22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 44)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 47)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 67)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 56)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 46)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 55)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 52)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 54)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 45)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 67)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

THẬP GIÁ VÀ VINH QUANG Chúa Nhật Lễ Lá, năm C : Lc 19, 28-40

07 Tháng Tư 20221:18 CH(Xem: 663)

crossjTHẬP GIÁ VÀ VINH QUANG

Chúa Nhật Lễ Lá, năm C : Lc 19, 28-40

Suy niệm


Khi Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, các môn đệ đã công khai bày tỏ lòng tin tưởng và trung thành. Các ông lấy áo choàng phủ trên lưng lừa và đặt Ngài lên, còn dân chúng trải áo xuống đường đón rước Ngài đi qua. Cả đoàn môn đệ đều hô vang chúc tụng Ngài. Họ bạo dạn tôn vinh Thầy trước mặt những người biệt phái đang quyết liệt chống đối. Trước tình hình đó, những đối thủ xem ra tức tối, đòi Ngài quở trách các môn đệ, nhưng Ngài trả lời: "Họ mà làm thinh thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên". Khi nói thế, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến thái độ của con người trước chân lý, nghĩa là không thể câm nín trước sự thật, trước những điều cao cả mà người ta cảm nhận từ chính trái tim mình.

Chúa Giêsu thường không muốn ồn ào, nhưng ở đây Ngài đã tán thành việc làm của các môn đệ, vì biến cố này biểu trưng một ý nghĩa sâu xa về sứ mạng của Ngài, và cũng đã ứng nghiệm lời ngôn sứ Giacaria: “Nào thiếu nữ Xion…, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa...” (Dcr 9, 9). Các môn đệ có hiểu được ý nghĩa việc họ làm không? Hay chỉ là một cảm xúc bốc đồng, một phản ứng theo đám đông, mang tính cao trào trong phút chốc, nhưng sự chân thành của họ lại phù hợp với dự định của Thiên Chúa.

Chúng ta dễ làm chứng cho Chúa Giêsu trong cộng đoàn xứ đạo, vì nơi đây chẳng ai chống báng mình. Nhưng ít dám làm chứng cho Ngài nơi một môi trường khác biệt, và có khi còn thù nghịch với đạo giáo của mình. Trong hoàn cảnh khó khăn và bấp bênh mà đức tin vẫn được tỏ bày, mới nói lên một sức sống mạnh mẽ của Chúa ở trong ta. Có nhiều trường hợp chúng ta không được im lặng mà phải nói lên: nói lên để bênh vực một người đang bị đối xử bất công, nói lên để khích lệ một người đang âm thầm đóng góp cho xã hội, nói lên sự thật để đầy lùi những lời dối trá… Là ánh sáng cho trần gian, ta phải làm chứng cho Chúa giữa chợ đời, vì: “Ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ Ta sẽ tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Ta trên trời”.

Ađam đã đi tìm vinh quang bằng cách muốn được “ngang hàng với Thiên Chúa”. Nhiều người cũng đã tìm vinh quang bằng cách khẳng định về bản thân mình. Đức Giêsu không quy về mình, Ngài quy mọi sự về Thiên Chúa, nên Ngài sẵn sàng tự hạ, chọn con đường thấp nhất là đường thập giá. Đó là con đường mà chẳng ai muốn chọn, vì là đường đau thương và tủi nhục, nhưng Ngài đã chọn vì là cách tỏ bày tình yêu sâu thẳm nhất của Thiên Chúa đối với con người. Vì thế, Ngài không đến với quyền lực và binh mã hùng hậu để giương oai thống trị, nhưng Ngài đến trong cô đơn âm thầm để sống thân phận con người và hiến mạng vì con người, để làm giá chuộc cho nhiều người. Đó mới là con đường đưa đến vinh quang thật, không phải thứ vinh quang giả tạo được bao phủ bởi thanh thế hay lớp áo hào nhoáng bên ngoài.

Bước vào Tuần Thánh, chúng ta lại được nghe Bài Thương khó. Chúng ta thấy sự hèn nhát của các môn đệ; thấy lòng dạ xấu xa của những nhà lãnh đạo Do Thái; thấy sự tàn bạo của binh lính… Mọi tình tiết trong sự thương khó của Chúa Giêsu đều liên hệ với mỗi người chúng ta trong cuộc sống. Cần nhìn lại đời sống mình qua từng nhân vật trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Trong thinh lặng, chúng ta bước theo chân Ngài trong từng nỗi khổ nhục mà Ngài phải chịu vì lòng dạ bạc ác của con người chúng ta. Chúng ta vẫn còn hành hạ Ngài khi chúng ta tiếp tục đối xử bất công với nhau, khi chưa dám sống cho nhau, khi chưa dám nói lên tiếng nói của sự thật.

Nhìn bên ngoài, coi như Chúa Giêsu đã thất bại, nhưng sự thật lại là một chiến thắng: chiến thắng của sự thiện trên sự ác, của tình yêu trên hận thù, của ánh sáng trên bóng tối, của sự sống trên sự chết. Trong cuộc thương khó, lòng Ngài chẳng có bức bách nào khác ngoài tình yêu: yêu Cha và yêu con người. Chính tình yêu Con Thiên Chúa làm cho đau khổ có một ý nghĩa nhiệm mầu và có một giá trị cứu chuộc. Vinh quang chính là tình yêu được tỏa sáng trong toàn thể đời sống của một con người. Đó cũng là dự định của Thiên Chúa trên cuộc đời của mỗi người chúng ta hôm nay và mãi mãi.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu!
Ngày nay người ta bày ra mọi thứ vui chơi,
tránh khơi lên những buồn sầu thống khổ,
để đau thương không còn chỗ trong đời.

Nhưng chẳng ai thoát khỏi những khổ đau,
bởi thân phận con người là như thế,
và cuộc sống nhân trần như bến mê,
phải tìm đường ngay nẻo chính để đi về.

Nhưng khổ đau là một điều sâu nhiệm,
và phúc cho ai nếu đã từng trải nghiệm,
để nhìn khổ đau như một điều cần thiết,
chứ không như sự dữ phải loại trừ.

Đau khổ có thể làm con giác ngộ,
khám phá ra con người và Thiên Chúa,
một con người mỏng manh và yếu đuối,
và Thiên Chúa là nguồn suối của tình yêu.

Chúa đã cứu chuộc bằng đau khổ,
cho con thấy sức mạnh của tình yêu,
có thể gánh chịu muôn vàn nỗi,
để đánh đổi cho đời sự sống đẹp tươi.

Xin cho con đừng loại trừ đau khổ,
không tránh né để tìm chỗ yên thân,
nhưng giúp con luôn sẵn sàng tiếp nhận,
để đời con được thông phần với Chúa.

Như cây kia sau nắng hạ mưa dầm,
sau ngày tháng âm thầm trong hoang dại,
cũng tới lúc cành đâm bông kết trái,
cho con người mùa gặt hái bội thu.

Xin cho cây đời con cũng thế,
chẳng sợ gì khi mưa gió tràn về,
vì tin Chúa vẫn yêu con nhiều vô kể,
để con vui đón lấy mọi đau thương,

dám vượt trên những lối sống tầm thường,
về tới bến thiên đường con mong ước. Amen.

Lm. Thái Nguyên

Noi gương Chúa Giêsu, kitô hữu chúng ta hãy chấp nhận những đau khổ. Nhưng không chỉ có thế, chúng ta hãy thánh hóa những đau khổ ấy. Tình yêu làm cho đau khổ được thánh hóa. (FM)

6. Những đau khổ của Chúa Giêsu và của chúng ta

Một buổi tối, một người trên đường từ sở làm về nhà. Khi đi ngang một nhà thờ, người ấy như bị thúc đẩy bước vào. Hình ảnh đầu tiên đập vào đôi mắt anh là Chúa Giêsu trên thánh giá. Thoạt nhìn, anh cảm thấy ghê sợ và muốn thụt lùi. Nhưng sau đó, anh nhận ra có một mối giây liên kết giữa người đang chịu đóng đinh trên thánh giá với những người mẹ khóc con bị chết vì chiến tranh, với những trẻ em sắp chết đói bên Châu Phi, với những gia đình có người thân chết vì tai nạn, với những bệnh nhân thể xác và tâm thần… Hình như tất cả những khổ đau của loài người đều được gom lại trên thân thể của Người đang chịu đóng đinh trên thánh giá.

Sau đó anh nhìn chung quanh mình và thấy cũng có một số người đang quỳ cầu nguyện trong thinh lặng. Một bà cao tuổi bước đến bên Thánh Giá và kính cẩn hôn những vết thương của Chúa Giêsu. Sau đó Bà rời nhà thờ, vẻ mặt thanh thản, bình an, có vẻ như Bà đã tìm lại được sức mạnh, hy vọng và tình yêu cho cuộc sống. Từ trước đến nay, anh không biết cầu nguyện. Nhưng hôm đó, lần đầu tiên anh đã cầu nguyện. Và anh khám phá rằng thập giá của sự khủng khiếp đã biến thành Thánh giá của hy vọng, thân thể bì hành hạ của Chúa Giêsu biến thành thánh thể của sự sống mới, những vết thương mở toang của Ngài trở thành nguồn thứ tha, cứu chữa và hòa giải… Khi bước ra khỏi nhà thờ, anh cảm thấy lòng mình rất bình an thanh thản.

Cuộc chịu nạn của Chúa Giêsu không phải là một màn kịch mà là một sự thật. Ngài đã chịu rất nhiều đau khổ, trong than xác và trong tinh thần. Nhưng tất cả những đau khổ ấy Ngài tự ý tự nguyện gánh chịu, vì yêu.

Khi chúng ta liên kết những đau khổ của chúng ta với những đau khổ của Chúa Giêsu trên Thánh Giá, chúng ta sẽ tìm được bình an. Chúng ta biết rằng chúng ta không cô đơn trong đau khổ, mà có Chúa cùng chịu đau khổ với chúng ta. Ngài chính là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. (FM)