Saturday, November 30, 20246:31 AM(View: 38)
Trong Mùa Tạ Ơn 2024 này, con nhìn lại cuộc đời 74 năm của con để nhìn thấy Bàn Tay Chúa an bài. Con cảm tạ Chúa vì con đã từng nhìn thấy những ơn lành mà Chúa ban cho con trong suốt cuộc đời của con.
Saturday, November 30, 20245:02 AM(View: 42)
1. Một người phụ nữ chia sẻ: Vợ chồng tôi là chủ của một tiệm làm móng tay (nails). Suốt ngày chúng tôi rất bận rộn với nhiều khách hàng và các thợ làm móng. Vì thế tôi đã phá thai đến 4 lần vì sợ rằng có con cái...
Thursday, November 28, 20242:24 PM(View: 49)
Ngày hôm nay tôi đọc được một tin rất buồn từ FB Catholic Saint of The Day như sau: Xin cầu nguyện cho linh
Thursday, November 28, 20241:55 PM(View: 45)
Hôm nay là Lễ Tạ Ơn. Buổi sáng vợ chồng tôi đến dự Lễ sớm vì biết hôm nay là Lễ của hai sắc dân Việt và Mỹ nên rất đông.
Thursday, November 28, 20241:14 PM(View: 53)
By: Susan Tassone Đức Mẹ Maria khi hiện ra tại làng Medjugorje đã từng nói về cây thánh giá trên núi Krizevac như sau:
Wednesday, November 27, 20249:15 PM(View: 50)
By: Susan Tassone Hai năm sau, cha Aladel đến gặp Đức Tổng Giám Mục de Quelen ở Paris và kể lại cho Đức Cha nghe những gì đã xẩy ra tại vùng Rue du Bac cũng ở tại Paria. Ngài nói rằng mề đay này hợp với những giáo huấn của Giáo Hội.
Wednesday, November 27, 20248:41 PM(View: 53)
By: Susan Tassone Vào năm 1830, nữ tu Catherine Laboure được Đức Mẹ Vô Nhiễm hiện ra và bảo vị nữ tu hãy cho đúc một mề đay huyền nhiệm và phân phát cho mọi người. Cuộc hiện ra đầu tiên là vào buổi tối trước lễ Thánh Vincent DePaul, đó là ngày 19 tháng 7.
Tuesday, November 26, 20248:44 PM(View: 58)
Trong một cuộc phỏng vấn của một nữ tu với bà Maria Simma ở nước Áo. Bà Simma nói rằng:
Sunday, November 24, 20249:30 PM(View: 60)
Một nữ tu chia sẻ: Trong Mùa Tạ Ơn này, chúng ta hãy cố gắng trong suốt một ngày gồm 24 tiếng đồng hồ thì sẽ ta sẽ không nói một lời than van và chê trách ai cả. Liệu chúng ta có làm được không?
Saturday, November 23, 20248:52 PM(View: 52)
Chỉ còn có mấy ngày nữa là đến ngày Tạ Ơn. Nhân dịp mùa lễ lớn này, chúng tôi xin kính chúc quý vị và gia đình có một mùa Tạ Ơn đầy tràn Ơn Thánh Chúa và một mùa lễ sum họp gia đình đầm ấm và hạnh phúc.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ BẢY TUẦN V THƯỜNG NIÊN MỒNG MỘT TẾT GIÁP THÌN : CẦU BÌNH AN NĂM MỚI https://www.youtube.com/watch?v=pziQbW_yGNY 5 Phút Lời Chúa - Thứ Bảy Tuần 5 Mùa Thường Niên. Chương Trình của TRUNG TÂM MỤC VỤ ĐA MINH Tại Houston, Texas. Hoa Kỳ Phụ Tỉnh Thánh VINH SƠN LIÊM DÒNG ĐA MINH. www.youtube.com SỐNG LỜI CHÚA GOSPEL :

Friday, February 9, 20249:19 PM(View: 202)

cg3LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ BẢY TUẦN V THƯỜNG NIÊN

MỒNG MỘT TẾT GIÁP THÌN : CẦU BÌNH AN NĂM MỚI

https://www.youtube.com/watch?v=pziQbW_yGNY

5 Phút Lời Chúa - Thứ Bảy Tuần 5 Mùa Thường Niên.
Chương Trình của TRUNG TÂM MỤC VỤ ĐA MINH Tại Houston, Texas. Hoa Kỳ Phụ Tỉnh Thánh VINH SƠN LIÊM DÒNG ĐA MINH.
www.youtube.com

SỐNG LỜI CHÚA

GOSPEL : Mt 5:43-48

CÁC BÀI ĐỌC : Mẫu 2

Ca nhập lễ : x. Dc 2,11-12

Tiết đông nay đã qua rồi,

mưa phùn lạnh lẽo ngừng rơi bên thềm.

Ngàn hoa rực rỡ vươn lên,

toả hương ngào ngạt khắp miền đồng quê.

Mùa vui hát lại trở về,

tiếng chim gáy đã vẳng nghe thôn làng.

Bài đọc 1 : Is 65,17-21

Này Ta sáng tạo trời mới đất mới.

Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.

17 Đức Chúa phán như sau :

“Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới,
không còn ai nhớ đến thuở ban đầu
và nhắc lại trong tâm trí nữa.
18Nhưng thiên hạ sẽ vui mừng và luôn mãi hỷ hoan
vì những gì chính Ta sáng tạo.
Phải, này đây Ta sẽ tạo Giê-ru-sa-lem nên nguồn hoan hỷ
và dân ở đó thành nỗi vui mừng.
19Vì Giê-ru-sa-lem, Ta sẽ hoan hỷ, vì dân Ta, Ta sẽ nhảy mừng.
Nơi đây, sẽ không còn nghe thấy tiếng than khóc kêu la.
20Nơi đây, sẽ không còn trẻ sơ sinh chết yểu
và người già tuổi thọ không tròn ;
vì trăm tuổi mà chết là chết trẻ,
và chưa tròn trăm tuổi mà chết là bị nguyền rủa.
21Người ta sẽ xây nhà và được ở,
sẽ trồng nho và được ăn trái.”

Đáp ca : Tv 29,2.5-6.11-12.13 (Đ. c.2a)


Đ. Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài, vì đã thương cứu vớt.

2Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài,
vì đã thương cứu vớt,
không để quân thù đắc chí nhạo cười con.


Đ. Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài, vì đã thương cứu vớt.

5Hỡi những kẻ tín trung,
hãy đàn ca mừng Chúa,
cảm tạ thánh danh Người.
6Người nổi giận, giận trong giây lát,
nhưng yêu thương, thương suốt cả đời.
Lệ có rơi khi màn đêm buông xuống,
hừng đông về đã vọng tiếng hò reo.


Đ. Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài, vì đã thương cứu vớt.

11Lạy Chúa, xin lắng nghe và xót thương con,
lạy Chúa, xin phù trì nâng đỡ.
12Khúc ai ca, Chúa đổi thành vũ điệu,
cởi áo sô, mặc cho con lễ phục huy hoàng.


Đ. Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài, vì đã thương cứu vớt.

13Vì thế, tâm hồn con ca ngợi Chúa,
và không hề nín lặng.
Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ,
xin tạ ơn Ngài mãi mãi ngàn thu.


Đ. Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài, vì đã thương cứu vớt.

Bài đọc 2 : Kh 21,1-6

Tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất.

Bài trích sách Khải huyền của thánh Gio-an tông đồ.

1 Tôi là Gio-an, tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa. 2 Và tôi thấy Thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. 3 Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to : “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. 4 Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết ; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất.”

5 Đấng ngự trên ngai phán : “Này đây Ta đổi mới mọi sự.” Người lại phán : “Ngươi hãy viết : Đây là những lời đáng tin cậy và chân thật.” 6 Người còn phán với tôi : “Xong cả rồi ! Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Khởi Nguyên và Tận Cùng. Chính Ta sẽ ban cho ai khát được uống nơi nguồn nước trường sinh, mà không phải trả tiền.

Tung hô Tin Mừng : 1 Ga 2,5

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Ai giữ lời Đức Ki-tô dạy, thì nơi kẻ ấy, tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mt 5,43-48

Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

43 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đã nghe Luật dạy rằng : Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. 44 Còn Thầy, Thầy bảo anh em : hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. 45 Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. 46 Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi ? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao ? 47 Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu ? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao ? 48 Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.

Ca hiệp lễ : Mt 28,20

Chúa nói : “Thầy ở cùng anh em

mọi ngày cho đến tận thế.”

SUY NIỆM-YÊU THƯƠNG

Giáo huấn yêu thương của Đức Giêsu có giá trị vượt thời gian. Và đó là mời gọi con người vượt qua mọi xúc cảm bình thường để có thể yêu như Người đã yêu; không chỉ là yêu người thân cân mà yêu cả kẻ thù. Chính vì tình yêu, Thiên Chúa cho con người được làm con Chúa nhưng con người phải nỗ lực, cố gắng cộng tác với ơn của Người để “nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện”.

Trong bài Tin Mừng hôm này, Đức Giêsu nói với các môn đệ về luật yêu thương. Yêu thương không chỉ là yêu người thân cận mà yêu cả kẻ thù. Đó là lời dạy khó thực hiện. Bởi bản tính con người rất khó để yêu kẻ thù, tha thứ và không trả thù đã là cao thượng lắm rồi.

Thế nhưng, Đức Giêsu lại đòi hỏi chúng ta phải bước cao hơn nữa lên đỉnh của sự hoàn thiện là yêu kẻ thù và cầu nguyện cho họ. Người đã xin Chúa Cha tha cho những người đã đóng đinh mình, nên Người muốn chúng ta giống Người, vì khi yêu thương thì sẽ được thương yêu và khi tha thứ tức là khi được thứ tha.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa xin cho chúng con cũng biết sẵn sàng tha thứ và cầu nguyện cho những người gây ra đau khổ cho chúng con, để mỗi ngày chúng con nên giống Chúa hơn. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

CÙNG NHAU CHÈO CHỐNG CON THUYỀN GIÁO HỘI

Tôi vẫn thường nói với các bạn trẻ về câu chuyện ẩn dụ liên quan đến Giáo hội:

Trên thế giới trước giờ có nhiều tôn giáo khác nhau. Mỗi tôn giáo như một chiếc thuyền. Từ bờ bên này (trong thế gian), qua bờ bên kia (sau cái chết), ai trong chúng ta cũng cần chiếc thuyền tôn giáo này. Ai cũng có tự do để bước lên một trong nhiều chiếc thuyền ấy. Bạn cũng có đủ thông tin và nhận xét của mình về chiếc thuyền. Hẳn nhiên chúng ta chỉ bước lên chiếc thuyền tốt nhất, tin tưởng và hy vọng nhất. (Xin đừng tự mình bơi sang bờ bên kia! Cười). Rất nhiều người đã chọn bước lên con thuyền Giáo hội Công giáo. Lý do? Thưa: “Giáo hội là bí tích phổ quát của ơn cứu độ và là bí tích biểu hiện sứ mạng của Đức Kitô và của Thánh Thần. Là bí tích, nghĩa là dấu hiệu và là dụng cụ của chính sự sống Thiên Chúa”[1]. Tôi cũng vậy. Hơn nữa tôi được sinh ra trên chiếc thuyền này.

1. Lịch sử của chiếc thuyền

Giáo hội được ví như Hiền Thê của Đức Giêsu. Điều này gợi lại mối tương quan mật thiết sống còn giữa Giáo hội và Thiên Chúa. Giáo hội không thể bỏ Thiên Chúa; và ngược lại, Thiên Chúa hẳn nhiên xem Giáo hội là thân thể của chính mình. Đức Kitô là “Đầu của thân thể, nghĩa là của Hội thánh.” (Cl 1,18). Hội thánh sống nhờ Người, trong Người và cho Người. Đức Kitô và Hội thánh tạo thành “Đức Kitô toàn thể” (thánh Augustinô). “Đầu và các chi thể làm nên cùng một con người huyền nhiệm” (Thánh Tôma Aquinô). Trong nghĩa này, Công Đồng Vatican II định nghĩa Giáo hội là một bí tích[2].

Ngoài ra, chúng ta vẫn quen gọi Giáo Hội vừa là Mẹ, vừa là Thầy. Các giáo phụ rất thích dùng hình ảnh này để diễn tả về vai trò của Giáo hội. Theo Thánh truyền này, lời mở đầu của Công Đồng Vatican II đã vang lên niềm vui của Mẹ Giáo Hội (Mater ecclesia). Sau đó, Đức Gioan XXIII đã khải triển chi tiết hơn trong thông điệp Mater et Magistra (15.5.1961). Cách đây không lâu, Đức Giáo hoàng Phanxicô gọi hình ảnh này là nét đẹp nhất của Giáo hội.

Một hình ảnh khác mà chúng ta đang bàn ở đây: Con thuyền (ship hoặc boat).

Con thuyền gợi lại cảnh ngày xưa Chúa Giêsu chọn gọi bốn môn đệ đầu tiên (Mt 4,18-22; Mc 1,16-20; Lc 5,1-8). Ngài bước lên một chiếc thuyền (πλοῖον) của ông Simon, người sau này là Giáo hoàng đầu tiên chèo chống con thuyền Giáo hội. Không ít lần Chúa bảo các môn đệ: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.” βάθος– chỗ nước sâu nghĩa là những nơi có nhiều cá, nhưng lắm hiểm nguy đòi hỏi các môn đệ phải can đảm. Kết quả của hành động này là: “Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới.” (Lc 5,1-11)

Các nhà chú giải Thánh Kinh cũng hiểu đoạn Kinh Thánh (Lc 5,1-11) liên hệ đến con thuyền của Giáo hội. Trên đó có Thiên Chúa như là thuyền trưởng, có thánh Phêrô như là người đại diện của Chúa để lèo lái con thuyền. Nơi đó cũng có các thành viên như là những người cùng nhau ra khơi để bắt cá. Từ Giáo hội sơ khai, con thuyền này được hiểu như “con thuyền cứu độ - the ship of salvation”[3].

Phải thừa nhận rằng hình ảnh con thuyền này bắt nguồn từ văn chương Hy Lạp và Rôma. Trong nền văn chương này, con thuyền thường tượng trưng cho nhà nước. Thông thường, việc ám chỉ nhà nước như một con thuyền được đưa ra để nhấn mạnh mối nguy hiểm mà nó phải đối mặt. Ngoài ra, thuyền còn liên hệ đến sự nguy hiểm của biển cả. Chẳng hạn vị vua trong thần thoại Hy Lạp, Oedipus trong tác phẩm Sophocles được thúc giục phải chịu trách nhiệm quản lý thành phố ‘bị bão tàn phá nặng nề đến nỗi không thể ngẩng đầu lên khỏi dưới vực sâu của biển giận dữ giết chóc’ (Sophocles, Oed. tyr. 20). Triết gia Plato cũng dùng hình ảnh con tàu để miêu tả nhà nước trong lập luận của ông rằng: con tàu này phải được cai trị bởi các nhà triết học. (Resp. 6.487d-488e).

Còn về văn chương Rôma, sử gia Dio Cassius cũng hiểu con thuyền nhà nước như là hình ảnh đoạn Kinh thánh trên đây[4]. Thực ra điều này không mới khi chúng ta nhớ lại văn chương Cựu ước: Con thuyền Nô-ê (St chương 6-9), thuyền của Giacóp (St chương 27-28). Trong văn chương Kitô giáo, con tàu Nô-ê là biểu tượng của sự phán xét và sự cứu rỗi sắp xảy ra. Trong đó, Đức Giêsu là Trưởng tử của mọi tạo vật (Rm 8,26-30). Chính Ngài thiết lập Giáo hội. Ngài tái sinh các thành viên nhờ nước, đức tin và thập giá[5]. Giáo phụ Tertullian cũng nói: Con tàu là hình ảnh của Giáo hội, trong đó Giáo hội bất an ‘trong biển’, nghĩa là trong thế giới, ‘bởi những làn sóng’, tức là bởi những cuộc bách hại và cám dỗ. Trên đó, đôi khi Thiên Chúa dường như ngủ yên, cho đến khi được đánh thức trong những phút cuối cùng bởi lời cầu nguyện của các vị thánh. Ngài điều khiển thế giới và khôi phục lại nền hòa bình.[6]

2. Con thuyền cần người đứng đầu

Chúng ta vẫn tự hào trong Chúa, vì con thuyền Giáo hội đã lướt qua biết bao sóng gió (Mt 8,23-27). Thành quả này một lần nữa cho thấy đây là công trình của Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu là thuyền trưởng. Đức Giáo hoàng là người đại diện để lắng nghe thuyền trưởng lèo lái con thuyền Giáo Hội. Nhìn về Giáo hội địa phương, chúng ta thấy các giám mục, linh mục cũng đang tiếp tục sứ mạng này. Nếu hiểu từng gia đình là con thuyền thu nhỏ của giáo hội, thì ông bà cha mẹ cũng có trách nhiệm lèo lái con thuyền đạo đức của gia đình mình.

Kể ra một vài cơ cấu như thế để cho thấy chúng ta đang cùng đi trên một con thuyền. Để thuyền ra khơi tốt, hẳn nhiên cần người đứng đầu. Nếu chúng ta lo lắng cho thuyền Giáo hội hiện nay, thì chính Thiên Chúa cũng đang lắng lo làm sao để Giáo hội của Ngài vượt qua được các sóng gió. Chúa vẫn luôn mời gọi các mục tử cộng tác, kêu gọi từng thành viên tham gia vào những công việc thú vị trên con thuyền này. Các công việc trong đời sống Giáo hội tưởng như riêng lẻ, nhưng khi đặt vào con thuyền Giáo hội, thì điều chúng ta đang làm sẽ có ý nghĩa. Đó là nét đẹp của tham gia, của sống đạo, của đời sống thiêng liêng.

Hoặc nói như nhà văn Hippolytus người Rôma xưa: “Biển là thế gian; Giáo hội, giống như một con tàu, bị dòng nước lắc lư, nhưng không bị nhấn chìm. Lý do là Giáo hội có một người lèo lái tài giỏi là Chúa Kitô”. Do đó, biểu tượng này thường được diễn tả trong nghệ thuật, ký hiệu, hoặc trang trí bên trong các nhà thờ Công giáo. Một con thuyền chứa nhiều người, tượng trưng cho các tín hữu trong Giáo hội, được Chúa Kitô lãnh đạo. Điều này nói lên sự đoàn kết và hỗ trợ tương tác giữa các thành viên của cộng đoàn trong hành trình đời sống đức tin.

Thực tế cho thấy nếu không tôn trọng người lái thuyền, chúng ta khó mà đi xa. Khi cùng cộng tác và lắng nghe thuyền trưởng, con thuyền đỡ sóng sánh, không bị lật thuyền hoặc gặp nguy hiểm. Chỉ trong tình trạng này, mỗi người chúng ta mới cảm thấy bình an và hạnh phúc lướt tiếp trên cuộc đời này.

3. Con thuyền Giáo hội

Cách đây nhiều năm, trong bài phỏng vấn Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, trong cuốn sách Muối Cho Đời, câu hỏi này đáng được quan tâm: “Dù vậy càng ngày càng có nhiều người tự hỏi không biết con thuyền Giáo hội có còn chạy được nữa không. Nó còn đáng cho mình bước lên?”. Đức Giáo Hoàng trả lời:

“Còn chạy và đáng bước lên, tôi tin chắc chắn như vậy. Đó là một con tàu dày dạn kinh nghiệm nhưng đồng thời lại rất trẻ. Nhất là chúng ta lại càng cần nó khi phải đối diện với tình thế hôm nay. Hãy thử tưởng tượng lấy con tàu đó ra khỏi bàn cân đối lực hiện tại thì ta sẽ thấy thế giới đổ vỡ ra sao và tinh thần nhân loại chao đảo như thế nào. Chúng ta cũng biết rằng, vì sự suy đồi của Giáo hội và Kitô giáo trong ba, bốn mươi năm qua mà thế giới đã phải chứng kiến bao cảnh đổ vỡ tinh thần, mất định hướng và tan hoang. Vì thế tôi dám nói: Nếu chưa có con tàu thì ta phải tạo ra nó. Nó đáp ứng nhu cầu sâu thẳm của con người; nó bám rễ sâu trong bản chất, nhu cầu và bổn phận của con người đến nỗi tôi tin rằng con người sẽ không mất đi những nguồn lực căn bản của mình, họ sẽ là sự bảo đảm cho con tàu không bị đắm chìm” [7].

Trong lời xác tín trên, chúng ta cùng nhau tin rằng:

- Giáo hội luôn tồn tại.

- Kinh Thánh là nền tảng, là động cơ để con thuyền Giáo hội chạy về phía trước, hướng về Thiên Chúa [8].

- Chính Thiên Chúa điều khiển con thuyền này. Bởi con thuyền Giáo hội không chỉ là của Chúa, nhưng còn là của tôi, của bạn và của chúng ta. Thiên Chúa nhất định không để cho nó chìm đâu!


- Nếu yêu Giáo hội, nghĩa là chúng ta cùng nhau chèo chống con thuyền này.


Với những lý do trên chúng ta biết niềm tin vào Thiên Chúa và Giáo hội là hợp lý và hợp tình. Lý do: Con thuyền Giáo Hội có động cơ vững mạnh là Lời Chúa, và sức sống bền bỉ là truyền thống thánh thiện. Là con Chúa, chúng ta hạnh phúc đang đi trên con thuyền Hội Thánh. Dù có sóng sánh đại dương hoặc khủng hoảng xảy ra, Thiên Chúa luôn biết cách hướng dẫn, chèo chống con thuyền của Ngài đến bến bờ hạnh phúc. Vì lý do này, chúng ta hoàn toàn có lý để Thiên Chúa dẫn đưa với Lời của Ngài.


Chúng ta khép lại đề tài rộng lớn này với lời nhận xét của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận: “Hội thánh có nhiều khuyết điểm và gương xấu, nhưng Hội thánh có lời hứa của Chúa. Hội Thánh là một phép lạ liên lỉ. Tuy nhiên, đừng vì thế mà phơi bày khuyết điểm và gương xấu cho mọi người. Cũng đừng vì đó mà tha hồ làm gương xấu, để Chúa làm phép lạ mỗi ngày” [9]. Để tránh làm gương xấu, Lời Chúa có thể giúp chúng ta nêu gương tốt. Để nhận ra phép lạ, chúng ta cứ nhìn bằng cặp mắt đức tin. Để sống hạnh phúc, ước gì chúng ta đón nhận Giáo hội như là “bảo bối” để tiến về phía trước.


Tạm kết


Các nhà truyền giáo đã đưa con thuyền Giáo hội vươn đến mảnh đất con rồng cháu tiên từ thế kỷ 17 (1615). Ông cha ta đã bước lên con thuyền này. Hơn nữa, cùng với Giáo hội hoàn vũ, Giáo hội Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục lèo lái con thuyền này vượt biển khơi. Trên con thuyền này luôn có Tin mừng, có Thiên Chúa và chúng ta có nhau. Theo đó, chúng ta không chỉ được cứu độ, nhưng còn giúp người khác có thể bước lên con tàu này.


Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ.


size=0 width="33%">

[1] Xem GLHTCG số 738 và 932

[2] https://catechesis.net/ban-tinh-cua-giao-hoi-giao-hoi-la-mot-bi-tich/

[3] https://orthochristian.com/93292.html

[4] Dio Cassius, Roman History, Volume VI: Books 51–55 (trans. Earnest Cary and Herbert B. Foster; LCL, 83; Cambridge, MA: Harvard University Press, 1917).

[5] Justin Martyr, Dialogus cum Tryphone (trans. Thomas B. Falls; Washington, DC: Catholic University of America Press, 2003). See also 1 Apol. 55 where Justin mentions the ship among other cruciform symbols.

[6] Tertullian, De baptismo, in Alexander Roberts, James Donaldson, and Arthur Cleveland Coxe (eds.), The Ante-Nicene Fathers, Volume 3 (trans. S. Thelwall; Buffalo: Christian Literature Publishing, 1885), p. 669.

[7] Ratzinger, Joseph Benediktus XVI, Muối Cho Đời, (Người dịch: Phạm Hồng Lam và Trần Hoành), 1996, tr 9.

[8] Đọc thêm: https://www.vatican.va/news_services/press/sinodo/documents/bollettino_25_xiii-ordinaria-2012/02_inglese/b04_02.html

[9] Đường Hy Vọng số 264