Thursday, January 23, 20254:41 PM(View: 0)
Từ FB của Rafael Villongco Đức Mẹ Maria hiện ra với một kẻ vô thần người Pháp gốc Do Thái. Đó là ông Alphonse Ratisbonne vào ngày 20/1/1842, tại một ngôi nhà thờ tên là Sant' ANDREA DELLA FRATTE, thuộc thành phố Roma, nước Ý.
Wednesday, January 22, 20255:58 PM(View: 19)
Nguồn: Spiritdaily.org Theo cha Hampsch thì khi ta gặp trục trặc trong tình yêu, khủng hoảng tài chánh, hôn nhân rắc rối, lo âu, căng thẳng, chán đời, bị ám ảnh và chịu đau khổ triền miên thì có thể là bắt nguồn từ những tội ác trong quá khứ của tổ tiên, ông bà và cha mẹ mình.
Wednesday, January 22, 20255:23 PM(View: 24)
Nguồn: Spiritdaily.org Trong tác phẩm Healing Your Family Tree tức là Chữa Lành Gia Tộc, LM John Hampsch nói rằng có những bịnh về tâm lý và bịnh thể xác là do xuất phát từ những tội lỗi của tổ tiên, ông bà và cha mẹ mà làm cho thể hệ của chúng ta bị bịnh.
Wednesday, January 15, 20258:16 PM(View: 77)
Nguồn: https://abcnews.go.com/ Căn nhà của ông Ivan và bà Robyn Migel đã không bị lửa thiêu rụi. Ông bà đã sinh sống tại vùng Altadena trong suốt 25 năm, nhưng tuần qua, ngọn lửa the Eaton Fire đã đến viếng căn nhà yêu quý của ông bà. Ông bà Migel nói rằng một tượng Thiên Thần bằng sứ thì vẫn còn đứng sừng sững ở ngoài vườn của họ mà không bị nứt.
Tuesday, January 14, 20257:35 PM(View: 91)
Nguồn: Queen Of Peace Theo bản tin Angelus News thì:
Tuesday, January 14, 20257:00 PM(View: 88)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Thông điệp của Đức Mẹ Mỹ Quốc, Our Lady of America năm 1957: "Các con thân mến, nếu các con làm theo ý của Mẹ và cải thiện đời sống, nếu không thì Chúa sẽ cần phải thanh tẩy các con trong lửa của sự trừng phạt mà chưa ai nói tới. Các con phải chuẩn bị để nhận lãnh ơn lành bình an lớn lao của Chúa. Nếu các con không chuẩn bị tâm hồn...
Tuesday, January 14, 20256:40 PM(View: 80)
Mấy năm trước đây, một bé gái 5 tuổi được đưa vào viện mồ côi. Mấy ngày trước đó, bố mẹ của em đã cãi vã với nhau, rồi bố em đã bắn chết mẹ em, rồi quay súng lại mà tự vẫn. Tất cả xảy ra trước sự chứng kiến của em. Đến ngày Chúa Nhật sau đó, em được đưa đến Nhà thờ Công Giáo để tham dự thánh lễ và sau đó, dự lớp Giáo lý. Vì sợ cô giáo không hiểu hoàn cảnh của em,
Monday, January 13, 20259:34 PM(View: 67)
Nguồn: Spirit of Medjugorje Bà June Klins kể một cảm nghiệm của cha linh hướng Ray Donohue như sau: “Vào ngày 5 tháng 2 hàng năm, chúng ta mừng ngày lễ Thánh Agatha. Bà là một vị thánh đồng trinh và là vị thánh tử đạo. Vì thế chúng ta hãy cầu nguyện xin bà Thánh bảo vệ chúng ta khỏi nạn lửa cháy.
Monday, January 13, 20256:21 AM(View: 83)
Nguồn: Spiritdaily.com Hãy chúc lành cho ngôi nhà của mình vào dịp Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa 2025. Theo truyền thống thì vào Ngày Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa thì người Công Giáo chúc phúc cho căn nhà của mình bằng cách viết tắt các chữ C, M và B cùng với năm mới (2025) ở trên nơi cao của các cánh cửa chính của nhà mình.
Monday, January 13, 20255:55 AM(View: 68)
Gần đây, qua những vụ cháy lớn ở thành phố Los Angeles thì người ta nói nhiều về những lời cầu nguyện truyền thống về sự chúc lành cho các ngôi nhà bằng lời chúc lành Epiphany. (Chúa Giêsu chịu phép rửa)

THĂM MỘ VỊ TÔI TỚ THIÊN CHÚA FRANCIS MICHAEL FRANK DUFF (Mừng ngày thành lập Hội đồng Curia Bích Lâm)

Saturday, November 23, 20247:43 PM(View: 76)

frankTHĂM MỘ VỊ TÔI TỚ THIÊN CHÚA FRANCIS MICHAEL FRANK DUFF

(Mừng ngày thành lập Hội đồng Curia Bích Lâm)

Một ngày sau khi đến Dublin, tôi đi thăm mộ Tôi Tớ Chúa là ngài Frank Duff. Đó là một ngày nắng đẹp, cái nắng hiếm hoi còn sót lại cuối mùa hè trên vùng đất của mưa bụi và mù sương. Được biết mộ của ngài nằm trong khu nghĩa trang Glasnevin, một trong những nghĩa trang lớn nhất của thành phố Dublin. Đây là nơi an nghỉ của nhiều nhân vật có thế giá và các bậc vị vọng trong lịch sử của thành Dublin và đất nước Ai-len.

Cổng và lối vào nghĩa trang Glasnevin, Dublin, Ai-len, nơi có mộ phần vị Tôi Tớ Thiên Chúa, Frank Duff.

Trên cổng vào nghĩa trang là hàng chữ tiếng La-tinh:

“BEATI MORTUI QUI IN DOMINO MORIUNTUR”

“Phúc thay người được yên nghỉ tại nơi này, được yên nghỉ trong Chúa”

Màu nắng vàng mượt mà phả trên thảm cỏ xanh. Những tấm bia mộ cổ kính nằm lặng yên nép mình dưới bóng cây cổ thụ. Một số tàng cây đã bắt đầu ngả màu chuẩn bị vào Thu. Một không gian vô cùng yên tĩnh và an bình. Quả thật, “phúc thay người được yên nghỉ tại nơi này, được yên nghỉ trong Chúa”.

Trước khi đến đây tôi đã nói chuyện với một số người ở Dublin. Có một số bậc linh mục lão thành là những người đã từng có dịp gặp gỡ ngài khi còn sống. Họ kể về ngài với ánh mắt sáng rỡ và với niềm tự hào không cần che giấu, như kể về một người con ưu tú của thành Dublin: “Đó là một người vô cùng tử tế và dễ thương. Chúng tôi đã từng gặp gỡ và nói chuyện với ngài ấy!”

Nghe cách họ giới thiệu về ngài, tôi cứ tưởng mình sẽ dễ dàng tìm thấy mộ phần của ngài thôi. Ngài nổi tiếng và được nhiều người yêu mến đến thế cơ mà!

Nhưng không. Mất hơn một tiếng đồng hồ, tôi vẫn loay hoay giữa vô số những ngôi mộ. Hầu như ngôi mộ nào cũng giống ngôi mộ nào. Những ngôi mộ đã cổ. Nét chữ đã mờ phai với thời gian. Tôi lạc giữa trùng điệp những tấm bia mộ. Hầu như không có một dấu hiệu đặc biệt nào giúp nhận diện phần mộ của ngài.

Cuối cùng, tôi phải nhờ đến sự giúp đỡ của một cụ ông đang tản bộ gần đó. Ông cụ phấn khởi nắm tay tôi, bảo: “Cậu đi với tôi. Tôi biết mộ ngài ở đâu. Tôi biết ngài ấy. Tôi đã từng gặp gỡ và nói chuyện với ngài. Vị thánh của thành Dublin chúng tôi đấy!”

Vậy là chúng tôi đi. Xuyên qua những ngôi cổ mộ. Cuối cùng tôi cũng tìm được đến được nơi mình muốn đến.

Nhưng tôi ngạc nhiên và cảm động lắm. Vì điều mình nhìn thấy rất khác so với những gì mình mong đợi và tưởng nghĩ: một ngôi mộ bình thường giữa bao ngôi mộ khác. Nhỏ bé và đơn sơ. Bằng phẳng và dung dị. Không có chút gì là bóng dáng của lăng tẩm hay tượng đài.

Phần mộ của ngài chỉ là một khoảng đất nhỏ với một tấm bia được dựng lên. Trên cùng là Thập Giá với tượng Chúa chịu nạn đã cũ. Ngay dưới đó là tấm ảnh của ngài đang nở nụ cười.

Phần dưới cùng của tấm bia là một vài dòng thông tin vắn gọn về ngài. Ngoài thông tin về ngày chào đời và ngày được gọi về Nhà Chúa, chi tiết duy nhất được kể đến trên bia mộ là thông tin về công trình lớn nhất trong cả cuộc đời của ngài, đó là việc thành lập Legio Mariæ - Đạo Binh Đức Mẹ:


Frank Duff
Sinh ngày 7 tháng 6 năm1889
Thành lập Đạo Binh Đức Mẹ
ngày 7 tháng 9 năm 1921
Qua đời ngày 7 tháng 11 năm 1980


Phần mộ của ngài chìm trong lòng đất, bề mặt được phủ bằng một lớp sỏi trắng. Trên lớp sỏi là một viên đá nhỏ chỉ vừa bằng một bàn tay, trên đó là bức họa của Legio Mariæ vẫn còn rõ nét và màu sắc vẫn còn mới. Choàng trên viên đá là một xâu chuỗi Mân Côi đơn sơ đã bạc màu.


Khó nghèo và dung dị như vậy đó. Đơn giản và khiêm hạ như vậy đó.


Tôi chợt nhớ, có lần trong một bài giảng của mình cho cộng đồng Công Giáo người Việt ở Strasbourg, miền Đông Bắc nước Pháp, sự đơn giản và khiêm hạ này của ngài đã được Đấng Đáng Kính - Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nhắc đến như một tấm gương đáng ngưỡng mộ và đáng được mọi người noi theo:


“Khi ở Dublin một tháng để học hỏi về Đạo Binh Đức Mẹ tôi may mắn được gặp người sáng lập, ngài Frank Duff. Tôi háo hức, tưởng sẽ diện kiến một nhân vật quốc tế tiếng tăm, người mà các Hồng y, Giám mục khắp nơi đều phải ngồi nghe. Nhưng không ngờ, ngài chỉ là một cụ già đưa thư. Hằng ngày ngài khiêm tốn đạp chiếc xe cọc cạch ra bưu điện mang thư về cơ quan, bỏ vào hộp thư của gần một ngàn chi nhánh Đạo binh ở Dublin. Người ta nói công việc của ngài bây giờ chỉ có thế. Có tuổi rồi không còn giữ vai trò quan trọng nào nữa. Nhưng khi ai cần ý kiến thì ngài sẵn sàng đóng góp và hướng dẫn giải quyết…”


Có lẽ nên nhắc lại rằng Frank Duff là một trong số giáo dân hiếm hoi được chính Đức Phaolô VI mời tham dự Công Đồng Vatican II (1965). Ngài hiện diện với tư cách là quan sát viên. Sự hiện diện của ngài vừa như một điểm nhấn có chủ ý từ phía Đức Giáo hoàng, vừa như một tiên báo về vai trò nổi bật của người giáo dân trong lòng Giáo Hội thời hậu Công Đồng.


Thời của ngài, rất khó để một người giáo dân có thể có tiếng nói trong lòng một Giáo Hội phẩm trật. Cũng rất khó để những sáng kiến từ phía người giáo dân được lắng nghe, được tôn trọng và được cổ võ.


Ngay sau khi được thành lập, Hiệp Hội Đạo Binh Đức Mẹ nhanh chóng lan rộng khắp thành Dublin. Sự thành công nhanh chóng này vô cớ đặt ra nhiều nghi vấn cho nhiều người trong lòng Giáo Hội. Những khó khăn đầu tiên đến từ sự nghi ngại của giáo quyền trong thành Dublin, đại diện là Đức Tổng Giám mục Edward Joseph Byrne (1921-1940) và các giáo sĩ thuộc trường phái bảo thủ.

Bất chấp những khó khăn, dèm pha, và nghi ngại, Frank Duff vẫn tiếp tục bước đi trên con đường của mình cách âm thầm và khiêm tốn. Chẳng bao lâu sau đó, Hiệp Hội Đạo Binh Đức Mẹ đã nhanh chóng lan rộng trên toàn nước Ai-len và bắt đầu được đón nhận ở nhiều nước khác nhau trên thế giới.


Giữa vô số những nghi kỵ và chống đối, vẫn có những người âm thầm ủng hộ và nâng đỡ Frank Duff, chẳng hạn Thomas Kenneth Whitaker, nhà ngoại giao và là Thống Đốc ngân hàng Ai-len, hay Liam Cosgrave, người sau này là Thủ Tướng Ai-len. Được ghi nhận đặc biệt hơn hết là sự gần gũi và nâng đỡ từ các Linh mục Dòng Tên ở Dublin. Frank Duff viết trong nhật ký của mình: “Tôi vô cùng biết ơn các tu sĩ Dòng Tên. Họ là những người duy nhất đứng bên cạnh tôi trong những thời điểm khó khăn nhất”.


Khi Frank Duff an nghỉ trong Chúa ngày 7 tháng 11 năm 1980, người ở bên cạnh và nắm lấy bàn tay ngài cho tới giây phút cuối cùng là một Linh mục Dòng Tên, Cha John Mary Mulligan, vị Linh hướng của ngôi trường Dòng Tên Belvedere, nơi mà ngài Frank Duff từng theo học.


Khi đến Rôma tham dự Công đồng Vatican II, ngài Frank Duff trú ngụ tại Tu viện thánh Clemente của các Cha Dòng Đa-minh. Tại đây ngài đã có vô số những cuộc gặp gỡ với các Đức Giám mục và những nhóm giáo dân khác nhau.


Chuyện kể rằng, ngày đầu tiên khi Frank Duff đến phòng họp của Công đồng, ngay khi ngài vừa bước vào cửa, một Đức Giám mục lớn tiếng giới thiệu:

“Đây là Frank Duff, người sáng lập phong trào Đạo Binh Đức Mẹ!” Các Giám Mục nghị phụ lập tức đứng dậy và dành tặng cho vị giáo dân đặc biệt này một tràng pháo tay dài. Ấy là dấu chỉ rõ ràng các Giám mục nghị phụ muốn bày tỏ lòng biết ơn đến Hiệp Hội Đạo Binh Đức Mẹ vì những cống hiến của họ trong việc canh tân và làm sống động nhịp sống của người Công Giáo trong nhiều giáo phận khác nhau của Giáo Hội Công Giáo. Đến lúc ấy, Đức Tổng Giám mục Dublin tại nhiệm là John Charles McQuaid, một trong những nghị phụ trổi trang của Công Đồng, mới giật mình nhận ra: bấy lâu nay mình có báu vật quý giá trong nhà mà không biết!


Trong đề tựa dành cho quyển sách “Frank Duff – Một câu chuyện đời”, của tác giả Finola Kennedy (2011), Đức Tổng Giám mục đương nhiệm của Dublin, Diarmuid Martin, đã viết: “Frank Duff là một giáo dân phi thường. Ngài là một người Công Giáo rất truyền thống, nhưng không hề e ngại thẳng thắn trước các bậc thẩm quyền của Giáo Hội. Là một người tuyệt đối trung thành với Giáo Hội, nhưng không phải lúc nào Frank Duff cũng chỉ biết cúi đầu “vâng dạ”.

Ngài không phải là người dễ bỏ cuộc: Ngài từng nhiều lần xin được gặp Đức Tổng Giám mục Dublin lúc ấy là Edward Byrne. Lần đầu tiên ngài xin gặp là vào tháng 3 năm 1927. Phải mất 8 năm sau đó, vào tháng 1 năm 1935, ngài mới gặp được vị chủ chăn của giáo phận mình”.

Thật ngạc nhiên, Frank Duff được tiếp kiến bởi Đức Giáo hoàng Piô XI và Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Eugenio Maria Giuseppe Giovanni Pacelli (người sau này được bầu làm Giáo hoàng Piô XII) trước khi được chính Giám mục giáo phận của mình tiếp kiến!

Tôi không phải là một hội viên của Đạo Binh Đức Mẹ. Tôi cũng chưa bao giờ được là hội viên của Hiệp Hội này. Nhưng tôi thật sự ngưỡng mộ công việc của các anh chị Legio Mariæ. Càng dấn thân sâu hơn trong đời sống của Giáo Hội, tôi càng ý thức hơn về những khó khăn trong công tác tông đồ của những người giáo dân.


Tác giả bài viết: Linh mục Giuse Cao Gia An, S.J.

Bên mộ vị Tôi Tớ Chúa Frank Duff, Dublin, Ai-len - Tháng 09.2019

Tôi luôn xác tín mạnh mẽ rằng, sức sống của Giáo Hội được làm nên không phải từ những công trình to lớn và hoành tráng, nhưng từ những đóng góp âm thầm, đơn sơ và khiêm hạ. Giáo Hội là của Thiên Chúa, chứ không phải của riêng bất cứ một ai. Giáo Hội thật sự là một Giáo Hội không tìm kiếm bất cứ một vinh quang thế gian nào, nhưng chỉ tìm phục vụ và làm vinh Danh Chúa. Giáo Hội ấy luôn cần đến những người con năng động mà khiêm hạ, dám dấn thân hết sức mình nhưng đồng thời cũng biết làm cho mình nhỏ lại. Giáo Hội ấy cần đến những người con hăng say và nhiệt huyết trên đường sứ mạng chỉ vì lòng yêu mến Chúa và sự cứu rỗi của các linh hồn.

Tôi cầu chúc cho các hội viên của Hiệp Hội luôn tìm thấy nơi tôn chỉ của vị sáng lập con đường dẫn mình tiến về Nước Chúa.

Tôi cũng cầu nguyện cho Vị Tôi Tớ Chúa Frank Duff, sớm được ghi tên vào sổ bộ các Thánh. Để hương thơm nhân đức và đời sống thánh thiện của ông thấm đượm hơn nữa giữa lòng Giáo Hội ngày nay.

Linh mục Giuse Cao Gia An, S.J.