18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 19)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 16)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 16)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 31)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 31)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 57)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

KỶ NIỆM BIẾN CỐ 11 THÁNG 9

11 Tháng Chín 202211:34 SA(Xem: 449)

bc911KỶ NIỆM BIẾN CỐ 11 THÁNG 9

Mỗi năm cứ đến ngày 11 tháng 9 (Sept.11) là dân Mỹ lại nhớ đên biến cố kinh hoàng xẩy ra ở Nữu Ước, Ngũ Giác Đài và Pennsylvania. Biến cố lịch sử này xẩy ra cùng một ngày một lúc nhưng ở ba nơi khác nhau. Xẩy ra ở Ngũ Giác Đài thì thiệt hại không đáng kể. Xẩy ra ở Pennsylvania thì, vì hành khách trên máy bay đã chống trả mãnh liệt với quân khủng bố nên mục đích đâm vào Tòa Bạch Ốc đã không thành công. Máy bay đâm xuống Shanksville, Pennsylvania; tất cả hành khách và phi hành đoàn đều thiệt mạng. Xẩy ra ở Nữu Ước tại Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế, tòa nhà Tháp Đôi thì kinh khủng và tang thương vô cùng.

KHỦNG BỐ Ở TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, NEW YORK

Đây là vụ khũng bố của Al-Qaeda đánh vào Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế tại thành phố Nữu Ước, tiểu bang New York, Hoa Kỳ, một vụ khủng bố lớn nhất nhắm vào người dân lành vô tội, nơi tập trung nền thương mại lớn nhất của Nữu Ước với những toà nhà chọc trời cao nhất thế giới.

Bạn đang ở đâu ngày 11 tháng 9 năm 2001? Nếu bạn là du khách hay cư dân Nữu Ước (New York) đang lang thang gần khu Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế (The World Trade Center) thì bạn sẽ có cảm giác gì? Hốt hoảng, rùng rợn, kinh hoàng như chưa bao giờ thấy. Và sẽ chẳng bao giờ bạn có được cái cảm giác hoảng sợ như vậy. Hai chiếc máy bay khổng lồ, tiếng kêu như xé không gian, tuần tự trực diện lao vào hai cao ốc Tháp Đôi (Twin Towers) thuộc Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế.

Lửa bùng cháy. Một khối khói đen khổng lồ bốc lên cùng với cát bụi, gạch đá tung bay mờ mịt bao phủ cả một vùng trời Manhattan. Những người bị kẹt trong tòa cao ốc, đàn ông, đàn bà quá kinh sợ lao mình từ từng lầu cao xuống đất như trốn chạy khỏi tòa cao ốc đang sụp đổ, để tìm sự sống… trong cái chết…. thê thảm! Còn biết bao nhiêu người đang kẹt lại bên trong thang máy, văn phòng, hành lang, nhà hàng ăn…? Tiếng la hét, kêu cứu thất thanh, than khóc, nói lời vĩnh biệt cha mẹ, vợ chồng, con cái: I don’t know what’s going on. I love you, Good bye ! Họ chết!!…. Dưới đường, người ta chạy rần rần chen lấn nhau như thể cho mau thoát khỏi vùng nguy hiểm nhưng vẫn cố ngoái đầu nhìn lại phía tòa nhà Thương Mại Quốc Tế đang bốc cháy để xem chuyện gì đang xẩy ra…

ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG BỐ 9-11

Biến cố kinh hoàng đó đã làm thay đổi thế giới. An ninh Mỹ quốc, tưởng như chẳng bao giờ có ai dám đụng tới, thì giờ đây đã vỡ tan ra từng mảnh. Ngay lập tức thế giới đã nhận ra thảm trạng hãi hùng đó và rất có thể một lúc nào đó nó sẽ xẩy ra tại chính quê hương họ, nước họ, thành phố họ đang ở.

Kể từ đó, nạn khủng bố đã trở thành nỗi sợ hãi thật sự của hàng triệu người trên khắp thế giới. Tin tức kinh hoàng đó cũng đã bay về tới Trung Đông trên hàng tin đầu, mục quốc tế. Ai có ngờ rằng cái tin động trời ấy xẩy ra ở một nơi xa xôi hàng ngàn dậm lại có thể ảnh hưởng đến cả những người đang sống ở những nơi hang cùng ngõ hẻm, bất cứ nơi nào bên kia vòng trái đất. Trung Đông là một vùng đối với nhiều người nó chẳng là cái gì cả mà giờ đây lại trở thành trung tâm “quốc tế” gây chú ý tất cả mọi người.

Biến cố xẩy ra ở Nữu Ước ngàn dậm xa mờ, giờ đây lại trở thành vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia, của từng chính phủ và của mỗi người chúng ta. Hai cao ốc Twin Towers sụp đổ ảnh hưởng ngay lập tức đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Người ta ước lượng thiệt hại vật chất cỡ 100 tỷ và 2 triệu triệu Mỹ kim mất giá do thị trường chứng khoán ngắn hạn, không kể gần 3,000 người thiệt mạng, trong đó có đủ mọi sắc dân: Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trung Đông sẽ ảnh hưởng tất cả chúng ta thế nào đây?

Báo chí, một lần nữa được dịp khai thác triệt để ngày gọi là định mệnh ấy. Các danh từ khủng bố, bạo động đã gây cho thế giới ấn tượng lo sợ chiến tranh. Người viết nhân đây xin nêu ra một vài ý nghĩa của danh từ “tử đạo” hiện khá phổ thông nhưng bị hiểu sai lầm, nhất là vào những ngày này của 18 năm trước đây. Tại sao vậy?

Ý NGHĨA CỦA TỬ ĐẠO

Những tên thi hành khủng bố năm 2001 nhận hành động như vậy là “nhân danh Allah”, rồi tuyên bố là tử đạo vì cử chỉ thánh và được vào thiên đàng hưỡng phúc vinh quang. Đỉnh điểm của vấn đề không phải là những người Hồi Giáo đánh bom tự sát là thánh tử đạo hay không, mà vì người ta gán cho họ danh từ “tử vì đạo”….được lan truyền trong dân chúng vì một nguyên cớ hoàn toàn thế tục.

Trong Hồi Giáo, những câu chuyện chết vì đạo, vì niềm tin đã có từ thế kỷ VII. Dần dần nó liên hệ đến những phong trào của Hồi Giáo cơ bản (radical) ở thế kỷ XX, kêu gọi “tử vì đạo” do nhóm Hồi Giáo Huynh Đệ ở Ai Cập và sau này bởi kháng chiên quân Palestine và nhóm khủng bố. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, căng thẳng giữa Hồi Giáo và Kito Giáo trở nên gay gắt như những đụng chạm tôn giáo ở Indonesia và năm 1996 kháng chiến quân Hồi Giáo đã giết 7 thầy dòng người Pháp ở Algeria. Những trường hợp này đã kích động chúng ta không ít. Là Kito hữu, nên cẩn thận, đừng lẫn lộn giữa quan niệm tử đạo của Kito giáo với những đòn tấn công trả thù của Hồi Giáo cơ bản.

Thánh tử đạo (martyr) tiếng Hy Lạp có nghĩa là chứng nhân, là người -vì niềm tin Kito Giáo- đã tự chấp nhận chịu đau khổ, chịu chết dưới tay đao phủ thủ. Họ thà chết hơn là chối bỏ niềm tin của mình bằng lời nói hoặc việc làm. Họ cương quyết chịu cực hình theo gương Chúa Kito. Họ không cưỡng lại đao phủ thủ, sẵn sàng chịu chết dưới tay bất cứ kẻ nào được chỉ định dù với lý do gì đi nữa, vì người đó cũng đã hành động thực sự vì thù ghét Kito Giáo hay một nhân đức Kito giáo nào đó. Vị tử đạo không ước mong hay tìm đến cái chết vì bất cứ lý do nào khác. Danh xưng Tử Vì Đạo, ngay từ lúc khởi đầu thời đai Kito Giáo cũng có nghĩa là chứng nhân của Chúa Kito. Sau này những ai chịu cực hình, chịu chết vì niềm tin đều được gọi là tử vì đạo.

Theo tinh thần thần học của những thập niên trước, những hệ phái ngôn sứ, bảo thủ hay tự do đều đã gây chú ý và ảnh hưởng rất nhiều nơi người tín hữu, chẳng hạn các linh mục và nữ tu Công Giáo bị giết vì can dự vào những cuộc tranh đấu cho công bằng xã hội cũng được nhiều người quí mến và thán phục. Tuy nhiên, khi những cuộc tranh đấu cho công bằng xã hội trở thành một trắc nghiệm lý tưởng vì lòng tôn kính các vị tử đạo và các thánh tử đạo, chúng ta cần đặt vấn đề chi tiết hơn.

Ở thế kỷ 20 và 21 khoa tử đạo học đã được sửa lại cho phù hợp với chính trị. Có những vị tử vì đạo vì niềm tin tôn giáo và những vị tử đạo vì “lợi ích chính trị”. Quan niệm này xem ra có vẻ cường điệu hay chấp nhận đối với những người chỉ chết vì tuyên xưng và bảo vệ đức tin mà không có công trạng gì dính líu đến chính trị.

Tử vì đạo không phải chỉ xẩy ra ở quá khứ. Ở thời nay cũng có. Thế kỷ 20 này, hơn hết mọi thế kỷ, là một cuộc tử vì đạo liên tục và còn đang lan tới cả thế kỷ 21 này. Ngoài ra, người ta còn thấy một số nhóm Kito hữu đưa ra phong trào căn bản hóa việc tử đạo. Sự tranh đấu của Tây Phương với Hồi Giáo Cơ Bản đang lây lan ảnh hưởng vào quan niệm tử đạo vì tôn giáo. Một số Kito hữu có vẻ sẵn sàng nắm lấy ý nghĩa của danh xưng “nạn nhân” hay “anh hùng” theo kiểu của Hồi Giáo cực đoan và, phe này coi niềm tin của phe kia là đao phủ thủ hoặc ngược lại.

Chúng ta đang sống trong một môi trường bị nhiễm độc và nhiều người cho rằng Hồi Giáo đang lấn lướt Kito Giáo. Quả không dễ gì bị rơi vào cái bẫy gọi là “chiến tranh vì nền văn minh / war of civilizations” và hiểu lầm danh hiệu “tử vì đạo”. Vậy hãy phân biệt rõ ràng ai thực sự chết vì chứng nhân của chúa Kito và niềm tin Kito giáo.

Nguyễn Tiến Cảnh