26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 29)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 59)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 52)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 67)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...
21 Tháng Ba 202411:39 SA(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Khi Chúa hiện ra với bà nha sĩ Gloria Polothì Chúa Kito đã giải thích về chương trình của Chúa dành cho mỗi gia đình như sau: "Mỗi khi một trẻ thơ được thụ thai trong cung lòng người mẹ thì các thiên thần nhẩy múa trên Thiên Đàng trước một tạo vật mới này." Bằng việc bảo vệ sự sống, chúng ta bắt chước...
21 Tháng Ba 202411:10 SA(Xem: 56)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Một nhà thần bí nổi tiếng là Sr. Natalia Magdolna (1901-1992) có mối liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Maria. Vì thế mà Mẹ luôn đến thăm viếng và nsoi chuyện với bà. Đức Mẹ còn tiết lộ cho bà biết về những gì sẽ xẩy đến cho thời đại mà chúng ta đang sống.

Chuyện kể của một Đức Giám Mục

25 Tháng Năm 20175:25 CH(Xem: 3845)

Chuyện kể của một Đức Giám Mục


GiamMucKonTum_NhatRac

Đức Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh

 

 

Tin vào Giáo Hội là một trong những cách thể hiện lòng tin vào Đức Kitô. Và người ta phải thừa nhận rằng chính các mục tử trong cung cách hành động và thái độ của mình tác động lớn lao đến niềm tin của từng Kitô hữu.

 

Trong cuộc đời tôi, tôi có điều may mắn là được tiếp xúc với những mục tử nhân dũng – nhân lành và anh dũng (cách nói của linh mục Giuse Đinh Xuân Long, gốc giáo phận Đà nẵng). Do đó tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc và hy vọng vào Hội Thánh, Thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô.

 

Bài viết này xin được kể lại một lần gặp gỡ với ngài, một vị Giám mục khôn ngoan, nhân ái và can đảm. Có lẽ không cần nêu danh tánh của ngài, đơn giản là vì ngài có một danh tánh ai cũng biết: Mục Tử Chân Chính.

 

Ngài là vị mục tử không nhượng bộ trước bất công, không thoả hiệp với bóng tối. Ngài nói nhẹ nhàng nhưng cương quyết. Nghe những câu trả lời cho những người chất vấn ngài, người ta có cảm giác được an ủi, khích lệ và như được gặp gỡ Đức Kitô là Chúa Chiên Lành.

 

Ngài hay gặp rắc rối phiền phức và bị cấm đoán khi đi dâng lễ cho những cộng đoàn tín hữu ở vùng sâu và heo hút vào các dịp Đại Lễ. Khi trả lời cho những người có chức quyền về việc đó, ngài bảo: “Tôi thấy các anh dại quá khi các anh cấm tôi đến dâng lễ cho những anh em Công giáo ở vùng ấy!” Họ hỏi dại là dại làm sao. Ngài trả lời: “Này nhé, nếu các anh để tôi tự do dâng Lễ, thì tối đa ở đó cũng chỉ được khoảng 20 giáo dân nghe tôi giảng. Nghe xong có khi về nhà họ quên mất. Chứ các anh cấm tôi như thế, bây giờ cả thế giới đều biết, đều nghe đến tôi. Đó là bài giảng hùng hồn. Như vậy không phải các anh dại sao?”.

 

Nghe vậy, dĩ nhiên những người ấy im lặng. Không biết họ nghĩ gì, nhưng tôi đoán chắc họ sẽ tự vấn, và trong lòng họ, như nhà văn DTH đã viết, “có một cuộc chiến khác nổi lên”.

 

Chuyện về cái gọi là Uỷ ban Đoàn Kết Công Giáo hay Công Giáo yêu nước mà dân chúng thường gọi là đám quốc doanh cũng thú vị. Những người có quyền đến gặp ngài và đặt thẳng vấn đề rằng ở nhiều giáo phận đã có cái Uỷ ban này, nhưng trong giáo phận ngài thì không. Họ nói rằng nếu giáo phận tổ chức Uỷ ban ĐK này thì mỗi năm nhà nước sẽ chi cho hai tỷ đồng để tiêu dùng. Ngoài ra khi đi họp ở Hà nội thì các ông “yêu nước” sẽ được ở khách sạn năm sao, sẽ được đi Đồ sơn hay đi đâu đó nghỉ mát. Hai tỷ đồng, số tiền lớn thật, có số tiền ấy ngài tha hồ làm được nhiều việc. (Nghe điều này tôi mới biết tại sao những ông “yêu nước” ở các nơi tích cực dữ dội!).

 

Nghe các ông ấy trình bày đầy “hấp dẫn” như thế, ngài hỏi lại: “Các ông nói cho tôi biết Uỷ ban ấy là tổ chức tôn giáo hay tổ chức chính trị?” Họ trả lời: “Đó là tổ chức chính trị phục vụ đảng và nhà nước”.

 

Họ dứt lời thì ngài từ tốn nói: “Bây giờ tôi hỏi các anh nhé. Các anh có  muốn thấy gia đình người ta chia rẽ, xung khắc không? Giáo phận khác thế nào tôi không biết, chứ ở giáo phận tôi nếu có cha nào tham gia vào uỷ ban ấy là lập tức có chia rẽ và nghi kỵ ngay. Là Giám mục, không lẽ tôi muốn nhìn giáo phận chia rẽ?”

 

Im lặng một lúc, ngài tiếp: “Các ông có nghĩ rằng linh mục giỏi làm chính trị không? Trước kia các ông nghĩ các linh mục tuyên uý trong Quân Lực VNCH làm chính trị, nhưng sau hàng chục năm bắt các linh mục ấy đi học tập, các ông đã biết các linh mục chẳng biết làm chính trị gì cả. Các ông bảo Uỷ ban ĐK ấy là tổ chức chính trị mà kêu gọi các linh mục không biết chính trị vào hoạt động là để họ phá chế độ!”

 

“Chưa hết”, ngài nói tiếp, “Dân mình còn nghèo khổ, ông nghĩ làm sao chúng tôi là Giám mục, linh mục, là người có Đạo, lại có thể nhận hai tỷ đồng tiền của dân để tiêu pha, rồi còn ở khách sạn năm sao, rồi đi du lịch nơi này nơi nọ cho được?”

 

Nghe đến đó thì họ không nói chuyện UBĐK ấy với ngài nữa.

 

Một chuyện khác cũng rất thú vị là chuyện về lá cờ. Trước đây đã có những tuyên bố thế này thế nọ về cờ đỏ cờ vàng làm cho người dân hoang mang và cộng đồng người Việt hải ngoại buồn phiền. (Nếu được nghe ngài nói, chắc cả nhà nước lẫn dân chúng đều vui!).

 

Đó là một lần ngài đi nước ngoài. Khi đến cơ quan nhà nước nhận hộ chiếu, người ta dặn dò ngài: “Ông đi nước ngoài nhớ đừng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ, nếu không là toi đời ông!”. Ngài đáp ngay: “Vậy tôi trả hộ chiếu lại cho các ông, tôi không đi nữa”. Họ ngạc nhiên hỏi ngài: “Sao vậy?” Ngài cười: “Chứ nếu đi nước ngoài mà toi đời thì đi làm gì?”.


Inline image 2

 

Rồi ngài nói với các ông ấy: “Này nhé, tôi vào nhà ông, thấy ông để tượng Hồ chí Minh với lá cờ đỏ, tôi có bảo ông đem đặt chỗ khác không? Đến nhà người ta ai làm thế. Ở nước ngoài, nơi tôi đến có lá cờ vàng, chẳng lẽ tôi bảo họ đem đi chỗ khác cho tôi ngồi và chụp hình à?”

 

Ngài nói tiếp, lý luận sắc bén: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế?”

 

“Còn nữa, hàng năm chúng ta đón bao nhiêu Việt kiều, nhận bao nhiêu tiền họ gửi về, sao lại phải lúc nào cũng căm ghét cờ của họ?”

 

Ngài nói thêm, như lời tâm sự, nghe rất xúc động: “Năm 1954 gia đình tôi di cư vào Nam. Gia đình tôi sống được và tôi lớn lên, ăn học là dưới lá cờ vàng. Nếu các ông di cư năm ấy thì các ông cũng thế thôi.”

 

Nghe những lời vô cùng hợp lý như thế, chắc họ bất ngờ và ngượng ngùng lắm nên cuối cùng họ bảo: “Thôi ông cứ đi...”

 

Một chuyện khác cũng rất thú vị mà khi nghe ngài kể, tôi ngạc nhiên tò mò không hiểu ngài sẽ kết luận thế nào. Ngài nói với cán bộ nhà nước: “Các ông nghĩ mà xem, ở những nước Công giáo toàn tòng như Pháp hay Ý có bao giờ chính phủ yêu cầu toàn dân đi học giáo lý không? Ấy vậy mà ở Việt nam, nhà nước đã từng ra lệnh cho toàn dân, có đạo cũng như không có đạo phải đi học giáo lý cả thời gian dài”.

 

Nghe vậy, họ ngạc nhiên hỏi: “Chúng tôi có thấy nhà nước bắt mọi người học giáo lý bao giờ đâu?” Ngài bảo: “Chưa hiểu à? Thì trong dịp lễ phong Thánh cho các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 1988 đó”. Họ cũng chưa hiểu (Và tôi nghe ngài nói tôi cũng chưa hiểu!).

 

Ngài bảo: “Này nhé, năm đó các ông phản đối việc phong thánh, nên các ông bắt mọi người, từ bí thư đảng đến dân thường, từ thượng toạ Phật giáo đến người đạo khác, từ linh mục đến giáo dân đi mítting nghe các ông nói về Giáo Hội Công Giáo, về các Thánh Tử Đạo. Các ông chê trách, các ông lên án, các ông cho là nhiều vị Tử đạo là xấu, là theo thực dân, Đạo Công giáo là không đúng v.v...”

 

Họ vẫn chưa hiểu và hỏi ngài: “Vậy sao ông bảo nhà nước bắt dân học giáo lý?”. Ngài cười: “Vẫn chưa hiểu à? Bây giờ nhé, chúng ta nói chuyện thật lòng như những người bình thường với nhau đi, tôi lột lon Giám mục của tôi, các ông cũng lột lon cán bộ đi. Các ông có biết thời trước 1954 dân chúng gọi Việt minh là gì không? Là Vẹm đó. Vẹm là nói dối, họ bảo nói dối như Vẹm. Vậy các ông nói gì thì dân cũng hiểu ngược lại. Các ông càng nói xấu Giáo Hội, nói xấu các Thánh Tử Đạo thì người ta càng hiểu rằng Giáo Hội Công Giáo là tốt, các Thánh Tử Đạo là tốt”.

 

Nghe ngài nói xong, họ im lặng (chứ biết trả lời thế nào). Ngài nói sâu sắc, rõ ràng và rất thật. Tôi nghĩ rằng ai nghe chuyện này cũng đều thán phục ngài.

 

Nói về người Công giáo và chữ Quốc ngữ, ngài cũng có lý luận thú vị. Ngài bảo rằng có một gia đình kia giàu có lắm. Trong nhà có một đứa con và một người giúp việc. Người con ỷ lại, chỉ lo ăn chơi, trong khi người giúp việc thì chăm chỉ làm việc và dành dụm. Rồi một ngày kia, người con ấy phá sản, phải vay mượn nợ khắp nơi. Lúc ấy người con phải nhờ đến người giúp việc kia bảo lãnh cho mình. Hoá ra cuối cùng vị thế phải thay đổi!

 

Ngài dùng ví dụ ấy để diễn tả sự thật này là chữ Quốc ngữ do cha Alexandre de Rhodes lập ra với mục đích truyền giáo. Như vậy chữ Quốc ngữ trước hết là của người Công giáo, nhưng cuối cùng người Công giáo lại không biết sử dụng thứ chữ “gia bảo” của mình. Bằng chứng là có được bao nhiêu nhà văn nhà thơ Công giáo?

 

Còn nhiều điều thú vị mà tôi học được từ vị Giám mục khả kính ấy. Tôi lắng nghe ngài kể chuyện mà cảm phục tài lý luận, sự phán đoán và cái tâm trong sáng của vị Mục tử. Viết lại chuyện này, tôi thầm cám ơn Chúa vì Giáo Hội Việt Nam được diễm phúc có những mục tử như ngài và cám ơn Chúa vì mình được gặp gỡ ngài. Chúng ta cám ơn Chúa vì Ngài vẫn ở giữa dân Ngài qua những vị mục tử nhân lành, anh minh và can trường.

 

Xin Chúa chúc lành cho ngài, để ngài được như lời Kinh Thánh: “Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn.” (Is. 50,4). Dân Chúa nhọc nhằn được nghe lời của của mục tử nhân dũng thì lập tức thấy bình an và hy vọng.

 

 Gioan Lê Quang Vinh