13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 40)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 39)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 39)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 52)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.
12 Tháng Tư 20249:57 SA(Xem: 47)
Nguồn: Spiritdaily.com Những nơi trú ẩn ở đâu khi có cơn thử thách lớn? Đâu là những nơi trú ẩn dành cho những người còn sống sót? Sẽ có một cuộc thanh tẩy rất lớn để thanh lọc thế giới này. Nhân loại đã rời xa Thiên Chúa và đã xúc phạm nặng nề đến Ngài. Vậy các tín hữu của Chúa sẽ ra sao? Liệu họ có phải chịu sự thống khổ như những người khác không?
11 Tháng Tư 20242:08 CH(Xem: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz kể tiếp về các thông điệp mà Đức Mẹ Maria ban cho bà...
11 Tháng Tư 20241:43 CH(Xem: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz đang cư ngụ tại miền Nam của thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona và đã bắt đầu nghe và nhìn thấy Đức Mẹ vào năm 1988.
10 Tháng Tư 20245:05 CH(Xem: 41)
Nguồn: Mysticpost Thánh Phanxico de Sales đã nói về chương 12 trong Sách Khải Huyền rằng sẽ có một cuộc bách hại của kẻ Phản Kito. Ngài cũng nói rằng: “Giáo Hội sẽ được nuôi dưỡng và bảo toàn ở giữa các sa mạc và trong sự thinh lặng."
10 Tháng Tư 20244:25 CH(Xem: 46)
Nguồn: Mysticpost Chúa đã ban cho thầy Phó Tế John Martinez, một cư dân của tiểu bang Texas, Hoa Kỳ với những cảm nghiệm thần bí. Theo lời kể của vị phó tế thì cũng giống như những nhà thần bí khác, ngài không cho rằng nơi trú ẩn là một nơi chốn mà là một chỗ dựa tinh thần cho những tín hữu ngoan đạo của Chúa và luôn tuân theo các chương trình...
10 Tháng Tư 20243:29 CH(Xem: 45)
Sau đây là cảm nghiệm của một thanh niên: Con vừa trở về nhà ở California được gần 2 tháng nay. Đã 8 năm qua, con đi làm xa ở tận tiểu bang Florida. Con có những cảm nghiệm mà dường như Chúa đã báo trước và sắp xếp mọi sự cho con.

PHÊ-RÔ TRẢI NGHIỆM LÒNG THƯƠNG XÓT

09 Tháng Tư 20189:18 CH(Xem: 1645)
cjPHÊ-RÔ TRẢI NGHIỆM LÒNG THƯƠNG XÓT

Những giọt nước mắt hổ thẹn và hối hận lăn dài trên khuôn mặt của Phê-rô, khi ông vội vã thoát khỏi sân dinh vị thượng tế, là nơi Chúa Giê-su đang bị giam giữ.  Một tiếng nói bên trong nội tâm tra khảo ông: “Làm sao ông lại chối bỏ thầy Giê-su cách công khai như vậy?”  Cách đây ít lâu, ông không bao giờ có thể tưởng tượng là mình có thể quay lưng với Chúa Giê-su một cách nhẫn tâm như vậy.  Những lời khẳng định đầy hiên ngang mà ông vừa nói với Chúa Giê-su, nay lại quay về ám ảnh ông: “Lạy Chúa, dầu có phải vào tù hay phải chết với Chúa đi nữa, con cũng sẵn sàng” (Lc 22,33).  Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau khi Chúa Giê-su tiên báo, thì đêm hôm ấy, ông đã chối Chúa đến ba lần.  Phê-rô thầm nghĩ, mọi sự xảy ra quá nhanh.  Trước hết, ông cẩn thận tìm mọi cách để đi theo Chúa vào trong sân.  Rồi khi ông thấy mình đã bị nhận diện là môn đệ của Chúa Giê-su, ông chợt nhận ra là mình đang gặp nguy hiểm.  Đó là khi người ta bắt đầu lớn tiếng cáo buộc ông: “Cả bác nữa, bác cũng đã ở với cái ông người Na-da-rét, ông Giê-su đó chứ gì?” (Mc 14,67).  Ông cảm thấy hồi hộp.  Người ta càng thúc ép ông trả lời cho câu hỏi đó, thì ông càng cương quyết phủ nhận.  Trong chốc lát, thái độ nhún vai phủ nhận đã biến thành một lời thề công khai, khi ông bắt đầu thốt lên những lời độc địa mà quả quyết rằng: “Tôi thề là không biết người ấy” (Mt 26,74).

Ngay khi ông nhớ lại một chuỗi những sự kiện xảy ra quá nhanh, thì lòng ông quặn đau như thắt vì thất bại và ông cảm thấy hết sức chán nản.  Sau này, Phê-rô nhận thức rằng khi Chúa Giê-su quay lại nhìn ông, thì chính cái nhìn ấy – một cái nhìn đầy lòng thương xót – đã lay động tâm hồn ông, để ông nhận ra điều khủng khiếp mình vừa làm, đồng thời ông cũng nhận biết là Chúa đã thông cảm và tha thứ cho ông.  Khi ông nhận ra điều đó, ông đã khóc lóc thảm thiết.  Sertillanges đã chia sẻ như sau: “Đức Giê-su hướng về Phê-rô, mặc dầu ông ở rất xa, nhưng vẫn cảm được cái nhìn của Thầy, cái nhìn làm tan biến sự yếu đuối của trái tim con người, thâm nhập sâu vào tình yêu của nó và ban sức mạnh cho sự yếu đuối ấy.  Tảng đá đã chao đảo.  Nhưng chính trên tảng đá này mà nền móng của công trình đời đời được thiết lập.  Nơi đâu mà xác thịt loài người tỏ ra yếu đuối, nơi đó quyền năng của Thượng Đế được biểu lộ rõ ràng.  Phê-rô vấp ngã, nhưng ông là người thứ nhất tin rằng Đức Giê-su là Con Thiên Chúa, rằng Ngài là Đấng Thiên Sai Thượng Đế hứa”.[1]  Câu chuyện Phê-rô chối Thầy được trình thuật cả trong bốn Tin Mừng, chỉ cho thấy Giáo Hội tiên khởi đã công bố khuyết điểm của vị thủ lãnh đầu tiên của mình, chứ không che đậy.  Dù vậy, họ được thêm vững mạnh, chứ không bị vấp phạm.  Kinh nghiệm của thánh Phê-rô xác nhận với họ rằng, thất bại là điều có thể chấp nhận được, bởi vì Thiên Chúa luôn luôn sẵn sàng ban ơn tha thứ.  Rất có thể là chính thánh Phê-rô đã phổ biến câu chuyện thất bại của mình, khi người không ngừng cố gắng khích lệ anh chị em mình phấn đấu – như Chúa Giê-su đã yêu cầu Phê-rô: “Si-môn, Si-môn ơi, kìa Sa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo.  Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin.  Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh” (Lc 22,31-32).

Như Giáo Hội tiên khởi đã xem sự sa ngã của Adam là một “tội hồng phúc”, vì nhờ đó mà xuất hiện Đấng Cứu Thế, Giáo Hội cũng xem sự trượt ngã của Phê-rô là “tội hồng phúc”, vì nhờ đó mà Giáo Hội có được một vị thủ lãnh vừa yếu đuối vừa mạnh mẽ.  Phê-rô bị bó buộc phải đối diện với bóng tối của mình, và điều đó đã làm cho ông trở nên con người khiêm nhường đầy lòng thương xót.[2]  Qua hình ảnh của thánh Phê-rô, Giáo Hội được mời gọi luôn là Giáo Hội của lòng thương xót, và cần phải là Giáo Hội của lòng thương xót hơn bao giờ hết, vì Giáo Hội chính là thân thể mầu nhiệm và sống động của chính Chúa Giê-su, Đấng là mục tử nhân lành, Đấng là nguồn mạch của lòng thương xót.  Chính Ngài luôn yêu thương con cái của Ngài, và mời gọi tất cả những ai sống trong khổ đau và bất hạnh hãy đến với Ngài: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.  Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.  Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28-29).  Không chỉ dừng ở nơi đó, mà trong chiều sâu của tình yêu thương, Chúa Giê-su còn trao mọi người con của Chúa cho Mẹ Maria, người Mẹ của lòng thương xót.

Lm GB Nguyễn Ngọc Thế, SJ