18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 9)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 8)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 6)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 26)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 26)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Số 235: Thức Ăn Nhanh Cho Tâm Hồn (The Fast Food for The Soul) by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R.

22 Tháng Hai 20234:33 CH(Xem: 266)

ash1Số 235: Thức Ăn Nhanh Cho Tâm Hồn (The Fast Food for The Soul) by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R.
Thứ tư Lễ Tro, ngày 22 tháng 2 năm 2023. 

CHAY GÌ ?

Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng.

Hãy trở về cùng Đức Chúa

Là Thiên Chúa của anh em,

Vì Ngài nhân hậu và từ bi,

Chậm giận và giàu tình nhân ái. (Gioen 2: 13)

Người Công Giáo không buộc ăn chay, nhưng các Kitô hữu chỉ buộc phải GIỮ chay ngày thứ tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh. Tuy nhiên, tinh thần chay tịnh luôn là một trong ba hành vi (chay tịnh, cầu nguyện, và bố thí) được mời gọi thực thi trong cuộc lữ hành trần gian của người Kitô hữu. Chúng ta giữ chay chứ không phải là ăn chay, vì giữ chay là để tỏ lòng sám hối, ăn năn để hiệp thông với cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô. Giữ chay để thanh luyện tâm hồn, tăng thêm sức mạnh của chúng ta trong tình yêu với Thiên Chúa. Chúng ta giữ chay là từ bỏ những gì không thực sự cần thiết để giúp tha nhân. Giữ chay là chúng ta mang nơi mình những thương tích của Chúa Giêsu Kitô vào thân xác của chúng ta vì qua thân xác của Chúa Giêsu Kitô đã đem lại sự sống đời đời cho chúng ta.

Việc giữ chay tịnh bao gồm: nhịn ăn (jejunium) và kiêng ăn (abstinentia) mà chúng ta quen gọi là “ăn chay và “kiêng thịt.” Qua việc GIỮ chay, theo nghĩa tuôn giữ, chúng ta ý thức và nhìn nhận thân phận thọ tạo của mình bị lệ thuộc vào Thiên Chúa. Vì lẽ, khi không sử dụng những thực phẩm Thiên Chúa tặng ban, chúng ta cảm nghiệm cách rõ nhất về sự mỏng dòn, mong manh của kiếp nhân sinh: chay tịnh để tự hạ trước uy quyền của Thiên Chúa (xem Tv 34: 13).

Để việc giữ chay sinh hiệu quả ơn ích đúng nghĩa của tinh thần chay tịnh, người thực thi, giữ chay cần phải tránh xa tội lỗi, dục vọng bất chính như gương Chúa Giêsu “giữ chay ròng rã bốn mươi đêm ngày” (Mt 4: 2). Do vậy, chay tịnh theo tinh thần Kitô giáo không chỉ ở việc không ăn thịt loài máu nóng như bò, heo, gà, vịt…nhưng còn là hãm dẹp các đam mê hầu giúp ta dễ dàng, giúp gần gũi hơn cho việc đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Người viết xin liệt kê thêm một số những việc GIỮ chay nữa, tuy không buộc, hầu giúp chúng dễ dàng mở ra đối với hồng ân cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô:

ĂN CHAY: Ăn bớt đi một chút để cảm được cái đói, sự đòi hỏi của thân xác, vì có nhiều người vẫn đang bị đói triền miên. Bớt một món ăn, bớt một chai bia, bớt một ly cà-phê, bớt một điếu thuốc độc hại… Mỗi ngày, có thể dành dụm được chút tiền nho nhỏ, và khi Mùa Chay kết thúc, hãy dùng số tiền đó cho một công việc tông đồ, bác ái nào đấy.

NGỦ CHAY: Hãy bớt lang thang trên các trang mạng xã hội, chát chít bớt đi, những ngủ sớm để dậy sớm. Mỗi sáng, thay vì ngử nướng thêm 15 phút, hay dậy sớm tập thể dục, dành thời gian thinh lặng để cầu nguyện, tham dự thánh lễ sáng ở một nhà thờ nào thuận tiện.

ĐI CHAY: Lúc rảnh rỗi, không đi lang thang vào những nơi phương hại tâm hồn mình, để đỡ dịp phạm tội. Bớt đi lang thang vô định để đỡ tốn xăng, bớt ô nhiễm môi trường. Nếu có đi, hãy đến những nơi cần đi, đi đến những nơi tăng thêm tình liên đới như thăm người già cả, trẻ mô côi, thăm những người bạn, người thầy… lâu ngày chưa gặp.

LÀM CHAY: Tự nhủ hôm nay, mình sẽ hoàn thành công việc được giao, công việc đã đề ra, không đùn đẩy công phải làm cho người khác. Cố gắng làm những công việc nhỏ nhỏ không thích bằng trái tim lớn. Làm với tinh thần “tay phải làm không cho tay trái biết.”

NÓI CHAY: “Có thì nói có, không thì nói không, thêm điều đặt chuyện là do ma quỷ.” Chay là cố gắng nói tốt về người vắng mặt. Hơn nữa, cố gắng tìm những điểm tốt của người khác để nói về tha nhân, thay vì ưa chỉ trích.

CƯỜI CHAY: “Vui với người vui, khóc với người khóc.” Do vậy, cười chay là không cười xã giao, cười mỉa, cười khinh khỉnh, cười nham nhở, cười trên những nỗi đau của tha nhân… Trái lại, hãy cười một cách tự nhiên, cười để khuyến khích, cười vực dậy những ai quỵ ngã, nhất là cười với những người bất hoà để kiến tạo một thế giới tràn đầy niềm vui từ trong tâm hồn.

VIẾT CHAY: Nếu có viết một điều gì đó, như viết báo, nhật ký, email, đăng lên facebook… sẽ không viết với chủ đích tiêu cực, nhưng cố gắng viết với thái độ tích cực. Nếu phải viết để tìm kiếm CHÂN LÝ, nhưng tìm CHÂN LÝ ấy phải trong TÌNH YÊU và NHÂN ÁI, và không quên sứ vụ LOAN BÁO TIN MỪNG trong lời văn câu chữ được viết ra.

KHÓC CHAY: Bớt khóc lóc, than thân, trách phận về những khó khăn, nhưng oan khiên mình phải chịu. Hân hoan, vui tươi, tạ ơn Chúa vì Ngài đã dựng nên ta, chứ không để ta “hư không = không hiện hữu” đời đời (Hiện hữu hơn là hư vô).

NGHĨ CHAY: Khi những ý nghĩ, tư tưởng, hình ảnh… xấu xa, tiêu cực, mờ ám, tiêu cực.. nảy lên trong tâm trí thì hãy thay thế bằng những sáng kiến tích cực, theo đuổi những ý tưởng đem lại niềm vui, bình an cho mình, cho những người khác.

NGUYỆN CHAY: Hãy cầu nguyện với Thiên Chúa như là một ngôi vị, chứ không phải những thói quen, những luật lệ. Chay những hình thức bề ngoài, những ồn ào của thế gian, để dành riêng cho Thiên Chúa. Chay những lối mòn làm ta chai lỳ trước lời mời gọi của Thiên Chúa để dấn thân cho những Công Bằng, những Bất Công, nhưng oan khiên của tha nhân.

Nhiều thứ CHAY NỮA… mỗi người chúng ta có thể tự liệt kê. Tuy nhiên, hãy nhớ mục đích chính yếu của GIỮ CHAY là để ý thức rõ thân phận thọ tạo của mình, cần đến ơn cứu độ của Thiên Chúa. Giữ chay phải là dịp thuận tiện để ta mở ra cho ơn cứu độ của Thiên Chúa tuôn tràn trên cuộc đời của ta.

Suy Nghĩ và Hành Động: Đâu là điều tôi cảm thấy cần phải GIỮ chay nhất trong lúc này, hầu giúp tốt gần Chúa hơn? Đâu là những đam mê tôi cần phải từ bỏ, GIỮ CHAY lúc này? Tôi có kinh nghiệm gì khi bỏ đi một thứ làm cho tôi gắn bó, quyến luyến với các thụ tạo, mà tôi đã từ bỏ, từ đó giúp tôi gần Chúa hơn?

Fr. Quảng Trần, C.Ss.R.