Monday, January 13, 20259:34 PM(View: 11)
Nguồn: Spirit of Medjugorje Bà June Klins kể một cảm nghiệm của cha linh hướng Ray Donohue như sau: “Vào ngày 5 tháng 2 hàng năm, chúng ta mừng ngày lễ Thánh Agatha. Bà là một vị thánh đồng trinh và là vị thánh tử đạo. Vì thế chúng ta hãy cầu nguyện xin bà Thánh bảo vệ chúng ta khỏi nạn lửa cháy.
Monday, January 13, 20256:21 AM(View: 28)
Nguồn: Spiritdaily.com Hãy chúc lành cho ngôi nhà của mình vào dịp Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa 2025. Theo truyền thống thì vào Ngày Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa thì người Công Giáo chúc phúc cho căn nhà của mình bằng cách viết tắt các chữ C, M và B cùng với năm mới (2025) ở trên nơi cao của các cánh cửa chính của nhà mình.
Monday, January 13, 20255:55 AM(View: 25)
Gần đây, qua những vụ cháy lớn ở thành phố Los Angeles thì người ta nói nhiều về những lời cầu nguyện truyền thống về sự chúc lành cho các ngôi nhà bằng lời chúc lành Epiphany. (Chúa Giêsu chịu phép rửa)
Sunday, January 12, 20255:46 PM(View: 33)
Nguồn: Spiritdaily.com Câu chuyện của ông Ernest Shackleton về hiện tượng Người Thứ Ba đã gây nguồn cảm hứng cho thi sĩ T. S. Eliot.
Sunday, January 12, 20255:03 PM(View: 29)
Nguồn: Spiritdaily.com Lịch sử cho thấy khi người ta ở trong một hoàn cảnh khó khăn nhất thì người ta thường có cảm tưởng là có một sự hiện diện vô hình đã dẫn dắt họ tới với sự an toàn...
Saturday, January 11, 20259:47 PM(View: 47)
Suốt gần một tuần nay, vợ chồng tôi hồi hộp theo dõi những cảnh hoả hoạn và những câu chuyện mất nhà, mất mạng của các cư dân thành phố Los Angeles. Lúc này khi tôi đang viết bài này thì gió Santa Ana vẫn còn thổi mạnh. Gió rít lên qua những cánh cửa đóng kính của nhà tôi. Tôi đã thấy những cảnh hoả hoạn xẩy ra hầu như hàng năm nhưng năm nay,
Saturday, January 11, 20259:28 PM(View: 54)
Gần một tuần nay có loại gió mà người ta gọi là Devil Wind hay là Santa Ana Wind. Loại gió này thổi rất mạnh mỗi năm ở vùng miền Nam California.
Saturday, January 11, 20252:40 PM(View: 36)
Cũng như thân sinh, các anh chị em của mình, Kosh Dahal là giáo sĩ hindu ở Kathmandu. Ông ở đẳng cấp cao trong xã hội. Công ăn việc làm của ông thịnh vượng. Nhưng tâm hồn của ông không được bình an.
Thursday, January 9, 20258:48 PM(View: 49)
Nguồn: Spiritdaily.com Một trong những điều bí mật xẩy ra ở linh địa Fatima đã cho thấy rằng chính Đức Mẹ Maria đã dập tắt ngọn lửa mà Thiên Thần được lệnh ném xuống thế gian.
Thursday, January 9, 20258:30 PM(View: 59)
Nguồn: Spiritdaily.com

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ TƯ TUẦN V PHỤC SINH Thánh Giuse thợ. Wednesday of the Fifth Week of Easter https://www.youtube.com/watch?v=Jmk_LsufFJw 5 Phút Lời Chúa - Thứ Tư Tuần 5 Mùa Phục Sinh. Chương Trình của TRUNG TÂM MỤC VỤ ĐA MINH Tại Houston, Texas. Hoa Kỳ Phụ Tỉnh Thánh VINH SƠN LIÊM DÒNG ĐA MINH

Tuesday, April 30, 20247:26 PM(View: 159)

chuachanchienLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ TƯ TUẦN V PHỤC SINH

Thánh Giuse thợ.

Wednesday of the Fifth Week of Easter
https://www.youtube.com/watch?v=Jmk_LsufFJw

5 Phút Lời Chúa - Thứ Tư Tuần 5 Mùa Phục Sinh.

Chương Trình của TRUNG TÂM MỤC VỤ ĐA MINH Tại Houston, Texas. Hoa Kỳ Phụ Tỉnh Thánh VINH SƠN LIÊM DÒNG ĐA MINH.
www.youtube.com


SỐNG LỜI CHÚA

CÁC BÀI ĐỌC :

Ca nhập lễ : Tv 70,8.23


Lạy Chúa,

xin cho miệng con đầy lời tán tụng Chúa,

để con cất tiếng ca.

Miệng con sẽ reo mừng hớn hỏ,

khi con hát khen Ngài. Ha-lê-lui-a.


Bài đọc 1 : Cv 15,1-6

Người ta quyết định cử ông Phao-lô, ông Ba-na-ba lên Giê-ru-sa-lem gặp các Tông Đồ và các kỳ mục, để bàn về vấn đề đang tranh luận

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.


1 Hồi ấy, có những người từ miền Giu-đê đến An-ti-ô-khi-a dạy các anh em rằng : “Nếu anh em không chịu phép cắt bì theo tục lệ Mô-sê, thì anh em không thể được cứu độ.” 2 Ông Phao-lô và ông Ba-na-ba chống đối và tranh luận khá gay go với họ. Người ta bèn quyết định cử ông Phao-lô, ông Ba-na-ba và một vài người khác lên Giê-ru-sa-lem gặp các Tông Đồ và các kỳ mục, để bàn về vấn đề đang tranh luận này.


3 Các ông được Hội Thánh tiễn đưa. Khi đi qua miền Phê-ni-xi và miền Sa-ma-ri, các ông tường thuật việc các dân ngoại đã trở lại với Thiên Chúa, khiến tất cả các anh em rất đỗi vui mừng. 4 Tới Giê-ru-sa-lem, các ông được Hội Thánh, các Tông Đồ và kỳ mục tiếp đón, và các ông kể lại tất cả những gì Thiên Chúa đã cùng làm với các ông.


5 Có những người thuộc phái Pha-ri-sêu đã trở thành tín hữu, bấy giờ đứng ra nói rằng : “Phải làm phép cắt bì cho người ngoại và truyền cho họ giữ luật Mô-sê.” 6 Các Tông Đồ và các kỳ mục bèn họp nhau để xem xét vụ này.


Đáp ca : Tv 121,1-2.3-4a.4b-5 (Đ. x. c.1)


Đ. Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa.

1Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi :
“Ta cùng trẩy lên đền thánh Chúa !”
Và giờ đây, Giê-ru-sa-lem hỡi,
2cửa nội thành, ta đã dừng chân.


Đ. Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa.
3Giê-ru-sa-lem khác nào đô thị
được xây nên một khối vẹn toàn.
4aTừng chi tộc, chi tộc của Chúa,
trẩy hội lên đền ở nơi đây.


Đ. Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa.
4bĐể danh Chúa, họ cùng xưng tụng,
như lệnh đã truyền cho Ít-ra-en.
5Cũng nơi đó, đặt ngai xét xử,
ngai vàng của vương triều Đa-vít.


Đ. Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa.
Tung hô Tin Mừng : x. Ga 15,4a.5b

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Ai ở lại trong Thầy, thì sinh nhiều hoa trái.” Ha-lê-lui-a.


Tin Mừng : Ga 15,1-8

Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.


1 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. 2 Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi ; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. 3 Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. 4 Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.

5 “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. 6 Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. 7 Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. 8 Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là : Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.”

Ca hiệp lễ

Chúa đã sống lại và toả sáng trên chúng ta,

cứu chuộc chúng ta bằng Máu Thánh của Người. Ha-lê-lui-a.

SUY NIỆM-NIỀM TIN CÓ MỘT THẾ GIỚI VÔ HÌNH

Phần lớn những đoạn Tin Mừng về thánh Giuse cho chúng ta thấy được những phẩm tính cao quý mà Thiên Chúa ban cho Thánh Cả, giúp ngài trở thành đấng dưỡng phụ của Đức Giêsu. Trong một khía cạnh khác, đoạn Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết công việc mà Thánh Cả đã làm để nuôi sống gia đình Thánh.


Thánh nhân, dù xuất thân từ dòng dõi vua Đavít nhưng đã dùng đôi bàn tay của mình để lao tác như bao người khác. Qua giá trị của lao động, thánh Giuse đã làm cho con người Đức Giêsu được lớn lên, trưởng thành. Đối với công việc của con người chúng ta ngày hôm nay cũng vậy. Qua lao động, chúng ta cũng để Thiên Chúa được lớn lên trong tâm hồn mình. Vì lao động không chỉ là việc giải quyết miếng cơm manh áo nhưng còn là để tôn vinh Thiên Chúa, là để chia sẻ trách nhiệm với gia đình, xã hội, chia sẻ thành quả lao động cho tha nhân.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết noi gương Thánh Cả Giuse, luôn hướng về sự sống vĩnh cửu để luôn trung tín với Chúa, biết sống công chính, sống cho thật tử tế ở đời này. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Thánh Giuse lao động


1. Ghi nhận lịch sử – Phụng Vụ


Lễ này đã được Đức Giáo Hoàng Piô XII thiết lập năm 1955 và được ấn định vào ngày 1 tháng 5 để mang lại cho lao động một chiều kích Kitô-giáo. Thật vậy, khuôn mặt thánh Giuse, người thợ mộc ở Nagiarét, đã kỳ diệu góp phần giúp chúng ta hiểu được giá trị và sự cao cả của giới lao động. Từ Hy-lạp Tectôn được dịch là “thợ mộc” gán cho Giuse có lẽ chỉ định người thợ mộc, thợ đá hoặc thợ kim loại và cũng có thể là thợ xây dựng nhà cửa.


Do truyền thống gia đình, chắc chắn Đức Giêsu đã được hướng dẫn để làm nghề này. Vì thế, chúng ta đọc trong Tin Mừng của Marcô: (Đức Giêsu) không phải là bác thợ, con Bà Maria sao ? (Mc 6,3). Đối với người Do Thái thuộc thời soạn thảo Kinh thánh, công việc tay chân cũng thánh thiêng, đối với các Rabbi hay các tư tế cũng thế. Các Rabbi bình giảng sách Giảng viên cũng nói: “Con hãy lo cho mình có được một nghề nghiệp, song song với việc học hỏi lẽ khôn ngoan”. Thế rồi, không những hành nghề mà thôi, song còn phải truyền nghề cho con cái vì như sách Talmud đã chép: “Kẻ nào không dạy nghề tay chân cho con mình, kẻ đó như thể cướp mất sự nghiệp sinh tồn của con cái”. Sách này còn nhấn mạnh đến tính chất thánh thiêng và giá trị của công việc tay chân: “Người thợ, trong lúc lao động, không buộc đứng dậy tiếp bậc kinh sư cho dù là vị cao trọng nhất… Kẻ nào giúp ích cho người đồng loại bằng sức lao động của mình thì cao trọng hơn người học biết Thiên Chúa… Kẻ nào nuôi sống mình bằng sức lao động thì cao trọng hơn người vô công rỗi nghề, chỉ biết giam mình trong các tâm tình đạo đức …”


2. Thông điệp và tính thời sự


a. Lời nguyện trong Thánh lễ gợi cho chúng ta “Gương thánh Giuse”, được Tin mừng gọi là “người thợ mộc” (Mt 13,55). Truyền thống cho thấy ngài sống thân tình với Đức Maria, hôn thê của mình và với trẻ Giêsu, chính Người cũng được gọi là “bác thợ mộc” (Mc 6,3). Như thế cả ba vị đều tôn vinh Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ; Người muốn con người lao động để tôn vinh Người và tiếp tục công trình sáng tạo của Người (lời nguyện nhập lễ).


b. Bài đọc – Kinh sách, trích Vaticanô II (Hội thánh trong thế giới ngày nay) làm nổi bật ý nghĩa Kitô giáo trong các sinh hoạt của con người. “Nổ lực này đáp ứng với ý định của Thiên Chúa… Điều ấy cũng bao gồm các sinh hoạt thông thường nhất. Vì con người, nam cũng như nữ, khi nuôi sống mình và gia đình, đều phải hoạt động phục vụ xã hội. Họ có quyền nghĩ rằng sức lao động của họ mở mang công cuộc của Đấng tạo hóa và mang lại hạnh phúc cho các anh chị em, cũng như khả năng riêng của mỗi người, cũng góp phần kiện toàn kế hoạch của Thiên Chúa trong lịch sử”. Nơi khác, cũng Hiến chế này ghi nhận: “Nhờ việc làm của mình dâng lên Thiên Chúa, con người cộng tác vào chính công cuộc cứu rỗi của Đức Giêsu Kitô, Đấng đã nâng cao giá trị của việc làm khi Người làm việc với chính hai bàn tay của mình tại Nagiarét. Do đó, mỗi người có bổn phận phải trung thành làm việc và cũng có quyền làm việc nữa” (Vaticanô II: LG 67,2).


Enzo Lodi

https://www.tonggiaophanhanoi.org