26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 24)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 50)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 58)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 51)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 64)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 72)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 65)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...
21 Tháng Ba 202411:39 SA(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Khi Chúa hiện ra với bà nha sĩ Gloria Polothì Chúa Kito đã giải thích về chương trình của Chúa dành cho mỗi gia đình như sau: "Mỗi khi một trẻ thơ được thụ thai trong cung lòng người mẹ thì các thiên thần nhẩy múa trên Thiên Đàng trước một tạo vật mới này." Bằng việc bảo vệ sự sống, chúng ta bắt chước...
21 Tháng Ba 202411:10 SA(Xem: 55)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Một nhà thần bí nổi tiếng là Sr. Natalia Magdolna (1901-1992) có mối liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Maria. Vì thế mà Mẹ luôn đến thăm viếng và nsoi chuyện với bà. Đức Mẹ còn tiết lộ cho bà biết về những gì sẽ xẩy đến cho thời đại mà chúng ta đang sống.

SỐNG LỜI CHÚA LỄ và CÁC BÀI ĐỌC Ca nhập lễ : x. Hc 36,18

15 Tháng Chín 20229:05 CH(Xem: 337)

16-9bSỐNG LỜI CHÚA

LỄ và CÁC BÀI ĐỌC

Ca nhập lễ : x. Hc 36,18

Lạy Chúa, xin ban bình an

cho những người trông đợi Chúa.

Xin cho các ngôn sứ của Ngài

được luôn luôn trung thực.

Xin nghe tiếng nguyện cầu

của toàn thể dân Chúa.

Bài đọc 1 : 1 Cr 15,12-20

Nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô

12 Thưa anh em, nếu chúng tôi rao giảng rằng Đức Ki-tô đã từ cõi chết trỗi dậy, thì sao trong anh em có người lại nói : không có chuyện kẻ chết sống lại ? 13 Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Ki-tô đã không trỗi dậy. 14 Mà nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng. 15 Thế ra chúng tôi là những chứng nhân giả của Thiên Chúa, bởi vì đã chống lại Thiên Chúa mà làm chứng rằng Người đã cho Đức Ki-tô trỗi dậy, trong khi thực sự Người đã không cho Đức Ki-tô trỗi dậy, nếu quả thật kẻ chết không trỗi dậy.

16 Vì nếu kẻ chết không trỗi dậy, thì Đức Ki-tô cũng đã không trỗi dậy. 17 Mà nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em. 18 Hơn nữa, cả những người đã an nghỉ trong Đức Ki-tô cũng bị tiêu vong. 19 Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người.
20 Nhưng không phải thế ! Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu.


Đáp ca : Tv 16,1.6-7.8 và 15 (Đ. c.15b)


Đ. Lạy Chúa, khi thức giấc, con được thoả tình chiêm ngưỡng Thánh Nhan.

1Lạy Chúa, xin nghe con giãi bày lẽ phải,
lời con than vãn, xin Ngài để ý ;
xin lắng tai nghe tiếng nguyện cầu
thốt ra từ miệng lưỡi chẳng điêu ngoa.


Đ. Lạy Chúa, khi thức giấc, con được thoả tình chiêm ngưỡng Thánh Nhan.

6Con kêu lên Ngài, lạy Thiên Chúa, vì Ngài đáp lời con.
Xin lắng tai và nghe tiếng con cầu.
7Xin biểu lộ tình thương diệu kỳ của Chúa,
Ngài cứu ai trú ẩn dưới cánh tay Ngài
khỏi quân thù xông đánh.


Đ. Lạy Chúa, khi thức giấc, con được thoả tình chiêm ngưỡng Thánh Nhan.

8Xin giữ gìn con như thể con ngươi,
dưới bóng Ngài, xin thương che chở.
15Về phần con, sống công minh chính trực,
con sẽ được trông thấy mặt Ngài,
khi thức giấc, được thoả tình chiêm ngưỡng Thánh Nhan.


Đ. Lạy Chúa, khi thức giấc, con được thoả tình chiêm ngưỡng Thánh Nhan.

Tung hô Tin Mừng : x. Mt 11,25

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mặc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Ha-lê-lui-a.


Tin Mừng : Lc 8,1-3

Các bà cùng đi với Đức Giê-su và Nhóm Mười Hai, đã lấy của cải mình mà giúp đỡ các ngài.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.


1 Khi ấy, Đức Giê-su rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai 2 và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Ma-ri-a gọi là Ma-ri-a Mác-đa-la, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, 3 bà Gio-an-na, vợ ông Khu-da quản lý của vua Hê-rô-đê, bà Su-san-na và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ.

Ca hiệp lễ : Tv 35,8

Lạy Thiên Chúa,

tình thương Ngài quý trọng biết bao,

phàm nhân tìm bóng Ngài trú ẩn.

SUY NIỆM-VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ

“Phụ nữ thường là những người đồng hành với những người khác, đặc biệt là những thành viên yếu kém nhất trong gia đình hoặc xã hội. Thông qua việc chăm sóc các nạn nhân của các cuộc xung đột và tất cả những ai phải đối mặt với những thách thức hằng ngày của cuộc sống, họ dạy chúng ta cách vượt qua nền văn hoá thải loại của chúng ta.” (Đức Thánh Cha Phanxicô)

Tuy không được chọn làm tông đồ nhưng sự hiện diện của một số người phụ nữ trong công cuộc rao giảng Tin Mừng của Đức Giêsu, và nhất là trong giây phút Người bị treo trên Thánh giá, cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của chứng tá âm thầm trong cuộc sống đức tin.

Chứng tá ấy nói với chúng ta rằng trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, dù có âm thầm và vô danh đến đâu, mỗi người đều có một chỗ đứng quan trọng và không thể thay thế được.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin gìn giữ những người phụ nữ của chúng con. Xin ban cho các phụ nữ đang dấn thân trong công việc truyền giáo được luôn bình an. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Thánh Cornêliô

Thánh Cornêliô sinh tại Rôma, là người có một lối sống trong sạch thuần khiết và khiêm tốn sâu xa, không thể trách cứ được. Sau khi giữ các phận vụ trong Giáo hội và được mọi tín hữu thán phục, Ngài lên ngôi, kế vị Đức giáo hoàng Fabianô, Đấng đã chết vì đạo 15 tháng trước trong cuộc bách hại của Đêciô.

Nhưng lên ngôi ít lâu, Ngài đã phải đương đầu với cuộc ly khai đầy gương mù của một giáo hoàng giả. Novatianô là một linh mục đầy tham vọng, được một linh mục Phi châu hậu thuẫn. Họ nổi tiếng về triết học và tài lợi khẩu, đến nỗi có người than phiền vì đã chọn Đức Cornêliô làm giáo hoàng mà không chọn Novatianô.

Hai người nổi loạn đã nỗ lực tuyên truyền và lôi kéo được một số tín hữu và cả một số giám mục. Ba giám mục Italia đã đặt tay tấn phong cho Novatianô làm giám mục. Ông liền viết thư cho nhiều giám mục chống lại Đức giáo hoàng Cornêliô, trách cứ Ngài quá dễ dàng tiếp nhận lại những người đã dâng hương tế thần.

Sáng chói trên ngai tòa Phêrô, vì các nhân đức của vị tông đồ chân chính, thánh Cornêliô đã dùng cả con đường hiền dịu lẫn cứng rắn mà không lôi kéo được 2 con người phản bội trở lại đường ngay. Thánh Cyprianô sau khi biết rõ việc tuyển chọn hợp pháp của thánh Cornêliô đã trợ lực với Ngài hết mình để mang lại sự hợp nhất cho Giáo hội. Dù có một vài hiểu lầm, thánh Cornêliô và Cyprianô liên kết mật thiết với nhau như những người bạn thiết. Những sắc lệnh kết án Novat và Novatianô được một công đồng ở Rôma chuẩn nhận.

Khi Gallo mở lại cuộc bắt đạo, Đức Corneliô bị tống giam. Ngài bị đầy tới Contumcella, bây giờ là Civita Vecchia. Trong một lá thư chào mừng, thánh Cyprianô viết:

- "Chúng ta cầu nguyện cho nhau trong những ngày bách hại này, nâng đỡ nhau bằng tình bác ái. Nếu ai trong chúng ta được Thiên Chúa ban đặc ân cho qua đời trước, chớ gì tình thân hữu vẫn tiếp tục thúc đẩy Chúa dủ tình thương xót anh chị em chúng ta."

Quả thật thánh Cornêliô đã chẳng sống lâu. Ngài đã chết trong khi đi đày vào tháng 6 năm 253 và được an táng tại Kentumcelloe và sau này dời về nghĩa trang thánh Callistô. Tình bằng hữu của hai thánh Cornêliô và Cyprianô vẫn còn sống mãi cho đến ngày nay và Giáo hội kính nhớ các Ngài vào cùng một ngày.

Thánh Cyprianô

Thánh Cyprianô là một khuôn mặt sáng chói trong Giáo hội sơ khai, là một người Phi Châu. Hồi còn là lương dân, với những tài năng đặc biệt của một giáo sư dạy khoa hùng biện và là một luật sư, Ngài đã buông mình theo thú vui như một thanh niên thời đó. Nhưng khi nhờ cha Côcilianô đưa trở lại với đức tin Kitô giáo, Ngài đã hết lòng tự hiến đời mình để phụng sự Chúa Kitô - quyết sống độc thân, bán hết gia sản và nhà cửa để phân phát cho người nghèo. Ngài cũng từ bỏ văn chương để học hiểu kinh thánh, một số tác phẩm và một số tuyển tập thư tín của Ngài là phần đóng góp cho nền văn chương Kitô giáo.

Với cuộc sống như vậy, chẳng lạ gì khi vừa trở lại đạo, Ngài đã được thụ phong linh mục và năm 249 được chọn làm giám mục Carthage, dưới sức ép của hàng giáo sĩ và giáo dân. Ngài đã có được mọi khả năng và đức tin mà một giám mục có thể có được. Với hết tâm lực, Ngài tìm cách nâng cao nếp sống luân lý đạo đức của một đoàn chiên, sau nhiều năm phóng túng vì cuộc bách hại. Đặc biệt Ngài đã viết truyền đơn chống lại sự thế tục hoá của các trinh nữ tận hiến.

Một năm sau khi được tấn phong, năm 250 hoàng đế Đêciô bắt đầu một cuộc bách hại đầy nguy hiểm vì được tổ chức có hệ thống. Ông bắt mọi người phải dâng lễ kính thần linh của ông. Nhiều Kitô hữu đã tuân phục; một số khác tìm cách mua những giấy chứng nhận để được yên thân vì nghĩ rằng: Giáo hội không thể thiếu một vị giám mục khi phải đương đầu với cơn bão táp. Từ nơi trú ẩn, Ngài viết thư hướng dẫn đoàn chiên.

Cuộc bách hại chấm dứt sau cái chết của Đêciô. Nhiều người Kitô hữu chối đạo trở về với Giáo hội. Thánh Cyprianô chủ tọa một công đồng trong đó quyết định rằng: những người dâng lễ kính thần minh chỉ được tha tội trước khi chết, còn những người chỉ mua giấy chứng nhận, thì được tha sau một thời gian thống hối. Novatianô, một linh mục và Fêlicissimô, một phó tế đã ly khai vì muốn tha ngay. Thánh Cyprianô đã hỗ trợ cho đức giáo hoàng Cornêliô chống lại nhóm ly khai theo Novatianô. Cùng với nhiều lá thư Ngài gửi cho các Kitô hữu Roma, một khảo luận về sự hiệp nhất Giáo hội “De Unitate Ecclesiae”, trong đó Ngài nhấn mạnh tới thượng quyền của đấng kế vị thánh Phêrô.

Năm 253, một cơn dịch lan tràn khắp đế quốc. Các Kitô hữu ở Carthage quảng đại phục vụ các nạn nhân, nhưng người ta mê tín lại cho rằng: các thần minh đã giận dữ với người Kitô hữu. Hoàng đế Gallô mở một cuộc bách hại mới. Một sắc lệnh mới tha tội cho mọi hối nhân để họ đứng vững trong đức tin. Dầu vậy, cuộc bách hại đã không dữ dội ở Carthage và Đức Cha Cyprianô không bị quấy rầy.

Chẳng may có sự tranh chấp giữa thánh Cyprianô với đấng kế nhiệm thánh Cornêliô là Đức giáo hoàng Stêphanô về việc rửa tội lại cho người đã được rửa tội trong lạc giáo. Cuộc ly khai đã không xảy ra vì Đức Sixtô kế vị đức Stêphanô được giữ tập tục của mình.

Năm 257, hoàng đế Valêrianô lại khơi dậy cuộc bách hại. Thánh Cyprianô là nạn nhân của cuộc bách hại này. Các tường thuật về cuộc diện kiến của Ngài trước quan tổng trấn và về cuộc tử đạo của Ngài dựa trên các tài liệu chính thức của một người đã được mục kiến. Trước mặt tổng trấn Paternô, Ngài tuyên xưng đức tin và không chịu nộp danh sách các linh mục. Ngài bị đày đi Curubis, một thành bên bờ biển là nơi Ngài viết khảo luận cuối khuyên nhủ can đảm chịu chết vì đạo. Vào đêm trước khi bị lưu đày, Ngài mơ thấy mình bị chặt đầu vào năm sau.

Quả thật, năm sau, vào mùa thu năm 258 có sắc lệnh xử các giáo sĩ. Ngài bị điệu về trước mặt quan tổng trấn mới là Galeriô Maximô. Sau một đêm sống với đoàn chiên, sáng 14 tháng 09, Ngài đứng trước quan tòa và bị chất vấn:

- Ngươi là Thasciô, thượng tế của bọn người phạm thánh phải không?

- Phải.

- Đức hoàng thượng dạy ngươi phải dâng lễ tế các thần minh.

- Tôi sẽ không làm.

- Hãy nghĩ lại đi.

- Quan hãy làm như chỉ thị, khi đường đi ngay thẳng lại phải suy tính làm gì.

Quan tòa ra lệnh xử trảm thánh nhân. Ngài truyền đem 25 tiền vàng thưởng cho lý hình. Các Kitô hữu thi nhau thấm máu người làm kỷ vật.

Đêm hôm sau, các Kitô hữu đã rước đuốc mang thân thể Ngài mai táng trong phần mộ của Macrôbiô Condidianô, một quan chức Roma. Một ít ngày sau, quan tổng trấn cũng theo Ngài tới phần mộ. Chúng ta có được bản ký sự về thánh Cyprianô do Pontiô của Ngài viết.

https://www.tgpsaigon.net