18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 9)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 23)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 23)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 21)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 64)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.
12 Tháng Tư 20249:57 SA(Xem: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Những nơi trú ẩn ở đâu khi có cơn thử thách lớn? Đâu là những nơi trú ẩn dành cho những người còn sống sót? Sẽ có một cuộc thanh tẩy rất lớn để thanh lọc thế giới này. Nhân loại đã rời xa Thiên Chúa và đã xúc phạm nặng nề đến Ngài. Vậy các tín hữu của Chúa sẽ ra sao? Liệu họ có phải chịu sự thống khổ như những người khác không?

Thứ Năm, Phúc Âm (Gioan 17:20-26)

17 Tháng Năm 20186:56 SA(Xem: 2669)
cpsThứ Năm, Phúc Âm (Gioan 17:20-26)

"Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng: 'Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ, nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con. Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta là một. Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đã sai Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con. Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu mến Con trước khi tạo thành thế gian. Lạy Cha công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng Con biết Cha, và những người này cũng biết rằng Cha đã sai Con. Con đã tỏ cho chúng biết danh Cha, và Con sẽ còn tỏ cho chúng nữa, để tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa'".

Chiều kích Hiệp Nhất Thần Linh trong Mùa Phục Sinh theo chủ đề "Thày là sự sống" không phải chỉ bao gồm giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Người, giữa Người với Cha và các môn đệ của Người với Cha, mà còn giữa Giáo Hội qua các môn đệ của Người với thế gian và giữa thế gian với Người cũng như với Cha nữa, như lời Người đã cầu nguyện trong bài Phúc Âm hôm nay:  

"Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ, nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con".

Thế nhưng, để các môn đệ của Người có thể trở thành trung gian môi giới cho cuộc Hiệp Nhất Thần Linh giữa thế gian với Người và với Cha, thì Người cần phải thực hiện những gì Người thưa cùng Cha trong bài Phúc Âm hôm nay, đó là:

"Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta là một. Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đã sai Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con".

"Vinh hiển mà Cha đã ban cho Con" đây là gì nếu không phải là cho Con được cơ hội làm rạng danh Cha trên Thánh Giá, nên các môn đệ của Người được Người cho thông phần vinh hiển của Người nghĩa là được lấy chính mạng sống của mình để làm chứng về Người và cho Người như Người đã làm chứng về Cha và tỏ Cha ra vậy, như trường hợp của Tông Đồ Phêrô trong bài Phúc Âm ngày mai.

Trong lời nguyện dâng lên Cha của mình trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Kitô còn cho thấy mối Hiệp Nhất Thần linh giữa Người và các môn đệ được Người cho tham phần vinh hiển của Người là chịu khổ với Người ấy nhờ thế mới được thực sự Hiệp Nhất Thần Linh với Người: "Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con", một ý định phản ảnh những gì Người đã nói trước với các tông đồ về thân phận tôi tớ không hơn chủ của các vị rằng: "Thày đi để dọn chỗ cho các con, Thày sẽ trở lại với các con để đưa các con đi với Thày để Thày ở đâu các con cũng ở đó" (Gioan 14:3).

Lời nguyện hiến tế của Chúa Kitô kết thúc Bữa Tiệc Ly được Giáo Hội chọn đọc cho 3 ngày giữa tuần VII Phục Sinh (Thứ Ba, Thứ Tư và Thứ Năm) này bao gồm 3 phần rõ ràng: Phần nhất (Thứ Ba) Chúa Giêsu cầu cùng Cha cho chính bản thân Người để xin Cha làm rạng danh Người, nhờ đó Người cũng được làm rạng danh Cha. Phần thứ hai (Thứ Tư), Người cầu cho các tông đồ là nền tảng Giáo Hội Người thiết lập, liên quan đến thân mệnh của các vị, thành phần "thuộc về Cha" và "là của Cha" nhưng còn ở thế gian và sẽ bị thế gian bách hại, cần phải được "thánh hóa trong chân lý", để chẳng những ở trong thế gian mà không thuộc về thế gian mà còn có thể làm chứng cho chân lý là Chúa Kitô nữa. Phần thứ ba (Thứ Năm hôm nay), Người cầu cho thế giới tin Người qua chứng từ của các tông đồ nói riêng và Giáo Hội của Người nói chung, để nhờ đó "tất cả được hiệp nhất nên một, như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha".

Tuy nhiên, ở phần thứ ba của Lời Nguyện Hiến Tế này của mình, về nội dung, Chúa Kitô vẫn tiếp tục cầu cho các tông đồ, thành phần sau khi đã "được thánh hóa trong chân lý", tức đã nhận biết sự thật là Chúa Kitô, hay "đã nhận biết Con bởi Cha mà ra", thì sẽ làm chứng cho Người trước thế gian. Thế nhưng, để làm chứng cho một Đấng đã chịu khổ nạn và tử giá, các vị cần phải được thông phần với Người, ở chỗ "Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con", tức là đã tạo cho các vị có cơ hội để Thiên Chúa có thể tỏ mình ra, hay tỏ vinh hiển của Ngài ra, qua họ như qua chính Chúa Kitô trên Thánh Giá cứu độ. Nhờ đó mà các vị mới được hiệp nhất nên một với Người, mới hoàn toàn nên giống Người: "Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con". Và như thế, các vị mới tiến tới chỗ "tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa" - "Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đã sai Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con".

Bài Đọc 1 (Tông Vụ 22:30; 23:1-6)

"Trong những ngày ấy, toà án muốn biết đích xác người Do-thái tố cáo Phaolô về tội gì, nên cởi trói cho ngài, và truyền lệnh cho các thượng tế và toàn thể công nghị họp lại, rồi dẫn Phaolô đến đứng trước mặt họ. Phaolô biết có một số người thuộc phe Sađốc, và một số khác thuộc phe biệt phái, nên kêu lớn tiếng giữa công nghị rằng: 'Thưa anh em, tôi là biệt phái, con của người biệt phái, tôi bị xét xử vì niềm hy vọng và vì sự sống lại của những người đã chết'. Ngài vừa nói thế, thì xảy ra sự bất đồng ý kiến giữa các người biệt phái và Sađốc, và hội đồng đâm ra chia rẽ. Vì các người Sađốc cho rằng không có sự sống lại, không có thiên thần và thần linh; còn các người biệt phái thì tin tất cả điều đó. Tiếng la lối inh ỏi, và có mấy người biệt phái đứng lên bênh vực rằng: 'Chúng tôi không thấy người này có tội gì; và nếu thần linh hay thiên thần nói với người này thì sao?' Cuộc tranh luận đã đến hồi gây cấn, viên quản cơ sợ Phaolô bị phân thây, nên sai lính xuống kéo ngài ra khỏi họ và dẫn về đồn. Đêm sau, Chúa hiện đến cùng ngài và phán: 'Hãy can đảm lên! Con đã làm chứng về Ta tại Giêrusalem thế nào, thì cũng phải làm chứng về Ta tại Rôma như vậy'".

Thật vậy, nếu trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Kitô đã thưa cùng Cha của Người về số phận diễm phúc của các tông đồ được Người tuyển chọn để có thể thông phần vinh hiển của Người và với Người bằng hy sinh khổ ải thế nào để có thể nên giống Người và được Hiệp Nhất Thần Linh với người, thì trong bài đọc thứ nhất hôm nay cũng thế, chính Người cũng đã trấn an Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô và phấn khích ngài, sau khi bị điệu ra trước công nghị để "bị xét xử vì niềm hy vọng và vì sự sống lại của những người đã chết", và đang bị nhốt trong một "đồn" canh, tiếp tục làm chứng về Người chẳng những ở Giêrusalem là giáo đô của Do Thái giáo, mà còn tại chính Rôma là thủ đô của đế quốc Rôma, một địa điểm là tương lai của Giáo Đô Rôma của Kitô giáo: "Hãy can đảm lên! Con đã làm chứng về Ta tại Giêrusalem thế nào, thì cũng phải làm chứng về Ta tại Rôma như vậy".

Chính việc làm chứng của Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô ở hai địa điểm chính yếu bao gồm cả Do Thái giáo lẫn Dân Ngoại Kitô giáo này cho thấy mối Hiệp Nhất Thần Linh giữa ngài và Chúa Kitô đến đâu, đến độ ngài đã trở thành đúng như ý định chọn lựa của Chúa Kitô, Đấng đã tỏ mình ra cho ngài trên đường đi Damascô và sai ngài đi: "Ta đã làm cho ngươi trở thành ánh sáng chư dân, thành phương tiện cứu độ cho đến tận cùng trái đất" (Tông Vụ 13:47).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, bài chia sẻ kèm theo lời chia sẻ ở cái link dưới đây:  

ThuNamTuanVIIPS.mp3