25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 12)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 15)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 53)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 63)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 52)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 62)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 60)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 58)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

Thánh Thần Là Linh Hồn Của Truyền Giáo

17 Tháng Bảy 20176:02 SA(Xem: 3567)
hs10Thánh Thần Là Linh Hồn Của Truyền Giáo
Sao Chúng Ta Lại Không Chia Sẻ Kho Tàng Này

Chúng ta tin vào Đấng Phục Sinh, Đấng đã chiến thắng thần dữ và sự chết! Chúng ta hãy lấy can đảm “ra khỏi chính mình”, mang niềm vui và ánh sáng này đến tất cả mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta!

Sự phục sinh của Đức Kitô là sự thật lớn lao nhất của chúng ta. Người là kho tàng quí giá nhất của chúng ta!

Làm sao mà chúng ta không chia sẻ kho tàng này, sự thật này với những người khác?

Nó không chỉ thuộc về riêng chúng ta, nó phải được chia sẻ, được phân chia với người khác. Chứng từ của chúng ta một cách chắc chắn là thế.

Truyền Thụ Đức tin

Cha nhận được sự chúc phúc lớn lao vì lớn lên trong một gia đình ở đó đức tin được sống động bằng một hình thức thực hành đơn sơ.

Tuy nhiên, một cách đặc biệt chính bà nội của cha là người đã ảnh hưởng đến hành trình đức tin của cha. Bà là người đã nói, đã cắt nghĩa cho con cháu về Chúa Giêsu, và là người dậy giáo lý cho con cháu.

Cha nhớ mãi vào chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, bà đem con cháu đi rước nến, và kết thúc cuộc rước, đến phần “cuộc tử nạn của Đức Kitô”, bà bảo các cháu qùi xuống, và giải thích “Nhìn kìa, Người đã chết, nhưng ngày mai Người sẽ sống lại.”

Đó là cách mà cha đã tiếp nhận lời tuyên xưng Công Giáo đầu tiên từ nơi bà, từ bà nội của cha!

Điều này thật là tuyệt vời! Lời tuyên xưng đầu tiên tại nhà, ngay trong gia đình.

Và điều này khiến cha nghĩ về tình yêu của nhiều người mẹ, nhiều bà nội, bà ngoại trong việc truyền đạt đức tin. Họ là những người truyền thụ đức tin. Điều này cũng đã xẩy ra trong Giáo Hội tiên khởi nữa.

Thánh Phaolô đã nói với Timôthy: “Cha được nghe nhắc tới đức tin của mẹ con và bà của con” (x. 2 Timothy 1:5).

Tất cả các người mẹ, và tất cả các bà nội, bà ngoại đang ở đây nên nghĩ về điều này: truyền thụ đức tin!

ởi vì Thiên Chúa để bên cạnh chúng ta những người giúp đỡ chúng ta trên hành trình đức tin của chúng ta. Chúng ta không tìm thấy đức tin trong những gì trừu tượng.

Không! Luôn luôn cần một người giảng dậy, để nói với chúng ta Chúa Giêsu là ai, người truyền đạt đức tin cho chúng ta, và cho chúng ta lời công bố đầu tiên. Và đó là tại sao cha nhận được kinh nghiệm đầu tiên về đức tin.


Học Để Biết Ra Khỏi Chính Mình

Theo Chúa Giêsu có nghĩa là học để ra khỏi chính mình…

để đến và gặp gỡ những người khác, để đi tới những biên cương của đời sống,

để trở thành là người đầu tiên bước tới anh chị em của chúng ta,

đặc biệt, những người ở rất xa, những người bị quên lãng, những người đang rất cần được hiểu biết, ủi an, và giúp đỡ.

Đấy chính là những nhu cầu lớn lao cần mang đến sự hiện diện sống động của Chúa Giêsu, lòng thương xót, và chan hòa tình yêu.


Giảng Dậy Bằng Đời Sống Các Con

Tất cả chúng ta hãy nhớ rằng: người ta không thể công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu mà không có những chứng cớ có thể rờ mó được về đời sống người ấy. Những người quan sát chúng ta và lắng nghe chúng ta phải có thể nhìn thấy những hành động mà họ nghe từ môi miệng chúng ta để tôn vinh Thiên Chúa. Lúc này cha nghĩ đến một số lời khuyên mà Thánh Phansicô Assisi đã đưa ra cho các anh em của ngài: Khi cần dùng lời nói để rao giảng Phúc Âm.

Nhưng hãy rao giảng bằng đời sống, và việc làm chứng nhân của anh em.
 

Sức Mạnh Của Thiên Chúa Để Phúc-âm-hóa

Sứ vụ đang chờ chúng ta, dĩ nhiễn, cũng là một thách đố, nhưng với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, nó sẽ trở nên một thách đố hào hứng.

Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm về sự nghèo nàn, yếu kém của mình trong việc đem kho tàng Tin Mừng cao qúi đến cho thế giới, nhưng chúng ta cần thiết phải nhắc lại lời Thánh Phaolô: “Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa” (2 Cor 4:7). Nhờ đó, mà phải luôn luôn đem lại cho chúng ta sự can đảm: vì biết rằng sức mạnh của việc phúc-âm-hóa đến từ Thiên Chúa, rằng nó thuộc về Ngài. Chúng ta được kêu gọi để mở rộng lòng mình mỗi ngày một hơn cho tác động của Chúa Thánh Thần, để dâng lên Ngài sự sẵn sàng thật tâm trở thành khí cụ cho lòng thương xót của Thiên Chúa, của sự dịu dàng, của tình thương Ngài đối với từng người, đàn ông cũng như đàn bà, và đặc biệt đối với những người nghèo khó, những người bị bỏ rơi, và với những người bị thờ ơ, lãnh đạm.

Hơn nữa, với mỗi Kitô hữu, đối với toàn thể Giáo Hội, thì đây không phải là một sứ vụ tùy tiện, nó không phải là một sứ vụ tùy ý, nhưng là một sứ vụ căn bản. Như Thánh Phaolô nói, “Đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà là một sự cần thiết, bắt buộc tôi phải làm” (1 Cor 9:16). Ơn cứu độ của Thiên Chúa là cho mọi người.

 
Là Những Tông Đồ Của Tình Thương Thiên Chúa

Mỗi cá nhân Kitô hữu và mỗi cộng đoàn là một nhà truyền giáo đối với một lãnh vực mà họ đem đến cho những người khác, và sống Phúc Âm, và làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa với tất cả mọi người, đặc biệt, những ai đang gặp những khó khăn. Hãy là những tông đồ cho tình thương và sự dịu hiền của Thiên Chúa, tình thương và sự dịu dàng luôn luôn tha thứ cho chúng ta, luôn luôn chờ đợi chúng ta, và yêu thương chúng ta một cách tha thiết.
 

Đừng Ở Lại Trong Cái Chuồng

Đồng hành và đi theo Đức Kitô, hãy ở lại với Người,

đòi hỏi “ra khỏi con người của mình”, đòi hỏi chúng ta từ bỏ, ra khỏi chính mình,

khỏi cách thiếu sức sống của đời sống đức tin vốn đã trở thành tập quán,

khỏi cám dỗ muốn rút lui vào những dự án riêng tư của mình,

mà cuối cùng đóng kín tác động sáng tạo của Thiên Chúa.

Thiên Chúa đã đi ra ngoài chính mình để đến với chúng ta. Ngài dựng lều Ngài ở giữa chúng ta để đem cho chúng ta lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót cứu độ và ban niềm hy vọng.

Chúng ta sẽ không được thỏa mãn khi dừng lại ở trong cái chuồng với 99 con chiên nếu chúng ta muốn theo Ngài và ở lại với Ngài,

cả chúng ta nữa, phải “ra ngoài” với Ngài tìm con chiên lạc, con chiên mà nó đã đi lạc rất xa.

Hãy nhớ kỹ điều này: ra khỏi chính mình như Chúa Giêsu đã làm, như Thiên Chúa đã ra khỏi chính Ngài trong Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu đã ra khỏi chính mình vì chúng ta.


Thánh Thần Là Linh Hồn Của Truyền Giáo

Chúa Thánh Thần là linh hồn của truyền giáo. Biến cố xẩy ra ở Giêrusalem hơn hai ngàn năm trước không phải là những gì xa khỏi chúng ta. Đó là những biến cố ảnh hưởng trên chúng ta và trở thành một kinh nghiệm sống động trong mỗi người chúng ta. Lễ Ngũ Tuấn trên gian thượng phòng ở Giêrusalem là sự khởi đầu, một khởi đầu vẫn tồn tại. Chúa Thánh Thần là tặng ân tuyệt vời của Đức Kitô Phục Sinh ban cho các tông đồ của Người, và Người cũng muốn tặng ân này đến với mỗi người. Như chúng ta đã nghe trong Tin Mừng, Chúa Giêsu phán,

“Thầy sẽ xin Cha Thầy và Ngài sẽ ban cho anh em một Đấng An Ủi để ở với anh em mãi mãi” (x. Gioan 14:16).

Là Thánh Thần An Ủi, là đấng “Ủi An”, Đấng ban cho chúng ta ơn can đảm để bước đi trên các nẻo đường thế giới, đem theo Tin Mừng! Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nhìn về đường chân trời, và hướng dẫn chúng ta tới từng ngõ ngách ngoài kia để công bố đời sống trong Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta hãy tự hỏi mình, chúng ta muốn ở lại gần gũi trong chính mình, trong nhóm hội của mình, hoặc chúng ta để cho Chúa Thánh Thần mở rộng lòng mình cho công cuộc truyền giáo?
 

Chứng Nhân Mới Giá Trị!

Đức tin chỉ có thể được đề truyền đạt bằng chứng nhân và điều đó có nghĩa là tình yêu. Không phải bằng những tư tưởng của riêng chúng ta, mà bằng Tin Mừng, được sống thực trong đời sống chúng ta và được mang vào đời sống bên trong của chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần.

Đó là, và như nó đã là, một nối kết giữa chúng ta và Chúa Thánh Thần, và điều này hướng tới đời sống chứng nhân. Giáo Hội được bảo đảm bởi các thánh, các ngài là chính là những người mang chứng nhân này. Như Gioan Pholô II và Bênêđíctô XVI đã nói, thế giới hôm nay tùy thuộc nhu cầu lớn lao những chứng nhân,

 không phải nhiều những thầy dậy, mà là những nhân chứng.

Không phải nói nhiều, nhưng tốt hơn là nói bằng toàn bộ đời sống, sống một cách vững vàng, rất vững vàng đời sống của chúng ta!

Sự vững vàng này nghĩa là sống đời Kitô hữu như một cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu, một cuộc gặp gỡ đem ta đến với những người khác, không phải chỉ như nhãn hiệu xã hội.

Theo ngôn từ của xã hội - đó là chúng ta như thế nào - chúng ta là những Kitô hữu tự khép kín. Không! Không phải thế! Chứng nhân mới là những gì quan trọng!

 
Dấu Chứng Khiêm Tốn Nhỏ Bé Của Tôi Mới Là Vấn Đề

Chứng từ đức tin đến từ rất nhiều hình thức: cũng giống như một tấm bích họa lớn, bao gồm nhiều mầu sắc và bóng tối khác nhau, tuy nhiên, tất cả chúng đều rất quan trọng, ngay cả đối với những gì mà chúng không lộ diện.

Trong chương trình vỹ đại của Thiên Chúa, tất cả mọi chi tiết đều quan trọng, ngay cả của các con, ngay cả những chứng từ khiêm tốn nhỏ bé của cha,

ngay cả những chứng từ kín đáo của những người sống đức tin của họ với sự đơn sơ bằng những mối tương quan gia đình hàng ngày,

những liên hệ công ăn việc làm, bằng hữu.

 
Chúa Thánh Thần Ban Cho Chúng Ta Lời Để Nói

Ai mới chính là người hướng dẫn sức mạnh phúc-âm-hóa trong đời sống chúng ta và trong đời sống Giáo Hội?

Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết một cách rõ ràng: “Là Chúa Thánh Thần,

Đấng hôm nay, cũng như buổi đầu của Giáo Hội, hành động trong mỗi người phúc-âm-hóa, những người để cho mình bị chiếm đoạt và hướng dẫn bởi Ngài.

Chúa Thánh Thần đặt vào môi miệng họ những lời mà họ không thể tự mình có được, và cùng lúc, Chúa Thánh Thần soi sáng trong tâm hồn người nghe để họ được khai mở và đón nhận Tin Mừng và nước Trời được công bố” (Evangeli Nuntiandi, 75).

Vì thế, để phúc-âm-hóa một lần nữa cần chúng ta mở rộng lòng mình đến chân trời của Thần Trí Thiên Chúa, mà không sợ hãi về những gì Ngài đòi hỏi chúng ta hoặc ở đâu mà Ngài hướng dẫn chúng ta tới. Chúng ta hãy tín thác mình cho Ngài! Ngài sẽ giúp chúng ta có thể sống và mang lại dấu chứng đối với đức tin của chúng ta, và sẽ chiếu sáng tâm hồn những người mà chúng ta gặp gỡ.

 
Thánh Thần Dẫn Chúng Ta Bước Tới

Các nhà thần học trước đây thường nói rằng linh hồn là con thuyền buồm. Chúa Thánh Thần là luồng gió thổi căng những cánh buồm và hướng con thuyền về phía trước, và những luồng gió là những ân huệ của Thánh Thần.

Thiếu sự thúc đẩy và ân sủng của Ngài, chúng ta không thể tiến lên được.
Chúa Thánh Thần đem chúng ta vào mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống,
và giải thoát chúng ta khỏi sự đe dọa của một Giáo Hội mà tư tưởng dị giáo
và qui về mình, đã đóng kín chính nó.
Ngài thôi thúc chúng ta mở cửa và bước ra ngoài để công bố và làm nhân chứng cho Tin Mừng,
để truyền đạt niềm vui của đức tin, gặp gỡ Đức Kitô.

Phúc-âm-hóa Đem Lại Cho Chúng Ta Niềm Vui

(Trong ngày Lễ Ngũ Tuần), Phêrô được tràn đầy Chúa Thánh Thần và “đứng lên chung với mười một anh em, cất tiếng lên” và “một cách xác tín” (Acts 2:14, 29) công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu, Đấng đã thí mạng mình vì phần rỗi chúng ta, và Đấng mà Thiên Chúa đã cho sống lại từ cõi chết. Đây là một thành quả khác của hoạt động của Chúa Thánh Thần: can đảm để công bố tin vui của Phúc Âm của Chúa Giêsu cho mọi người, một cách xác tín (với parrhesia) bằng tiếng nói hùng hồn, ở mọi nơi, và mọi lúc.

Ngày nay nữa, điều này cũng xẩy ra cho Giáo Hội và cho mỗi người chúng ta: ngọn lửa Ngũ Tuần, từ tác động của Chúa Thánh Thần, phát ra cả một nghị lực mới cho sứ vụ, những phương cách mới để công bố sứ điệp cứu độ, can đảm mới cho công cuộc phúc-âm-hóa. Chúng ta đừng bao giờ đóng cửa lòng mình lại trước tác động này! Chúng ta hãy sống phúc âm một cách khiêm tốn và can trường!

Chúng ta hãy trở nên những nhân chứng cho những đổi mới, hy vọng, và vui mừng mà Chúa mang vào đời sống.

Chúng ta hãy cảm nghiệm trong mình “hoan lạc và niềm vui dịu dàng của phúc-âm-hóa” (Evangelii Nuntiandi, 80).

Bởi vì phúc-âm-hóa, công bố Chúa Giêsu, đem lại cho chúng ta vui mừng. Ngược lại, lòng tự tôn, tự đại khiến chúng ta phải buồn bã, đắng đót, và làm chúng ta bị căng thẳng. Phúc-âm-hóa nâng chúng ta lên.

 Chúng Ta Là Những Dụng Cụ Đơn Sơ Của Thiên Chúa

Điều hết sức cần thiết để tìm ra được những cách thức mới, những đường lối mới để bảo đảm rằng ân sủng của Thiên Chúa có thể động chạm đến tâm hồn của mỗi người đàn ông và đàn bà, và đem họ về với Ngài. Chúng ta tất cả đều là những dụng cụ đơn sơ nhưng quan trọng của Ngài. Chúng ta không lãnh nhận hồng ân đức tin để chôn dấu nhưng hơn thế là để loan truyền nó nhờ thế nó có thể chiếu tỏa tới một số đông đảo anh em của chúng ta trên hành trình của họ.
 
Khổ Nhục: Mức Độ Cao Nhất Của Nhân Chứng

Để loan báo Tin Mừng, đòi hỏi hai nhân đức căn bản: can đảm và bền chí [chấp nhận đau khổ]. Họ [những Kitô hữu đang chịu đau khổ] đang ở trong Giáo Hội “kiên trường”. Họ đau khổ, và ngày nay còn có nhiều vị tử đạo hơn trong những thế kỷ đầu của Giáo Hội. Nhiều những vị tử đạo hơn! Những người anh chị em của chúng ta! Họ đang chịu đau khổ! Họ thực hành niềm tin của họ ngay trong khổ nhục. Tuy nhiên, khổ nhục lại không bao giờ là một sự thất bại. Khổ nhục là mức độ cao nhất của chứng nhân mà chúng ta phải có.

Chúng ta đang đi trên đường khổ nhục, như những vị tử đạo nhỏ bé: hy sinh cái này, làm cái kia…

nhưng chúng ta đang trên con đường ấy. Và họ, những gì nhỏ mọn, họ cho đi đời sống họ, và họ làm thế vì tình yêu của Chúa Giêsu, làm nhân chứng cho Chúa Giêsu.

Lòng Nhiệt Thành Với Sứ Vụ

Khi cha còn đang học thần học, cha có viết cho bề trên cả [Superior] General [của Dòng Tên], lúc đó là Lm. Arrupe, xin ngài giới thiệu cha, sai cha đến Nhật hoặc một nơi nào đó. Tuy nhiên ngài đã suy nghĩ về điều đó rất lâu rồi nói với cha với sự hiền từ cao cả, “Nhưng vì thầy bị bệnh phổi, và điều này không tốt cho sự đòi hỏi của công việc như vậy,” và thế là cha ở lại Buenos Aires . Cha Arrupe quá tử tế bởi vì ngài không nói, “nhưng thầy không thánh thiện đủ để trở thành một nhà truyền giáo” - ngài tử tế, ngài khoan dung. Nó là mẫu mực của sứ vụ mà nó đã cho cha một quyết định rõ ràng là một tu sỹ dòng Tên: ra đi, ra đi tới các nơi truyền giáo và loan truyền Chúa Giêsu Kitô, và không bao giờ một cách nào đó khép kín trong những cách thế của chúng ta, mà chúng thường xuyên nhất thời. Đó là những gì đã thôi thúc cha.
(Còn tiếp)
TS Trần Mỹ Duyệt