Friday, December 6, 20247:22 PM(View: 21)
Tôi biết chị Teresa Nguyễn Trịnh Phương, vợ thầy Phó Tế Nguyễn Sỹ Bạch khi tham dự khóa 516 Cursillo năm 2002. Và tôi cũng đã có dự lớp học Thánh kinh do Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời tổ chức năm 2008 thời Đức Ông Lê Xuân Thượng làm chánh xứ, ban đầu là cha Bùi Phương Tiến và sau đó thầy Phó tế Bạch phụ trách. Tôi thường xuyên gặp thầy Phó Tế Bạch và vợ thầy là cô Phương...
Wednesday, December 4, 20249:13 PM(View: 39)
LM Mario Attard OFM kể: Tôi được một người phóng viên của một chương trình TV mời tôi lên đài để phỏng vấn. Khi tôi bước vào phòng thâu thì tôi nhìn thấy ông ấy đang ngồi. Ánh mắt của ông ấy có vẻ buồn phiền. Giọng nói của ông ấy cò vẻ lạ lẫm. Sau khi nói chuyện thì ông ấy bảo tôi rằng:
Wednesday, December 4, 20248:38 PM(View: 31)
Sau đây là thông điệp mà Đức Mẹ ban cho thị nhân Mirjana Dragicevic-Soldo vào ngày 2/12/2015: "Các con thân mến, Mẹ luôn ở với các con bởi vì Con của Mẹ đã tín thác các con cho Mẹ. Và các con là con của Mẹ, các con cần Mẹ, các con đang tìm kiếm Mẹ. Các con đang đến với Mẹ. Các con đem niềm vui cho Trái Tim Từ Mẫu Mẹ."
Tuesday, December 3, 20248:35 PM(View: 34)
LM Mario Attard kể: Tôi luôn đi thăm các bịnh nhân đau ốm trong bịnh viện. Có một lần tôi ghé thăm phòng bịnh của một phụ nữ. Bà tỏ ra tốt lành, thanh thản và bình an. Tôi cảm thấy rất quý mến bà. Khi tôi hỏi xem liệu bà có muốn rước Mình Thánh Chúa hay không thì bà đáp ngay:
Saturday, November 30, 20246:31 AM(View: 52)
Trong Mùa Tạ Ơn 2024 này, con nhìn lại cuộc đời 74 năm của con để nhìn thấy Bàn Tay Chúa an bài. Con cảm tạ Chúa vì con đã từng nhìn thấy những ơn lành mà Chúa ban cho con trong suốt cuộc đời của con.
Saturday, November 30, 20245:02 AM(View: 61)
1. Một người phụ nữ chia sẻ: Vợ chồng tôi là chủ của một tiệm làm móng tay (nails). Suốt ngày chúng tôi rất bận rộn với nhiều khách hàng và các thợ làm móng. Vì thế tôi đã phá thai đến 4 lần vì sợ rằng có con cái...
Thursday, November 28, 20242:24 PM(View: 67)
Ngày hôm nay tôi đọc được một tin rất buồn từ FB Catholic Saint of The Day như sau: Xin cầu nguyện cho linh
Thursday, November 28, 20241:55 PM(View: 58)
Hôm nay là Lễ Tạ Ơn. Buổi sáng vợ chồng tôi đến dự Lễ sớm vì biết hôm nay là Lễ của hai sắc dân Việt và Mỹ nên rất đông.
Thursday, November 28, 20241:14 PM(View: 67)
By: Susan Tassone Đức Mẹ Maria khi hiện ra tại làng Medjugorje đã từng nói về cây thánh giá trên núi Krizevac như sau:
Wednesday, November 27, 20249:15 PM(View: 59)
By: Susan Tassone Hai năm sau, cha Aladel đến gặp Đức Tổng Giám Mục de Quelen ở Paris và kể lại cho Đức Cha nghe những gì đã xẩy ra tại vùng Rue du Bac cũng ở tại Paria. Ngài nói rằng mề đay này hợp với những giáo huấn của Giáo Hội.

Miệt thị ngoại hình (Body Shaming) là gì?

Sunday, April 3, 20222:17 PM(View: 1061)

miệt thịMiệt thị ngoại hình (Body Shaming) là gì? Ảnh hưởng như thế nào?

https://tamlytrilieunhc.com/miet-thi-ngoai-hinh-16524.html

Miệt thị ngoại hình hay còn gọi là Body Shaming là một cụm từ dùng để nói đến các hành vi, lời nói chê bai, hạ thấp và xúc phạm vẻ bề ngoài của người khác. Nếu không biết cách ứng phó và vượt qua nỗi sợ hãi này bạn sẽ càng ngày càng tự ti và dần mất hết các động lực, cố gắng để cải thiện bản thân.

Miệt thị ngoại hình là hành vi chê bai, hạ nhục, châm biếm về ngoại hình của một ai đó.

Miệt thị ngoại hình hay còn có tên gọi tiếng anh là Body Shaming là một cụm từ dùng để ám chỉ các hành vi xúc phạm, hạ thấp, chê bai, miệt thị về ngoại hình của một người nào đó. Những năm trở lại đây, đây là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều và nó xảy ra ở hầu hết mọi quốc gia, bất cứ nơi đâu chứ không riêng gì tại nước ta.

Body Shaming mang tính chất tiêu cực bởi nó chính là những hành động nhằm chê bai, xúc phạm đến ngoại hình của người khác. Hiện nay, tình trạng này xuất hiện rất nhiều trên các nền tảng xã hội, kể cả những người thành công, nổi tiếng cũng có thể trở thành nạn nhân của hiện tượng đả kích này.

Nhiều người sử dụng những lời lẽ, ngôn ngữ khiếm nhã để bình luận, nhận xét một cách tiêu cực, ác ý về vẻ bề ngoài của ai đó. Những ngôn từ “xấu xí” đó sẽ khiến cho nạn nhân cảm thấy cực kỳ khó chịu, họ có thể bị tổn thương, đau khổ và mất dần hi vọng vào bản thân.

Bên cạnh đó, tình trạng miệt thị ngoại hình còn có thể tồn tại ở dạng suy nghĩ. Chính bản thân tự miệt thị mình khi họ cảm thấy mình không thể bắt kịp xu hướng, các chuẩn mực, tiêu chuẩn của cái đẹp mà xã hội đang theo đuổi. Theo thống kê nhận thấy, tình trạng này sẽ thường xảy ra ở những người có tính cách rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và sống hướng nội.

Miệt thị ngoại hình có nguồn gốc từ đâu?

Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì miệt thị ngoại hình (Body Shaming) đã được sử dụng từ những năm 1997. Ở thế kỷ 19 và 20, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ hóa mà lượng lương thực được cung cấp vô cùng dồi dào và phong phú. Cũng chính vì sự khan hiếm của thực phẩm đã được giải quyết nên việc sở hữu một cơ thể to béo, lớn khỏe không còn là biểu tượng của sự sang trọng, giàu có mà thay vào đó chính nó đã trở thành một khuyết điểm về vẻ ngoài. Chuẩn mực cái đẹp bắt đầu thay đổi và họ nghĩ rằng những người có thân hình mảnh mai, thon gọn mới thực sự là biểu tượng về cái đẹp.

Chính vì thế mà những người có thân hình béo phì, to lớn lại bị mọi người mang ra chế giễu, bình phẩm ác ý. Đặc biệt nhất là bắt đầu từ năm 2011, một dịch vụ mai mối với tên là Ashley Madison tiến hành một quảng cáo và họ đã đăng tải một tấm hình của một người mẫu nữ với thân hình béo ú lên tờ tạp chí New York Metro. Sau đó, người mẫu nữ đã phải gánh chịu hàng loạt các lời chỉ trích, chê bai thậm tệ khiến họ bị ảnh hưởng nặng nề về mặt tinh thần. Cô từng là người có sự tự tin và luôn thoải mái với ngoại hình của mình lại trở nên e dè, sợ hãi và xấu hổ.

Cũng chính vào thời điểm này mà cụm từ body shaming được đưa vào sử dụng rộng rãi. Cho đến hiện nay nhiều người vẫn sử dụng nó để chỉ các hành vi xúc phạm, hạ nhục và ác ý đối với ngoại hình của người khác. Theo nhận định từ các chuyên gia thì miệt thị ngoại hình có thể gây nên những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng và tính nguy hiểm của nó cũng rất cao.

Sau đó đến khoảng năm 2016 thì cụm từ Body shaming mới được cập nhật và xuất hiện trên hệ thống Google của nước ta bởi hiện tượng hàng loạt các ngôi sao nổi tiếng bị miệt thị, chà đạp về ngoại hình. Nhưng trong thực tế đây hoàn toàn không phải là khái niệm mới, nó chỉ phổ biến hơn vào những năm gần đây.

Các hình thức miệt thị ngoại hình thường gặp

Miệt thị ngoại hình có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, nó có thể là những hành vi trực tiếp nhưng cũng có thể xuất hiện gián tiếp. Tuy nhiên, mục đích chung vẫn là chỉ trích, chê bai, châm biếm về ngoại hình của người khác. Thậm chí nó cũng có thể là những lời trêu chọc, đùa giỡn được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người khác cảm thấy khó chịu, bức bối.

Trong thực tế, không chỉ những người có ngoại hình quá cỡ mà ngay cả những người sở hữu các bộ phận khác lạ trên cơ thể cũng có thể trở thành nạn nhân của tình trạng miệt thị ngoại hình. Chẳng hạn như những người có làn da đen, bụng bự, ngực nhỏ, đầu hói, thấp, mập,…đều có thể bị người ngoài nhắm vào và công kích.

Xét về độ phổ biến của các hình thức miệt thị ngoại hình thì fat-shaming là hình thức được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đây là sự xúc phạm, chê bai, chà đạp về cân nặng, vóc dáng của người khác. Đôi lúc nó không phải là những từ ngữ quá xúc phạm nhưng khi bạn sử dụng từ “béo” quá nhiều lần với một ai đó cũng khiến cho họ trở nên mặc cảm, tự ti về bản thân của mình.

Miệt thị ngoại hình

Body Shaming được chia thành 2 hình thức: miệt thị người khác và miệt thị chính mình

Không chỉ có những người sở hữu thân hình quá mập mạp mà ngay cả những người quá gầy, ốm yếu cũng là trở thành đối tượng bị miệt thị ngoại hình. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì tình trạng body shaming thường sẽ được chia thành 2 hình thức, đó chính là miệt thị người khác và miệt thị chính mình.

1. Miệt thị người khác

Đây chính là hình thức body shaming được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là khi các trang mạng đang ngày càng phát triển và được mở rộng trên toàn thế giới. Thông thường, hình thức body shaming người khác thường sẽ bắt đầu bằng những câu nói trêu ghẹo, đùa giỡn và dần lặp đi lặp lại nhiều lần. Hoặc cũng có những trường hợp dùng những từ ngữ miệt thị, ác ý trên các trang mạng xã hội để công kích, hạ nhục người khác.

Khi sử dụng những ngôn ngữ xúc phạm ngoại hình của người khác, nhiều người không ngờ đến các hậu quả nặng nề mà nó có thể xảy ra. Đôi lúc họ chỉ thực hiện hành vi đó nhằm mục đích đùa giỡn, trả thù hoặc đơn giản là hùa theo số đông. Có thể đối với người nói đây chỉ là một hình thức đùa giỡn vô hại nhưng đối với người nghe nó lại trở thành một câu chuyện hoàn toàn khác.

Hiện nay, với sự phát triển vô cùng nhanh chóng và vượt bậc của mạng xã hội. Hầu hết mọi người đều sử dụng các thiết bị thông minh và có tài khoản mạng xã hội. Đều này khiến cho thực trạng miệt thị ngoại hình càng gia tăng đáng kể. Cũng bởi những “anh hùng bàn phím” không thể nào lường trước được “sức nặng” của những lời nói. Và từ đó nó gây ra hàng loạt các ảnh hưởng nghiêm trọng đến người khác, thậm chí là có những trường hợp tự sát vì không thể đối mặt với những áp lực.

2. Miệt thị chính mình

Theo số liệu thống kê và khảo sát nhận thấy rằng có không ít các trường hợp tự miệt thị ngoại hình của chính bản thân. Thường thì những đối tượng này sẽ có tính cách nhút nhát, rụt rè, tự ti, mặc cảm về thân hình, vóc dáng, cân nặng hoặc bất cứ khuyết điểm nào trên cơ thể.

Họ luôn có nhìn cái nhìn tiêu cực về ngoại hình của bản thân, tự đưa ra những đánh giá thấp cho chính mình. Hoặc một số người còn liên tục so sánh bản thân với những người xung quanh, đặc biệt là những người có ngoại hình tốt. Do đó, họ thường cảm thấy lo lắng, bất an và sợ hãi khi đối diện với người khác, đặc biệt là đứng trước đám đông. Bất cứ khi nào họ cũng có xu hướng tìm cách che đi những khiếm khuyết trên cơ thể của mình.

Cách nhận biết hành vi miệt thị ngoại hình

Trong thực tế, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể trở thành những người soi mói, chê bai hoặc là nạn nhân của hình thức miệt thị ngoại hình. Một vài ngôn ngữ, lời nhận xét, đánh giá mà người body shaming thường gặp như:

Miệt thị ngoại hình

Nếu những lời bình luận về ngoại hình khiến bạn khó chịu thì có lẽ bạn đang bị body shaming.

Đối với người khác: “Trông bạn như một người khổng lồ”, “Bạn giống như một con heo béo ú”, “Nhìn bạn gầy trơ xương”, “Chẳng ai thương bạn vì bạn quá xấu xí”,…

Đối với bản thân: “Tôi nghĩ rằng bản thân phải phẫu thuật thẩm mỹ để trông xinh đẹp hơn”, “Tại sao tôi lại không có được vóc dáng như người khác”, “Mọi người luôn có cái nhìn tiêu cực cũng bởi tôi xấu xí”,…

Bên cạnh những câu nói chê bai, chế giễu nêu trên thì hình thức miệt thị ngoại hình cũng có thể khởi phát từ những lời nói đùa giỡn, trêu chọc ngày thường. Tuy nhiên, những lời nói đó chỉ vô hại khi nó không làm đối phương cảm thấy khó chịu.


Một khi nó được lặp đi lặp lại quá nhiều lần sẽ vượt quá giới hạn của một người và trở thành “vũ khí” sắc nhọn làm tổn thương tâm hồn của người khác. Do đó, chúng ta cần phải thực sự cẩn trọng trong lời nói, không nên đem ngoại hình của người khác ra đùa giỡn, trêu chọc để tránh làm họ cảm thấy tủi thân.

Body Shaming sẽ xuất hiện ở đâu?

Body shaming có thể xuất hiện ở bất kì đâu, nó không phân biệt lãnh thổ, địa vị, giới tính, tuổi tác. Bất kể ở trường học, cơ quan, gia đình đều có thể tồn tại hình thức miệt thị ngoại hình. Thậm chí nó còn thường xuyên xuất hiện từ những người vô cùng thân thiết và gần gũi với bạn.

Ngày nay, với sự phát triển và lan rộng của mạng internet nên các trang mạng xã hội đã trở thành nơi lý tưởng để miệt thị người khác. Tại đây, nhiều người không lo sợ về việc bị phát hiện bởi họ có thể sử dụng hàng loạt các tài khoản ảo, ẩn danh để công kích người khác.

Khi không cần phải đối mặt trực tiếp thì lời lẽ mà bạn sử dụng có thể sắc bén, mang tính sát thương cao hơn bình thường. Chính vì thế mà việc thực hiện body shaming lại càng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Theo thống kê nhận thấy, có đến hơn 80% những lời xúc phạm, hạ nhục, châm biếm người khác xuất hiện trên các diễn đàn mạng, đặc biệt là các ứng dụng Facebook, instagram,….

Các đối tượng có nguy cơ là nạn nhân của Body Shaming

Nếu thời gian trước đây, hình thức miệt thị ngoại hình sẽ thường xuyên hướng đến những người có thân hình béo ú, quá cỡ thì ngày nay, bất cứ ai sở hữu những khuyết điểm trên cơ thể hoặc đơn giản là “không vừa mắt” nhiều người cũng có thể dễ dàng trở thành nạn nhân body shaming. Bạn hay tôi, những người có những khiếm khuyết trên cơ thể, người sở hữu thân hình xấu xí hoặc là những người có tầm ảnh hưởng, người nổi tiếng vẫn có thể trở thành mục tiêu có hình thức miệt thị này.

Tại Việt Nam, những người càng nổi tiếng, càng có sức ảnh hưởng lại càng có nhiều nguy cơ bị miệt thị ngoại hình. Trong thực tế đã có không ít các trường hợp những nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, titoker, youtuber,…đã trở thành nạn nhân của body shaming.

Một ví dụ điển hình trong những năm gần đây mà hầu như ai cũng nghe qua đó chính là Cao Ngân – thí sinh trong vòng chung kết Vietnam’s next top model. Cũng bởi thân hình quá gầy nên đã liên tục nhận những lời chế giễu, bình luận ác ý về ngoại hình, cho rằng cô là “bộ xương di động”.

Miệt thị ngoại hình

Bất cứ ai trong chúng ta, kể cả người béo phì lẫn người gầy yếu cũng có thể là nạn nhân của body shaming

Còn ở những nước phương Tây, hình thức này cũng diễn ra một cách phổ biến. Ngay cả những ca sĩ nổi tiếng, điển hình như Adele cũng đã từng phải đối mặt với nghi án body shaming sau khi cô vừa hạ sinh con đầu lòng. Tình trạng này còn diễn ra kịch liệt hơn đối với những thần tượng K-pop. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về mặt ngoại hình cũng đủ khiến thành trở thành mục tiêu chế giễu của dư luận.

Tại Hàn Quốc, ngoại hình là yếu tố quan trọng và được nhiều người quan tâm. Chính vì thế tại quốc gia này, body shaming không phải là một tình trạng quá mới mẻ. Chính vì thế không có gì phải quá ngạc nhiên khi có đến hơn 20% dân số trong nước đã từng tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ.

Miệt thị ngoại hình được xem là hình thức xuất phát từ sự tự ti, mặc cảm về vóc dáng, nhan sắc đối với mọi người xung quanh. Họ luôn có xu hướng muốn che giấu và cảm thấy xấu hổ về những khuyết điểm có trên cơ thể. Đặc biệt, có một số người lại thường xuyên nhấm vào các điểm yếu của người khác, thích điểm những khuyết điểm của họ ra để trêu chọc, mua vui.

Những nạn nhân body shaming sẽ thường dành rất nhiều thời gian để ngẫm nghĩ và đánh giá về bản thân mình, họ luôn bị ám ảnh và khó chịu bởi những lời chê bai của người khác. Những người liên tục bị hạ nhục, châm biếm về ngoại hình sẽ dần có tâm lý tự ti, thua kém người khác. Các cảm xúc tiêu cực này nếu không được khắc phục tốt sẽ khiến họ trở nên e ngại trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nguy cơ bị trầm cảm hoặc tự sát.

Ai thích Body Shaming?

Thực tế nhận thấy, những người body shaming không phải là những người bị xã hội coi thường mà ngay chính trong nhân cách của họ là những người tự xem thường bản thân mình. Họ mắc phải một “căn bệnh” trọng hình thức nên dễ mắc phải những suy nghĩ, nhận xét tiêu cực và không tìm được lối thoát.

Nhiều người luôn có suy nghĩ rằng, việc chỉ ra những điểm khuyết của người khác sẽ góp phần giúp họ trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, đây được xem là một quan điểm kém sâu sắc và vô cùng nông cạn. Việc bạn sử dụng những lời lẽ làm tổn thương ai đó hoàn toàn khác với việc khuyên nhủ và giúp đỡ họ trở nên tốt hơn.

Đừng nên viện cớ rằng bạn đang giúp họ khắc phục các yếu điểm để biện minh cho tính cách độc đoán, ích kỷ của mình. Những lời nói của bạn tuy không gây nên những tổn thương về thể xác nhưng nó chính là “vũ khí” nguy hiểm khiến người khác bị chôn vùi trong những cảm xúc tiêu cực.

Miệt thị ngoại hình có ảnh hưởng như thế nào?

Trong thực tế, miệt thị ngoại hình được xem như một hình thức “giết người không dao”. Bởi những lời nói giễu cợt, trêu đùa đôi khi lại gây nên những tổn thương vô cùng to lớn đối với nạn nhân. Họ có thể bị ám ánh nghiêm trọng về những lời nói đó và khiến bản thân trở nên tự tin, oán trách chính mình.

Miệt thị ngoại hình

Miệt thị ngoại hình có thể trở thành “con dao” sắc nhọn giết chết chúng ta

Những hậu quả khó lường của miệt thị ngoại hình:

1. Làm đẹp, giảm cân phản khoa học

Do sự mặc cảm và ám ảnh quá mức về những câu nói chê bai, chế giễu nên nạn nhân sẽ có xu hướng muốn khắc phục những khiếm khuyết của bản thân. Nhiều người vì muốn có được thân hình như ý nên đã lao đầu vào việc giảm cân, nhịn ăn và áp dụng các phương pháp kiểm soát cân nặng không khoa học.

Từ những lời bình phẩm, đánh giá và cười nhạo từ mọi người xung quanh mà họ có thể nhịn ăn liên tục, áp dụng biện pháp giảm cân quá đà hoặc thậm chí có thể sử dụng các loại thuốc gây hại cho sức khỏe. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ, làm cản trở và suy giảm quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây hại các cơ quan quan trọng, thậm chí là dẫn đến tình trạng kiệt quệ sức lực.

2. Suy sụp tinh thần

Thông thường, khi đối mặt với body shaming có thể nạn nhân chỉ có cảm giác buồn tủi, thất vọng về bản thân. Tuy nhiên, nếu tình trạng miệt thị ngoại hình cứ lặp đi lặp lại và kéo dài dai dẳng trong một khoảng thời gian thì các áp lực, căng thẳng sẽ tăng dần. Nhiều trường hợp do không thể khắc phục được những nhược điểm của bản thân nên sinh ra những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là tự tử.

Sự thiếu tự tin cùng với những lời nói miệt thị, châm biếm, hạ nhục, đả kích khiến cho nhiều người dần mất đi niềm tin vào bản thân mình, họ tin rằng mình thật sự xấu. Từ đó hình thành những nỗi thất vọng về bản thân, khiến tinh thần bị suy sụp và nhiều nguy cơ phát triển các bệnh tâm lý nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh,….

3. Tự ti về ngoại hình của bản thân

Khi liên tục nhận những lời chỉ trích, chê bai về ngoại hình chắc hẳn nhiều người không thể tránh khỏi tâm lý tự ti. Họ bắt đầu trở nên e dè, nhút nhát và cố gắng né tránh ánh nhìn của mọi người xung quanh. Đặc biệt nhất là những bạn ở lứa tuổi dậy thì, lúc này trẻ sẽ dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, do đó nếu trở thành body shaming trẻ sẽ chịu nhiều tổn thương hơn.

Ở lứa tuổi dậy thì, tâm lý của trẻ sẽ trở nên nhạy cảm nhất. Do đó, chỉ cần những câu nói bông đùa, cợt nhã về ngoại hình cũng đủ khiến trẻ trở nên mặc cảm, xấu hổ, tự ti, thậm chí là nghĩ đến cái chết. Đặc biệt là với xã hội ngày nay, vẻ đẹp bề ngoài được nhiều người đề cao và xem trọng.

Nhiều người luôn coi thứ hạng của đặc điểm ngoại hình có sự liên kết chặt chẽ với tính cách của mỗi người. Hầu hết mọi người luôn muốn thể hiện những đặc điểm tính cách lên ngoại hình. Điều này cho thấy rằng, không chỉ có lòng tự trọng mới tác động lên tính cách mà ngay cả những lời bình phẩm, nhận xét của người khác về bạn cũng thế.

Làm sao để vượt qua nỗi sợ miệt thị ngoại hình

Miệt thị ngoại hình có thể gây ra rất nhiều các ảnh hưởng trong đời sống hàng ngày, thậm chí là sức khỏe. Chính vì thế, ngay khi nhận ra bản thân đang trong tình trạng body shaming thì bạn cần phải nhanh chóng tìm cách khắc phục và vượt qua chúng một cách phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý có thể giúp bạn khống chế và đánh bại nỗi sợ bị miệt thị ngoại hình.

1. Học cách chấp nhận và hài lòng với bản thân

Trong kết quả của một cuộc nghiên cứu chuyên khoa cho biết rằng, cứ trong 2 người thì sẽ có 1 người không hài lòng về vóc dáng, ngoại hình của mình. Thực tế cho thấy rằng, không ai trong chúng ta là hoàn hảo, ngay cả những người thường xuyên chê bai, chỉ trích bề ngoài của người khác cũng là những người luôn cảm thấy tự ti về diện mạo bên ngoài của mình.

Thông thường, những người thực hiện hành vi body shaming với mục đích hạ thấp người khác và đề cao bản thân. Bạn nên hiểu rằng, mỗi người sẽ sở hữu một vẻ đẹp và giá trị khác nhau, không ai có thể quyết định và phán xét về bản thân mình. Nếu bạn thấy bản thân còn đang sở hữu các khuyết điểm thì hãy cố gắng xây dựng và cải thiện nó một cách lành mạnh nhất.

Đồng thời, bạn cần xây dựng cho mình một bức tường bảo vệ vững chắc bằng việc tin tưởng vào bản thân. Bạn cần phải hiểu rõ về bản thân mình và học cách chấp nhận những ý kiến từ mọi người xung quanh. Tuy nhiên, bạn cần phải biết chọn lọc thông tin, nếu những lời nói đó mang tính hỗ trợ, giúp đỡ thì bạn cần nhìn nhận lại bản thân để thay đổi tốt hơn.

Vì cơ thể bạn là của chính bạn, do đó hãy học cách hiểu và đón nhận nó là cách tuyệt vời nhất để bạn loại bỏ những lời nói ác ý từ bên ngoài. Thay vì cứ mãi để tâm đến những bình luận, phán xét tiêu cực của người khác thì bạn hãy bắt đầu tìm ra những ưu điểm, giá trị tiềm ẩn của chính mình để nâng cao sự tự tin.

2. Học cách yêu thương bản thân nhiều hơn

Học cách yêu thương bản thân chính là cách tốt nhất để bạn vượt qua những nỗi sợ body shaming. Bạn sẽ dễ dàng tiếp nhận mọi thứ xung quanh, ngay cả những lời trêu chọc, hạ nhục về ngoại hình khi bạn đã biết cách trân trọng chính mình. Hãy bắt đầu đầu tư vào việc chăm sóc bản thân để giúp bạn có được sự tự tin và biết trân quý cơ thể của chính mình.

Dù bạn khó có thể kiểm soát cân nặng và giúp cho vóc dáng trở nên đẹp hơn thì điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, chỉ cần bạn có sự cố gắng và tin tưởng vào bản thân. Đừng bao giờ tự lăng mạ hoặc sỉ nhục bản thân. Bởi điều này sẽ dần nhấn chìm bạn xuống bờ vực thẳm và giết chết tâm hồn của bạn.

3. Hãy nói về cảm giác của bạn

Những người hay đem khuyết điểm của bạn ra để bình phẩm đôi khi họ chỉ xem đó là một trò đùa, dùng để trêu chọc bạn. Do đó, nếu bạn cảm thấy không thoải mái hoặc khó chịu vì những câu nói đó thì hãy nhanh chóng nói rõ cảm nhận của bạn hoặc tỏ thái độ cho đối phương biết rằng bạn hoàn toàn không thích những câu nói đùa như thế.

Bạn cần hiểu rằng, những người thật sự quan tâm và yêu thương bạn sẽ luôn tôn trọng cảm giác của bạn. Họ sẽ không bao giờ lặp đi lặp lại những câu nói khiến bạn tổn thương và cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, thay vì cứ mãi để tâm đến những lời nhận xét của người khác thì bạn hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân nhiều hơn. Không ai là hoàn hảo, hãy luôn tự tin và cố gắng biến những khuyết điểm thành những ưu điểm để thành công hơn trong cuộc sống.

Miệt thị ngoại hình là một khái niệm còn khá xa lạ với nhiều người nhưng đây là tình trạng vô cùng phổ biến và có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, qua bài viết này hi vọng bạn đọc sẽ biết cách bảo vệ và vượt qua nỗi sợ body shaming để phòng tránh được những tổn thương của những lời miệt thị.

ST