Saturday, November 30, 20246:31 AM(View: 40)
Trong Mùa Tạ Ơn 2024 này, con nhìn lại cuộc đời 74 năm của con để nhìn thấy Bàn Tay Chúa an bài. Con cảm tạ Chúa vì con đã từng nhìn thấy những ơn lành mà Chúa ban cho con trong suốt cuộc đời của con.
Saturday, November 30, 20245:02 AM(View: 42)
1. Một người phụ nữ chia sẻ: Vợ chồng tôi là chủ của một tiệm làm móng tay (nails). Suốt ngày chúng tôi rất bận rộn với nhiều khách hàng và các thợ làm móng. Vì thế tôi đã phá thai đến 4 lần vì sợ rằng có con cái...
Thursday, November 28, 20242:24 PM(View: 52)
Ngày hôm nay tôi đọc được một tin rất buồn từ FB Catholic Saint of The Day như sau: Xin cầu nguyện cho linh
Thursday, November 28, 20241:55 PM(View: 46)
Hôm nay là Lễ Tạ Ơn. Buổi sáng vợ chồng tôi đến dự Lễ sớm vì biết hôm nay là Lễ của hai sắc dân Việt và Mỹ nên rất đông.
Thursday, November 28, 20241:14 PM(View: 54)
By: Susan Tassone Đức Mẹ Maria khi hiện ra tại làng Medjugorje đã từng nói về cây thánh giá trên núi Krizevac như sau:
Wednesday, November 27, 20249:15 PM(View: 50)
By: Susan Tassone Hai năm sau, cha Aladel đến gặp Đức Tổng Giám Mục de Quelen ở Paris và kể lại cho Đức Cha nghe những gì đã xẩy ra tại vùng Rue du Bac cũng ở tại Paria. Ngài nói rằng mề đay này hợp với những giáo huấn của Giáo Hội.
Wednesday, November 27, 20248:41 PM(View: 53)
By: Susan Tassone Vào năm 1830, nữ tu Catherine Laboure được Đức Mẹ Vô Nhiễm hiện ra và bảo vị nữ tu hãy cho đúc một mề đay huyền nhiệm và phân phát cho mọi người. Cuộc hiện ra đầu tiên là vào buổi tối trước lễ Thánh Vincent DePaul, đó là ngày 19 tháng 7.
Tuesday, November 26, 20248:44 PM(View: 58)
Trong một cuộc phỏng vấn của một nữ tu với bà Maria Simma ở nước Áo. Bà Simma nói rằng:
Sunday, November 24, 20249:30 PM(View: 60)
Một nữ tu chia sẻ: Trong Mùa Tạ Ơn này, chúng ta hãy cố gắng trong suốt một ngày gồm 24 tiếng đồng hồ thì sẽ ta sẽ không nói một lời than van và chê trách ai cả. Liệu chúng ta có làm được không?
Saturday, November 23, 20248:52 PM(View: 52)
Chỉ còn có mấy ngày nữa là đến ngày Tạ Ơn. Nhân dịp mùa lễ lớn này, chúng tôi xin kính chúc quý vị và gia đình có một mùa Tạ Ơn đầy tràn Ơn Thánh Chúa và một mùa lễ sum họp gia đình đầm ấm và hạnh phúc.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA CÁC BÀI ĐỌC : Ca nhập lễ

Saturday, September 21, 20248:49 PM(View: 76)

cg71LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

CÁC BÀI ĐỌC :

Ca nhập lễ

Chúa phán : “Ta là Đấng cứu độ dân Ta,

trong mọi cơn gian nan thử thách,

nếu chúng kêu cầu Ta,

Ta sẽ thương nhận lời,

và cho đến muôn đời muôn thuở,

Ta sẽ là Chúa Trời của chúng.”


Bài đọc 1 : Kn 2,12.17-20

Nào ta kết án cho nó chết nhục nhã.

Bài trích sách Khôn ngoan.


12 Phường vô đạo lên tiếng nói :

“Ta hãy gài bẫy hại tên công chính,
vì nó chỉ làm vướng chân ta,
nó chống lại các việc ta làm,
trách ta vi phạm lề luật,
và tố cáo ta không tuân hành lễ giáo.
17Ta hãy coi những lời nó nói có thật không,
và nghiệm xem kết cục đời nó sẽ thế nào.
18Nếu tên công chính là con Thiên Chúa,
hẳn Người sẽ phù hộ và cứu nó khỏi tay địch thù.
19Ta hãy hạ nhục và tra tấn nó,
để biết nó hiền hoà làm sao,
và thử xem nó nhẫn nhục đến mức nào.
20Nào ta kết án cho nó chết nhục nhã,
vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm.”


Đáp ca : Tv 53,3-4.5.6 và 8 (Đ. c.6b)


Đ. Lạy Chúa, thân con đây, Chúa hằng nâng đỡ.

3Lạy Thiên Chúa, xin dùng uy danh mà cứu độ,
lấy quyền năng Ngài mà xử cho con.
4Lạy Thiên Chúa, xin nghe con nguyện cầu,
lắng tai nghe lời con thưa gửi.


Đ. Lạy Chúa, thân con đây, Chúa hằng nâng đỡ.

5Phường kiêu ngạo nổi lên chống đối,
bọn hung tàn tìm hại mạng sống con,
chúng không kể gì đến Thiên Chúa.


Đ. Lạy Chúa, thân con đây, Chúa hằng nâng đỡ.

6Có Thiên Chúa phù trì,
thân con đây, Chúa hằng nâng đỡ.
8Con tự nguyện dâng Ngài lễ tế,
lạy Chúa, con xưng tụng danh Ngài,
thật danh Ngài thiện hảo.


Đ. Lạy Chúa, thân con đây, Chúa hằng nâng đỡ.


Bài đọc 2 : Gc 3,16 - 4,3

Người xây dựng hoà bình thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hoà bình, là cuộc đời công chính.

Bài trích thư của thánh Gia-cô-bê tông đồ.


3 16 Anh em thân mến, ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa. 17 Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình. 18 Người xây dựng hoà bình thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hoà bình, là cuộc đời công chính.

4 1 Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em ? Chẳng phải là bởi chính những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em đó sao ? 2 Thật vậy, anh em ham muốn mà không có, nên anh em chém giết ; anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau. Anh em không có, là vì anh em không xin ; 3 anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc.

Tung hô Tin Mừng : x. 2 Tx 2,14

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Thiên Chúa đã dùng Tin Mừng mà kêu gọi chúng ta, để chúng ta được hưởng vinh quang của Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mc 9,30-37

Con Người sẽ bị nộp. Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải phục vụ mọi người.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.


30 Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn cho ai biết, 31 vì Người đang dạy các môn đệ rằng : “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.” 32 Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.

33 Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông : “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy ?” 34 Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. 35 Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói : “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” 36 Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói : 37 “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy ; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.”

Ca hiệp lễ : Tv 118,4-5

Lạy Chúa, Ngài đã ban huấn lệnh,

truyền chúng con tuân giữ vẹn toàn.

Ước mong sao con hằng vững bước

theo thánh chỉ Ngài ban.

SUY NIỆM

NGƯỜI LỚN HƠN CẢ

Đại thi hào R. Tagore có một lý tưởng cao đẹp về cuộc sống đáng để mọi người suy gẫm. Ông nói: “Khi tôi ngủ, tôi mơ rằng cuộc đời là niềm vui. Lúc thức dậy, tôi thấy rằng cuộc đời là phục vụ. Khi phục vụ, tôi thấy rằng phục vụ là niềm vui”.

Trong đoạn Tin Mừng, khi Đức Giêsu loan báo cuộc Thương khó và Phục sinh lần thứ hai, các môn đệ chẳng những không hiểu mà còn tranh luận với nhau xem ai là người lớn hơn cả. Đức Giêsu trả lời các môn đệ bằng một nguyên lý đảo ngược của Tin Mừng: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”. Người đã sửa đổi quan niệm sai lầm và chỉ ra hướng đi đích thực của người môn đệ Đức Giêsu. Nếu như điều bận tâm của các môn đệ đi ngược lại với lời tiên báo về cuộc Thương khó, thì Đức Giêsu đã mặc khải dần con đường thập giá mà chính Người sẽ bước đi và mời gọi các môn đệ cùng bước theo.

Trong xã hội, ai chẳng muốn bản thân được đề cao, kính trọng, được người khác phục vụ. Thế nhưng, những cao vọng hàm ẩn trong đó tham vọng quyền lực thống trị thay vì phục vụ mọi người thì không phải là của người lớn hơn cả. Đức Giêsu định nghĩa người lớn hơn cả là người phục vụ mọi người trong niềm vui hân hoan. Con đường theo Đức Giêsu là con đường thập giá, con đường cứu giúp những người thấp cổ bé họng, nghèo đói, bệnh tật. Phục vụ những người này là phục vụ chính Đức Giêsu. Đó là dấu chỉ của những người đứng đầu trong vương quốc của Đức Giêsu.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết chọn và bước trên đường hẹp Tin Mừng vì đó là đường đưa đến sự sống đích thực. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

GIÁO DỤC KITÔ GIÁO THEO ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển tư tưởng giáo dục Kitô giáo. Ngài không chỉ giới hạn việc giảng dạy trong phạm vi học thuật mà còn nhấn mạnh sâu sắc đến yếu tố thiêng liêng, giá trị nhân văn, và mối quan hệ giữa con người với Thiên Chúa và tha nhân.

Tôi đang làm việc trong trường Dòng Tên. Trong những ưu tư về giới trẻ, tôi thấy nền giáo dục có thể là chìa khóa để mở cánh cửa tương lai cho nhiều người. Trong ưu tư đó, tôi đọc được bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng gần đây về giáo dục[1].

Giáo dục Kitô giáo từ lâu đã được coi là một hành trình đào tạo con người toàn diện, không chỉ về mặt kiến thức mà còn về thiêng liêng, đức hạnh và nhân cách. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, với tinh thần của một tu sĩ Dòng Tên và vai trò lãnh đạo tối cao của Giáo hội, đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển tư tưởng giáo dục Kitô giáo. Ngài không chỉ giới hạn việc giảng dạy trong phạm vi học thuật mà còn nhấn mạnh sâu sắc đến yếu tố thiêng liêng, giá trị nhân văn, và mối quan hệ giữa con người với Thiên Chúa và tha nhân.

Trong bài phát biểu trước các nhà giáo dục Công giáo và các trường học thuộc Dòng Tên, Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi một nền giáo dục toàn diện, với trọng tâm là Chúa Giêsu và sự phục vụ xã hội. Điều này, theo Ngài, không chỉ là một phương pháp giáo dục, mà còn là một sứ mạng thiêng liêng của Giáo hội. “Giáo dục không chỉ là việc truyền tải kiến thức mà còn là sự hình thành toàn diện con người – về trí tuệ, tình cảm, nhân bản và thiêng liêng” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô). Giáo dục toàn diện là mục tiêu lớn mà nền giáo dục Kitô giáo phải hướng tới.

1. Giáo dục và sứ mạng truyền giáo

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là vai trò truyền giáo của giáo dục. Ngài không chỉ coi giáo dục là một hoạt động tách biệt khỏi sứ mạng của Giáo hội; mà ngược lại, giáo dục chính là công cụ mạnh mẽ để loan báo Tin Mừng, giúp đưa con người đến gần với Thiên Chúa hơn. Trong buổi gặp gỡ với các nhà giáo dục Công giáo, Ngài đã khẳng định: “Giáo dục Công giáo có tiềm năng truyền giáo vô cùng lớn. Nó không chỉ đào tạo kiến thức mà còn đưa học sinh vào hành trình tâm linh, nơi họ có thể tìm thấy Chúa Giêsu trong từng bước đi của cuộc đời.”

Hệ thống giáo dục Công giáo, đặc biệt là các trường học thuộc Dòng Tên, từ lâu đã nổi bật trong việc kết hợp hài hòa giữa học thuật và đức tin. Đây không phải là sự kết hợp ngẫu nhiên mà là một sự hội tụ có chủ ý, nhằm đưa học sinh đến gần với sứ điệp Tin Mừng qua việc học và trải nghiệm đời sống đức tin. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh: “Giáo dục Công giáo phải giúp học sinh hiểu rằng tri thức không chỉ là mục tiêu tự thân mà là công cụ để họ có thể phục vụ người khác và trở thành những người kiến tạo hòa bình và công lý.”

Sự kết hợp giữa học thuật và đức tin không chỉ là một phương tiện đào tạo học sinh toàn diện mà còn là một phần của sứ mạng truyền giáo của Giáo hội. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhiều lần nhấn mạnh rằng giáo dục Kitô giáo không chỉ đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai mà còn phải truyền tải các giá trị của Phúc Âm đến các thế hệ trẻ, giúp họ không chỉ là những người thành đạt mà còn là những người sống theo các nguyên tắc Kitô giáo. Ngài khẳng định: “Giáo dục Kitô giáo phải là nơi mà học sinh không chỉ học để thành công trong cuộc sống, mà còn để phục vụ người khác và trở thành nhân chứng sống động của Tin Mừng.”

Một yếu tố quan trọng trong giáo dục Công giáo là việc đào tạo toàn diện, không chỉ giới hạn ở tri thức mà còn bao gồm cả việc hình thành nhân cách và đời sống tâm linh. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng: “Giáo dục Công giáo phải giúp học sinh không chỉ phát triển về mặt trí tuệ mà còn về mặt đạo đức và tâm linh, để trở thành những con người toàn diện.” Ngài tiếp tục nói rằng hệ thống giáo dục Công giáo phải cung cấp cho học sinh các giá trị cốt lõi để họ có thể sống một cuộc sống ý nghĩa và có trách nhiệm với cộng đồng. Theo đó, giáo dục cần đảm bảo rằng: “Sứ điệp Tin Mừng tiếp tục được vang lên giữa các thế hệ mới, kèm theo sự nghiêm túc trong học thuật và trí tuệ đặc trưng của các em.” Cụ thể:

- Hướng tới sự phát triển toàn diện của con người, không chỉ về mặt trí tuệ mà còn về mặt đức hạnh và đời sống đức tin[2].

- Không chỉ truyền đạt kiến thức, mà còn hình thành các giá trị, chân lý và nguồn cảm hứng Kitô giáo cho học sinh.

- Giúp học sinh (thiếu nhi) dần nhận thức và sống sâu sắc hơn mầu nhiệm cứu độ, trở nên những “tạo vật mới” trong Chúa Kitô.

- Giáo dục Công Giáo phải được thực hiện trong bối cảnh hài hòa giữa đức tin, văn hóa và cuộc sống, chứ không phải chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức[3].

2. Đặt Chúa Giêsu làm trung tâm của sứ mạng

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong tư tưởng giáo dục của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là việc đặt Chúa Giêsu làm trung tâm của mọi hoạt động giáo dục. Điều này không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn là một triết lý giáo dục sâu sắc, khẳng định rằng việc phát triển con người không thể tách rời khỏi đời sống tâm linh và mối quan hệ với Thiên Chúa. “Chúa Giêsu không chỉ là một phần của giáo dục, mà phải là trung tâm của mọi giáo dục Kitô giáo,” Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh trong một bài phát biểu với các nhà giáo dục Dòng Tên.

Giáo dục Kitô giáo, với trọng tâm là Chúa Giêsu, không chỉ tập trung vào việc đào tạo trí tuệ mà còn chú trọng đến việc phát triển tâm hồn và đức tin của học sinh. Điều này đòi hỏi một sự cân bằng tinh tế giữa việc giảng dạy kiến thức và việc dẫn dắt học sinh vào một hành trình tâm linh, nơi mà họ có thể gặp gỡ Chúa Giêsu trong chính cuộc sống hàng ngày. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở rằng: “Việc đặt Chúa Giêsu làm trung tâm không có nghĩa là xa rời thực tế, mà ngược lại, chính qua việc đặt Ngài ở trung tâm, chúng ta mới có thể nhìn thấy thế giới một cách rõ ràng và yêu thương nó hơn.”

Giáo dục Kitô giáo phải giúp học sinh hiểu rằng Chúa Giêsu không chỉ là một nhân vật lịch sử, mà là nguồn cội của tình yêu, sự tha thứ và lòng thương xót, là con đường dẫn đến sự thật và cuộc sống. Đức Giáo Hoàng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng các nhà giáo dục Công giáo phải làm sao để “giáo dục học sinh không chỉ bằng lý thuyết mà bằng cách giúp họ cảm nhận sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc sống của họ, qua các mối quan hệ và trong mọi hoàn cảnh.”

Vì lý do trên, Đức Giáo Hoàng đề xuất một lối giáo dục đúng nghĩa (true education):“Đồng hành với người trẻ để họ khám phá ra trong việc phục vụ người khác và trong học hành nghiêm túc, nhằm xây dựng lợi ích chung.” Theo đó, ưu tư của Đức Phanxicô dành cho Hiệp ước Giáo dục Toàn cầu mới (new Global Compact on Education): “Hãy chuyển trọng tâm của giáo dục từ thành công cá nhân sang lợi ích chung của cả nhân loại.” Đây là một thách đố rất lớn. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng gợi ra một cách: “Chúng ta cần chuyển từ văn hóa 'tôi' sang văn hóa 'chúng ta'”. Điều này quan trọng. Đừng quên chất lượng giáo dục được định nghĩa bằng: “Kết quả nhân văn của nó chứ không phải bởi kết quả kinh tế!” Thật tai hại nếu mục tiêu của giáo dục hướng các em trở thành các siêu nhân vô cảm. Nếu cứ tập trung vào kiến thức, giáo dục có nguy cơ đẩy học sinh đến cái tôi của kiêu ngạo. Để dung hòa điều này, Đức Giáo Hoàng mời gọi các nhà giáo dục hãy đặt con người vào trung tâm của quá trình giáo dục[4].

Giáo dục Công giáo, theo Đức Phanxicô, phải là nơi mà học sinh không chỉ học để làm việc mà còn học để sống, học để yêu thương và học để phục vụ. Ngài đã khuyến khích các nhà giáo dục Công giáo: “Đừng dạy học sinh chỉ vì tri thức, mà hãy giúp họ khám phá ra rằng tri thức phải đi đôi với lòng thương xót và sự dấn thân phục vụ tha nhân.” Giáo dục, theo Đức Giáo Hoàng, phải là một hành trình dẫn dắt học sinh khám phá tình yêu của Chúa Giêsu và sống theo các giáo huấn của Ngài. Đây là triết lý giáo dục đúng nghĩa. Giáo dục Công giáo gắn liền với phẩm giá con người trong tư cách là con cái Thiên Chúa. Chúng ta được tự do khỏi tội lỗi nhờ Đức Kitô, và được mời gọi nên hoàn thiện và giúp người khác hoàn thiện theo linh đạo Kitô giáo, như tài liệu: “Giáo dân Công giáo trong trường học: những chứng nhân của đức tin” đề cập[5].

3. Giáo dục bằng gương mẫu

Một trong những điểm mạnh mẽ nhất trong tư tưởng giáo dục của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là việc giáo dục không chỉ qua lời nói mà qua gương mẫu sống động. Ngài đã nhấn mạnh rằng: “Giáo dục tốt nhất không phải chỉ là truyền đạt kiến thức, mà là sống chứng nhân của những giá trị mà chúng ta giảng dạy.” Điều này có nghĩa là các nhà giáo dục không chỉ đơn thuần là những người truyền đạt tri thức mà còn phải là những mẫu gương của đức tin và lòng nhân ái.

Việc giáo dục qua gương mẫu không chỉ đơn thuần là một phương pháp sư phạm mà còn là một phần của sứ mạng thiêng liêng của các nhà giáo dục Kitô giáo. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở: “Hãy trở thành những mẫu gương sống động của những gì bạn muốn học sinh của mình trở thành. Chúng ta không thể dạy các em về lòng thương xót nếu chúng ta không sống lòng thương xót. Chúng ta không thể dạy về sự kiên nhẫn nếu chúng ta không thực hành nó mỗi ngày.”

Điều này đặc biệt đúng trong môi trường giáo dục Công giáo, nơi mà các nhà giáo dục không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mà còn phải làm chứng cho các giá trị của Phúc Âm. Đức Phanxicô đã nói: “Con người ngày nay không chỉ cần những người thầy, mà họ cần những chứng nhân. Và nếu họ lắng nghe những người thầy, đó là vì họ là những chứng nhân sống động của đức tin và tình yêu”[6]. Điều này đòi hỏi các nhà giáo dục không chỉ nói về đức tin mà còn phải sống đức tin trong từng hành động, từng mối quan hệ với học sinh và cộng đồng.

4. Hướng đến một tương lai tích cực

Một trong những điểm nhấn mạnh trong tư tưởng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về giáo dục là việc giáo dục không chỉ là một công việc ngắn hạn mà là một hành trình dài hạn, đòi hỏi sự kiên nhẫn và lòng yêu thương. Ngài đã so sánh việc giáo dục với việc gieo hạt, nơi mà người gieo phải chờ đợi trong hy vọng và kiên nhẫn. “Giáo dục là một công việc gieo hạt, và đôi khi người gieo hạt phải chờ đợi trong nước mắt, nhưng họ có quyền chờ đợi một vụ mùa bội thu.”

Trong một thế giới đầy biến động và chia rẽ, giáo dục là chìa khóa để xây dựng một tương lai tích cực, đầy hy vọng. Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh rằng giáo dục không chỉ đào tạo những người có năng lực học thuật mà còn đào tạo những con người có trách nhiệm với cộng đồng, những người biết yêu thương và sống vì lợi ích chung. Ngài đã kêu gọi các nhà giáo dục: “Hãy giáo dục học sinh không chỉ bằng kiến thức mà bằng tình yêu và lòng thương xót, bởi chỉ có như vậy chúng ta mới có thể xây dựng một thế giới công bằng và nhân ái hơn.”

Đức Giáo Hoàng kết luận: “Giáo dục là một nhiệm vụ dài hạn với sự kiên nhẫn, nơi kết quả đôi khi không rõ ràng. Ngay cả Chúa Giêsu ban đầu cũng không đạt được kết quả tốt với các môn đệ, nhưng Ngài đã kiên nhẫn và tiếp tục kiên nhẫn với chúng ta. Mục đích là để dạy chúng ta rằng giáo dục có nghĩa là chờ đợi, kiên trì và nhấn mạnh bằng tình yêu.” Được như thế, Giáo dục Kitô giáo mới mong đạt được mục tiêu phát triển con người toàn diện. Nghĩa là giáo dục Công giáo nhằm giúp con người phát triển các khả năng, trí tuệ, ý chí, tình cảm, và ơn gọi trong đời sống. Trong đó các giá trị nhân bản đều tìm được sự hoàn thiện và thống nhất nơi Đức Kitô[7].

Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ

https://hdgmvietnam.com

[1] https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2024-05/pope-francis-message-international-commission-jesuits-education.html


[2] https://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccatheduc/documents/rc_con_ccatheduc_doc_19880407_catholic-school_en.html


[3] https://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccatheduc/documents/rc_con_ccatheduc_doc_20070908_educare-insieme_en.html


[4] Đây là 1 trong 7 trọng tâm của Hiệp ước Giáo dục Toàn cầu mới (https://www.educationglobalcompact.org/en/commitments/):


- Đặt con người làm trung tâm của mọi chương trình giáo dục.

- Lắng nghe tiếng nói của trẻ em và thanh thiếu niên.

- Khuyến khích sự tham gia đầy đủ của các bé gái và phụ nữ trẻ trong giáo dục.

- Xác định gia đình là nơi giáo dục đầu tiên và quan trọng nhất.

- Giáo dục bản thân về sự cởi mở với những người dễ bị tổn thương và thiệt thòi.

- Tìm kiếm những cách thức mới để hiểu về kinh tế, chính trị, tăng trưởng và tiến bộ.

- Bảo vệ và nuôi dưỡng ngôi nhà chung của chúng ta.


[5] https://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccatheduc/documents/rc_con_ccatheduc_doc_19821015_lay-catholics_en.html


[6] https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/giao-ly-loan-bao-tin-mung-22-3-2023-bai-8-tong-huan-evangelii-nuntiandi-50495


[7] Xem: https://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccatheduc/documents/rc_con_ccatheduc_doc_27041998_school2000_en.html