: 38)
Một sự chấn động lớn lao xẩy ra cho giáo hội của nước Pháp. Mùa Phục Sinh 2025 năm nay rất đặc biệt. Các vị giám mục và linh mục không hiểu chuyện gì đã xẩy ra ở nước Pháp? Không ai hiểu do đâu mà có hàng chục ngàn người xin rửa tội vào mùa Phục Sinh 2025 này. Đây là một biệt lệ.
Sunday, April 27, 20258:11 PM(View: 36)
Nguồn: Spiritdaily.com Vào ngày 19/8/1990, anh Ugo trở lại Toà Thánh Vatican và tham dự buổi thiết triều khác của Đức Thánh Cha tại toà nhà Paul VI Hall.
Sunday, April 27, 20256:50 PM(View: 32)
Nguồn: Spiritdaily.com Anh Ugo Festa được sinh ra ở vùng Vicenza, nước Ý vào năm 1951. Khi còn nhỏ anh Ugo đã bị nhiều bịnh tật nên anh suốt đời ốm yếu. Thời tuổi trẻ của anh chỉ toàn là đau ốm và khổ sầu.
Sunday, April 27, 20256:04 PM(View: 35)
Tôi đã thường đề cập đến vấn đề khó sinh con ở nước Mỹ. Tôi chứng kiến rất nhiều người trẻ không thể sinh con được. Có người cực nhọc lắm mới có thai nhưng thai chết trong bụng mẹ khi gần đến ngày sinh. Có người sinh con bị bịnh down, hay bịnh tự kỳ
Sunday, April 27, 20255:44 PM(View: 33)
Có 3 nơi trong căn nhà mà chúng ta cần phải cầu nguyện thường xuyên vì đó là những nơi rất quan trọng trong căn nhà của chúng ta. 1. Nơi cửa chính của ngôi nhà.
Sunday, April 27, 20255:32 AM(View: 53)
Clip từ Newsweek: ĐGH Phanxico có một thị kiến mà chỉ có 4 người trong Toà Thánh biết câu chuyện đầy quyền năng này thôi. Cảm nghiệm này làm cho ngài thay đổi hoàn toàn...
Friday, April 25, 20258:00 PM(View: 56)
Bà Marthe, một nhà thần bí người Pháp đã từng nói: "Thiên Chúa chuẩn bị cho linh hồn mọi sự."
Friday, April 25, 20257:39 PM(View: 63)
Một nữ tu kể cảm nghiệm: Khi tôi lên 17 tuổi thì tôi được diễm phúc gặp Bậc Đáng Kính Marthe Robin lần đầu tiên. Đối với một người trẻ như tôi thì khi bước vào một cái phòng nhỏ bé, đầy bóng tối để gặp một người...
Thursday, April 24, 20258:47 PM(View: 67)
Nguồn: Associated Press Vì bác sĩ chữa trị cho ĐGH Francis khi đến khám cho ngài thì nhìn thấy đôi mắt của ngài vẫn mở nhưng ngài không còn có phản ứng gì vào buổi sáng ngày Thứ Hai 21/4/2025. Đó là theo lời tường trình của tờ báo tiếng Ý tên là Corriere della Sera. Báo này viết như thế vào ngày Thứ Năm 24/4/2025. Dr. Sergio Alfieri là vị bác sĩ...
Thursday, April 24, 20258:29 PM(View: 75)
Nguồn: Spiritdaily.com Kể từ Đại Chiến Thứ II đến nay, giáo hội Công Giáo lần lượt có các Đức Giáo Hoàng như sau:

LỜI CHÚA THỨ BẢY TUẦN III MÙA CHAY SỐNG LỜI CHÚA BÀI ĐỌC Bài đọc 1 : Hs 6,1-6

Friday, March 25, 20227:35 PM(View: 1018)

26-3aLỜI CHÚA THỨ BẢY TUẦN III MÙA CHAY

SỐNG LỜI CHÚA

BÀI ĐỌC

Bài đọc 1 : Hs 6,1-6

Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ.

Bài trích sách ngôn sứ Hô-sê.

1 Con cái Ít-ra-en bảo nhau rằng :

“Nào chúng ta hãy trở về cùng Đức Chúa.
Người đã xé nát thân chúng ta, nhưng rồi lại chữa lành.
Người đã đánh đập chúng ta, nhưng rồi lại băng bó vết thương.
2Sau hai ngày, Người sẽ hoàn lại cho chúng ta sự sống ;
ngày thứ ba, sẽ cho chúng ta trỗi dậy,
và chúng ta sẽ được sống trước nhan Người.
3Chúng ta phải biết Đức Chúa, phải ra sức nhận biết Người ;
như hừng đông mỗi ngày xuất hiện,
chắc chắn thế nào Người cũng đến.
Người sẽ đến với chúng ta như mưa rào,
như mưa xuân tưới gội đất đai.”

4Ta phải làm gì cho ngươi đây, Ép-ra-im hỡi ?
Ta phải làm gì cho ngươi, hỡi Giu-đa ?
Tình yêu của các ngươi khác nào mây buổi sáng,
mau tan tựa sương mai.
5Vì vậy, Ta dùng ngôn sứ mà đánh phạt chúng,
lấy lời miệng Ta mà diệt trừ.
Phán quyết của Ta sẽ bừng lên như ánh sáng.
6Vì Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ,
thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu.

Đáp ca : Tv 50,3-4.18-19.20-21ab (Đ. x. Hs 6,6)

Đ. Ta muốn lòng nhân từ chứ không cần hy lễ.

3Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,
mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm.
4Xin rửa con sạch hết lỗi lầm
tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.

Đ. Ta muốn lòng nhân từ chứ không cần hy lễ.

18Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm,
con có thượng tiến lễ toàn thiêu,
Ngài cũng không chấp nhận.
19Lạy Thiên Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát,
một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê.

Đ. Ta muốn lòng nhân từ chứ không cần hy lễ.

20Xin rộng lòng tuôn đổ hồng phúc xuống Xi-on,
thành luỹ Giê-ru-sa-lem, xin Ngài xây dựng lại.
21abBấy giờ Ngài vui nhận tế phẩm luật truyền,
lễ vật toàn thiêu, lễ vật hiến tế.

Đ. Ta muốn lòng nhân từ chứ không cần hy lễ.

Tung hô Tin Mừng : x. Tv 94,7b.8a

Ngày hôm nay, anh em chớ cứng lòng,

nhưng hãy nghe tiếng Chúa.

TIN MỪNG : Lc 18,9-14

Người thu thuế khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính, còn người Pha-ri-sêu thì không.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

9 Khi ấy, Đức Giê-su kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác : 10 “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pha-ri-sêu, còn người kia làm nghề thu thuế. 11 Người Pha-ri-sêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng : ‘Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác : tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. 12 Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.’ 13 Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng : ‘Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.’ 14 Tôi nói cho các ông biết : người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi ; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”

SUY NIỆM-ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG

Thánh Augustinô từng hỏi rằng: “Bạn có muốn trở nên lớn lao không?” Và thánh nhân trả lời: “Hãy khởi sự với những điều nhỏ nhất. Bạn muốn xây dựng một tòa nhà vĩ đại ư? Trước hết hãy nghĩ đến nền móng”.

Đức Khiêm nhường chính là nền móng vững chắc cho những ai muốn xây dựng tòa nhà thánh thiện đời mình. Khiêm nhường là biết nhìn nhận sự thật về bản thân. Người thu thuế trong bài Tin Mừng hôm nay đã biết nhìn nhận thân phận của mình nên đã thốt lên rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Sự khôn ngoan thực sự chính là khiêm nhường trước Thiên Chúa, tin tưởng vào lòng thương xót của Người.

Trái lại, kiêu ngạo chính là thái đội tự mãn, là so sánh hơn thua với người khác. Người Pharisiêu, trong dụ ngôn hôm nay, dựa vào công trạng của mình và xem đó như là điều để có khả năng đối chất với Chúa, kết quả là ông không được nên công chính trước mặt Chúa.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết thành thật nhìn nhận đúng về bản thân mình, để chúng con biết sống thành thật với Chúa và với tha nhân. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐHY Parolin tái kêu gọi đàm phán cho cuộc chiến ở Ucraina

Chiều thứ Tư 23/3, phát biểu tại Hội nghị các Đại sứ của Liên minh châu Phi và Liên minh châu Âu cạnh Toà Thánh, Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh tái kêu gọi đàm phán cho cuộc chiến ở Ucraina, và khẳng định Giáo hội vẫn tiếp tục gần gũi với những người tị nạn chiến tranh.

Tại Hội nghị, trước sự hiện diện của ông Aloysius John, Tổng Thư ký Caritas Quốc tế, ông Martin Pacal Tine, Đại sứ của Senegal, Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Phi đã trình bày một loạt các chương trình bao gồm phục hồi kinh tế trong bối cảnh hậu đại dịch và nhắm cải thiện tình trạng sức khoẻ chung qua việc tăng cường các hệ thống lương thực, thăng tiến phụ nữ, thúc đẩy đối thoại và giáo dục trẻ vị thành niên.

Trả lời câu hỏi do Hãng tin Ansa của Ý đặt ra về cuộc điện đàm giữa Đức Thánh Cha và tổng thống Ucraina, Đức Hồng y Parolin nói sự quan tâm mạnh mẽ được chia sẻ trong cuộc nói chuyện là an ninh cho các hành lang nhân đạo. Ngài nhấn mạnh: “Điều chúng tôi liên tục yêu cầu là chấm dứt ngay các cuộc giao tranh và thù địch. Và tiếp theo là cùng ngồi vào bàn đàm phán”.

Về nghi thức thánh hiến và phó dâng nước Nga và Ucraina cho Đức Mẹ sẽ được Đức Thánh Cha chủ sự vào ngày 25/3, Đức Hồng y nói rõ: “Trước hết, đó là một sự khẩn cầu hòa bình, xin Đức Mẹ hoán cải con tim, là một hành vi tôn giáo mạnh mẽ nhất phó thác nơi Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót và Nữ Vương hòa bình, để đến cứu giúp ở nơi mà nhiều khi khả năng hoặc ý muốn con người không đạt được. Đó là một nghi thức được thực hành nhiều trong Truyền thống Công giáo, trong Chính thống giáo tôi không chắc, nhưng điều này không nên tạo ra bất kỳ vấn đề nào trên bình diện đại kết. Trước đây, đã có quốc gia hoặc địa phương đã được thánh hiến không chỉ cho Đức Mẹ nhưng cả cho Chúa Giêsu, để cầu xin sự cứu giúp của Đức Mẹ trong một hoàn cảnh nghiêm trọng như hoàn cảnh mà chúng ta đang sống và dường như không có giải pháp, ít nhất là ngay lập tức”.

Đối với người tị nạn, Quốc vụ khanh Toà Thánh nhấn mạnh rằng cần phải tìm ra các hình thức hỗ trợ mới, như qua các hình thức cộng tác với nhà nước, nhưng không quên tìm kiếm các nhà hảo tâm bên ngoài. Về phần Giáo hội, Đức Hồng y khẳng định “Trước thảm trạng đang diễn ra tại Ucraina, Toà Thánh vẫn tiếp tục dấn thân mang lại hy vọng cho nhiều người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa, cũng như nỗ lực khuyến khích đối thoại và mở ra những con đường hòa giải giữa các bên xung đột”.

Ngọc Yến - Vatican News