26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 29)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 59)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 52)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 67)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...
21 Tháng Ba 202411:39 SA(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Khi Chúa hiện ra với bà nha sĩ Gloria Polothì Chúa Kito đã giải thích về chương trình của Chúa dành cho mỗi gia đình như sau: "Mỗi khi một trẻ thơ được thụ thai trong cung lòng người mẹ thì các thiên thần nhẩy múa trên Thiên Đàng trước một tạo vật mới này." Bằng việc bảo vệ sự sống, chúng ta bắt chước...
21 Tháng Ba 202411:10 SA(Xem: 56)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Một nhà thần bí nổi tiếng là Sr. Natalia Magdolna (1901-1992) có mối liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Maria. Vì thế mà Mẹ luôn đến thăm viếng và nsoi chuyện với bà. Đức Mẹ còn tiết lộ cho bà biết về những gì sẽ xẩy đến cho thời đại mà chúng ta đang sống.

Một Con Người Kitô Bài Đọc I: 1Tim 2:1-8 Đáp Ca: Tv 28: 2,7,8-9 Phúc Âm: Lc 7:1-10

19 Tháng Chín 201710:29 SA(Xem: 1884)
20170913_102419_001(1)Một Con Người Kitô

Bài Đọc I: 1Tim 2:1-8
Đáp Ca: Tv 28: 2,7,8-9
Phúc Âm: Lc 7:1-10

Bài Phúc Âm cho Thứ Hai Tuần XXIV Thường Niên hôm nay là bài tiếp ngay sau Bài Phúc Âm Thứ Bảy tuần trước, tức ngay sau bài giảng về việc sống Lòng Thương Xót như Cha trên trời.

Đó là lý do, mở đầu bài Phúc Âm hôm nay đã có câu móc nối một cách mạch lạc như sau: "Sau khi đã nói hết những lời ấy cho dân chúng nghe, Đức Giêsu vào thành Carphanaum". Qua câu mở đầu bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy Chúa Giêsu huấn dụ về việc sống Lòng Thương Xót đây chẳng những trực tiếp cho thành phần tông đồ môn đệ của Người khi "ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói" (Luca 6:20), mà còn cho cả dân chúng ở chung quanh các vị nữa: "Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giuđêa, Giêrusalem cũng như từ miền duyên hải Tyro và Sidon đến để nghe Người giảng" (Luca 6:17-18).

Nếu đối với các tông đồ môn đệ của mình, Chúa Giêsu chú trọng tới giáo huấn thế nào, như Người đã huấn dụ các vị ở Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành Trên Núi (xem Mathêu các đoạn 5-7), hay ở Loạt Dụ Ngôn về Nước Trời nhất là về ý nghĩa sâu nhiệm của một số dụ ngôn Người giải thích riêng cho các vị (xem Mathêu đoạn 13), hoặc ở Bữa Tiệc Ly (xem Gioan các đoạn 14-17), thì đối với chung dân chúng Người chú trọng đến việc chữa lành cho họ hơn, vì đó là nhu cầu của họ và đó cũng là nhu cầu tỏ mình ra của Người là Đấng Cứu Thế nơi họ nữa.

Thật ra phép lạ chữa lành này của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay đã được bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu thuật lại và được Giáo Hội chọn đọc cho Thứ Bảy Tuần XII Thường Niên rồi (Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần XII Thường Niên). Sở dĩ Giáo Hội muốn đọc lại câu chuyện chữa lành này có thể là vì bài Phúc Âm hôm nay được Giáo Hội chọn đọc cùng với một bài đọc Tân Ước, chứ không phải bài đọc Cựu Ước như lần trước.

Thực vậy, trong Bài Đọc 1 hôm nay, khi viết cho người môn đệ Timôthêu của mình ở đầu bức thư thứ 2, Thánh Phaolô đã đề cập đến: 1- ý của Thiên Chúa muốn cứu độ tất cả mọi người, tức bao gồm cả dân ngoại nữa chứ không phải chỉ có dân Do Thái thôi, và 2- đâu là chân lý cứu độ mà con người cần phải nhận biết và chấp nhận để được cứu độ. Thánh Phaolô đã khẳng định về 2 yếu tố cứu độ then chốt này như sau:

"Trước hết, tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin, khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả những người cầm quyền, để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh. Đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý. Thật vậy, chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người".

Trong bài Phúc Âm hôm nay, nhân vật ngỏ ý xin Chúa Giêsu chữa lành chẳng những là một người dân ngoại mà còn là một trong "những người cầm quyền" (Bài Đọc 1), với vai trò là "một viên đại đội trưởng" (Bài Phúc Âm), nhưng lại là một viên đại đội trưởng vừa thương người vừa khiêm tốn.

Viên đại đội trưởng này thương người ở chỗ ông đã lưu tâm đến một trai đầy tớ đang hấp hối trong nhà lúc bấy giờ và đã từng giúp đỡ dân chúng đến độ được dân mến thương: "Một viên đại đội trưởng kia có người nô lệ bệnh nặng gần chết. Ông ta yêu quý người ấy lắm. Khi nghe đồn về Đức Giê-su, ông cho mấy kỳ mục của người Do-thái đi xin Người đến cứu sống người nô lệ của ông. Họ đến gặp Đức Giê-su và khẩn khoản nài xin Người rằng : 'Thưa Ngài, ông ấy đáng được Ngài làm ơn cho. Vì ông quý mến dân ta. Vả lại chính ông đã xây cất hội đường cho chúng ta'".

Khiêm tốn ở chỗ tự cảm thấy bất xứng nên không dám đến gặp Chúa và cũng không đáng được Chúa đặt chân vào tệ xá của ông: "Đức Giê-su liền đi với họ. Khi Người còn cách nhà viên sĩ quan không bao xa, thì ông này cho bạn hữu ra nói với Người: 'Thưa Ngài, không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi. Cũng vì thế, tôi không nghĩ mình xứng đáng đến gặp Ngài. Nhưng xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi được khỏi bệnh. Vì chính tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: 'Đi !' là nó đi ; bảo người kia : 'Đến !' là nó đến ; và bảo người nô lệ của tôi : 'Làm cái này !' là nó làm".

Đức bác ái và lòng khiêm tốn của viên đại đội trưởng có thẩm quyền này quả thực đã cho thấy đức tin của ông ta vào Thiên Chúa, cho dù ông thuộc thành phần dân ngoại, một đức tin chưa chắc dân Do Thái đã có, một đức tin cứu độ. Đó là lý do Chúa Giêsu đã không thể nào không hết lời khen ông ta trước mặt dân Do Thái rằng:

"Nghe vậy, Đức Giê-su thán phục ông ta, Người quay lại nói với đám đông đang theo Người rằng: 'Tôi nói cho các ông hay: ngay cả trong dân Israel, tôi cũng chưa thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế'. Về đến nhà, những người đã được sai đi thấy người nô lệ đã khỏi hẳn".

Đức tin cứu độ nơi viên đại đội trưởng trong bài Phúc Âm hôm nay chứng tỏ con người dân ngoại có thẩm quyền này đã hoàn toàn sống hợp với ý muốn cứu độ của Thiên Chúa, ở chỗ nhận biết Ngài và Đấng Thiên Sai, như Vị Thánh Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô khẳng định trong Bài Đọc 1 hôm nay:

"Đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý. Thật vậy, chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Đức Ki-tô Giê-su, Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người".

Bài Đáp Ca hôm nay chất chứa tâm tình của thành phần tin tưởng vào Chúa, cho dù những tâm tình ấy xuất phát tư riêng dân Chúa, nhưng cũng thích hợp cho cả thành phần dân ngoại như viên đại đội trưởng trong bài Phúc Âm hôm nay nữa. Vì thành phần dân Chúa đây chính yếu là ai, nếu không phải là cộng đồng "tín hữu", tức cộng đồng của những ai tin vào Ngài, bao gồm cả Dân Cựu Ước lẫn dân Tân Ước.

1- Khi con hướng về nơi cực thánh giơ đôi tay cầu cứu van nài, xin Ngài nghe tiếng con khấn nguyện.

2- Chúa là sức mạnh, là khiên mộc chở che tôi, lòng tôi đặt tin tưởng nơi Người. Tôi đã được Người thương trợ giúp, nên lòng tôi vui mừng hoan hỷ, cất cao tiếng hát tạ ơn Người.

3- Chúa là sức mạnh cho dân Chúa, là thành trì cứu độ cho đấng Người đã xức dầu tấn phong. Lạy Chúa, xin cứu độ dân Ngài, trên gia nghiệp này, giáng muôn phúc cả, dẫn dắt nâng niu đến muôn đời.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL