25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 12)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 15)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 53)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 63)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 62)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 60)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 58)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY LỜI CHÚA CHÚA NHẬT TUẦN XVII THƯỜNG NIÊN, NĂM C SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Lc 11,1-13

23 Tháng Bảy 20222:27 CH(Xem: 483)

23-7LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT TUẦN XVII THƯỜNG NIÊN, NĂM C

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Lc 11,1-13

Anh em cứ xin thì sẽ được.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

1 Một hôm, Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người : “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông.” 2 Người bảo các ông : “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói :

“Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
Triều Đại Cha mau đến,
3xin Cha cho chúng con
ngày nào có lương thực ngày ấy ;
4xin tha tội cho chúng con,
vì chính chúng con cũng tha
cho mọi người mắc lỗi với chúng con,
và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.”

5 Người còn nói với các ông : “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói : ‘Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, 6 vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả’, 7 mà người kia từ trong nhà lại đáp : ‘Xin anh đừng quấy rầy tôi : cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được.’ ? 8 Thầy nói cho anh em biết : dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó.

9 “Thế nên Thầy bảo anh em : anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. 10 Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. 11 Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó ? 12 Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp ? 13 Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao ?”

SUY NIỆM-LỜI KINH CỦA CHÚA

Một người phụ nữ lớn tuổi thuộc một dân tộc thiểu số đã khóc khi được dạy đọc kinh Lạy Cha. Bà tâm sự rằng, từ trước đến nay bà chỉ biết có Ông Trời hay những vị Thần cao cả, xa vời và đáng sợ; nhưng khi đọc kinh Lạy Cha, bà được cầu nguyện với một Thiên Chúa không như thế nhưng Người là một người cha nhân từ, nên bà rất cảm động.

Thật vậy, lời kinh Lạy Cha mà mỗi Kitô hữu vẫn thường hay đọc chính là lời kinh được Đức Giêsu dạy. Lời kinh này không chỉ là những tiếng khẩn cầu của con người lên Thiên Chúa nhưng cao siêu hơn nữa, đây là tiếng lòng thiết tha của những người con thưa với Cha mình. Qua lời kinh này, khoảng cách giữa Thiên Chúa và con người bị phá bỏ. Thiên Chúa đến với con người không phải để dò xét, để trừng phạt, nhưng là để đem ơn cứu độ, đem ơn tha thứ và tình yêu thương. Ở chiều ngược lại, con người đến với Thiên Chúa không phải e dè, sợ hãi hay tìm lợi ích cá nhân nhưng để tâm tình với Cha, tìm hiểu ý Cha và cùng cộng tác với Cha trong công trình của Người.

Bên cạnh lời kinh tuyệt diệu này, Đức Giêsu còn nhắc nhở mỗi người về thái độ xứng hợp mỗi khi cầu nguyện. Thiên Chúa là Cha giàu lòng xót thương, Người hằng lắng nghe những tiếng kêu thống khổ của con cái mình. Vì vậy, tâm tình phó thác trọn niềm là điều cần thiết của mỗi người khi cầu nguyện.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa là Cha rất nhân từ, xin cho lời kinh Lạy Cha thân thương mà chúng con hằng đọc được thể hiện trong cuộc đời chúng con. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

6 CÁCH GIÚP TRẺ SỐNG ĐỨC TIN MỖI NGÀY

WHĐ (21.7.2022) – Làm sao để giúp một đứa trẻ nhận biết cuộc sống hiện tại là một món quà, nhưng cuộc sống vĩnh cửu mới là mục tiêu?

Qua kinh nghiệm bản thân, tôi nhận ra rằng trẻ em có đức tin rất mạnh mẽ, và tôi đã học được từ nơi chúng những bài học rất đơn sơ, cụ thể, nhưng lại rất rõ nét. Đây là một trong những câu chuyện của tôi.

Số là có một lần, từ trên lầu bước xuống dưới nhà, tôi ôm đầu và hoảng hốt la lên: "Chết rồi, mẹ để lẫn chùm chìa khóa ở đâu, mẹ tìm hoài không thấy!" Đứa con mới biết đi của tôi, vốn rất thích vứt đồ đạc vào thùng rác, đưa mắt nhìn tôi và nở nụ cười rất ngây ngô, như thể muốn nói với tôi rằng: “Con cũng chẳng biết chúng ở đâu cả!” “Phen này thì mấy mẹ con sẽ phải ăn trưa trễ mất thôi!”, tôi vừa lục soát khắp căn nhà, vừa lằm bằm…

Khi thấy sự căng thẳng của tôi như càng lúc càng tăng, thì giọng của đứa anh phát ra từ tầng dưới, cắt đứt trạng trái đang đầy lo lắng của tôi, “Mẹ đừng lo! Con sẽ nói chuyện với Thánh Antôn! Xin ngài ghé mắt lại đây, và sẽ chẳng có thứ gì đó bị mất mà lại không thể tìm thấy! Xin ngài giúp chúng con tìm thấy chìa khóa của Mẹ!”

Và thật, như rất trùng hợp, chỉ vài phút sau đứa anh 5 tuổi cầu nguyện, thì đứa em 1 tuổi đã phát hiện ra chùm chìa khóa nằm trong thùng đồ chơi lego! Và lúc này, một lần nữa, đứa anh cất tiếng, “Đấy, mẹ thấy chưa! Con biết là thế nào chúng ta cũng sẽ tìm thấy chùm chìa khoá mà!”. Khi lên xe để đi ăn trưa, tôi thầm cảm ơn Chúa về món quà đức tin của trẻ thơ.

Nếu vững tin vào Chúa, chúng ta sẽ luôn cảm nhận được sự hiện diện của Ngài trong từng chi tiết của cuộc sống, và nhất là, chúng ta nhận ra rằng thế giới này không phải là mục đích. Dù tin như thế, nhưng làm sao để chúng ta cũng giúp cho con cái mình khám phá ra sự thật này: cuộc sống hiện tại là một món quà nhưng cuộc sống vĩnh cửu mới là mục tiêu của chúng ta?

Sau đây là một vài cách thiết thực mà tôi đã thu thập được để giúp con tôi nhớ rằng thế giới này không phải là tất cả.

1. Lời chào Chúa Giêsu vào buổi sáng

Chúng tôi có treo một cây thánh giá trên tường gần bàn ăn, và mỗi buổi sáng khi đi ngang qua đó để tới bàn ăn, tôi luôn cầu nguyện tự phát một cách ngắn gọn: “Con chào Chúa Giêsu buổi sáng!”. Tôi cảm ơn Người về giấc ngủ đêm qua và một ngày mới vừa đến. Chúng tôi luôn cầu nguyện trước bữa ăn, nhưng tôi muốn các con mình có thể bắt đầu một ngày với lòng biết ơn, và trò chuyện với Đấng yêu thương chúng một cách đơn sơ, chân thành. Ngoài ra, tôi cũng nhận ra rằng, càng thoải mái khi trò chuyện với Chúa Giêsu, thì chúng ta sẽ càng thoải mái hơn khi nói về Người.

2. Dành thời gian đi bộ đường dài

Trong suốt mùa thu và mùa xuân, chúng tôi cố gắng đi bộ một quãng dài hằng tuần vào Chúa nhật. Thành phố nơi chúng tôi sống có nhiều con đường mòn và công viên tự nhiên, do đó, khi đi bộ như thế, ngoài việc cung cấp thời gian chất lượng tốt cho gia đình, và lợi ích của việc tập thể dục, chúng tôi cũng có dịp để chiêm ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp của thế giới xung quanh.

Tôi muốn nuôi dưỡng tinh thần kính trọng và sự ngạc nhiên nơi các con, vì đây là những đức tính mà tôi cho rằng sẽ lưu lại trong tâm hồn chúng suốt quãng đời còn lại. Nếu bạn có thể ngạc nhiên khi nhìn thấy một con chim ưng xinh đẹp cất tiếng kêu từ một lùm cây; hoặc khi bạn thấy một cánh đồng cỏ bát ngát đung đưa trong gió, thì sự ngạc nhiên sẽ dễ dàng trở thành bản tính thứ hai để bạn biết sống trong sự kính sợ và biết ơn đối với Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng mọi thứ trên trần gian này.

3. Nghe kể Hạnh các Thánh

Khi đi xe, chúng tôi thích nghe những băng và đĩa CD về Hạnh các Thánh. Đó là những câu chuyện về những người yêu mến và trung thành bước theo Chúa trong bối cảnh cụ thể riêng của từng người. Tôi muốn cho bọn trẻ biết và học được từ những mẫu gương tốt, và liệu ai có thể tốt hơn các vị Thánh?

4. Cầu nguyện cho những người mà chúng ta giúp đỡ

Bất cứ khi nào nhìn thấy một người cầm tấm bảng xin giúp đỡ bên đường, chúng tôi thường cố gắng đưa cho họ một thứ gì đó — có khi là chút tiền, hoặc một túi đồ ăn nhẹ, hoặc một chai nước và một hình thánh. Chúng tôi không bao giờ quên để hỏi tên của họ. Sau đó, chúng tôi không chỉ cầu nguyện cho họ khi tiếp tục hành trình của mình, mà còn nhớ đến họ trong lời cầu nguyện trước khi đi ngủ nữa. Khi làm như thế, chúng ta có thể thi hành lời dạy của Chúa Giêsu một cách cụ thể đó là “Hãy cho kẻ đói ăn”. Hơn nữa, chúng ta còn được nhắc nhớ rằng, những người ấy, họ không chỉ đói cơm bánh, nhưng vì được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, nên dưới nhiều hình thức, họ cũng khao khát tình yêu của Thiên Chúa.

5. Viếng các nghĩa trang

Viếng nghĩa trang là một cách đơn giản để nhớ rằng cuộc đời trần thế sẽ kết thúc, và vào một ngày nào đó, chúng ta sẽ lìa đời. Do đó cái chết, dù là sự mất mát, đau thương, nhưng lại là lối dẫn chúng ta bước vào cuộc sống vĩnh hằng. Chúng tôi thường lái xe hoặc rảo bộ tới các nghĩa trang gần nhà, đi vòng quanh và đọc tên trên các ngôi mộ. Sau đó, trên đường rời khỏi đó, chúng tôi cầu nguyện cho tất cả những người trong nghĩa trang, và nhất là những người mà chúng tôi đã đọc tên của họ.

6. Giảm bớt và chia sẻ

Trong lối sống hiện đại, chúng ta rất dễ bị phân tâm bởi những gì chúng sở hữu. Đôi khi đó là chiếc điện thoại, chiếc máy tính xách tay, quần áo, những cuốn sách, và thậm chí chiếc mền mình yêu thích… Và khi tất cả những gì chúng ta có thể nghĩ tới chỉ là những thứ vật chất, thì việc nghĩ tới những điều thực sự quan trọng sẽ khó hơn rất nhiều. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng thường xuyên dọn dẹp và kiểm tra vật dụng, quần áo, sách vở, đồ chơi… trong nhà, và tự hỏi bản thân và con cái rằng, "Chúng ta có thực sự đang cần những thứ này không?" hoặc "Liệu có ai khác cần đến những thứ này hơn tôi không?" Từ đó, chúng ta sẽ biết cách để điều chỉnh nhu cầu của mình hoặc sẵn lòng để chia sẻ những gì mình có với người khác.

Chỉ với những cách thức đơn giản, thiết thực và cụ thể như thế, hy vọng chúng ta không chỉ nhắc mình, mà còn hướng dẫn, dạy dỗ con cái sống đức tin “giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian” khi cố gắng sống thánh thiện, sống ý nghĩa, và sống liên đới với Thiên Chúa và với người khác mỗi ngày.


Cecilia Pigg

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP - Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: aleteia.org (19. 7. 2022)