22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 35)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 43)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 67)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 56)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 44)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 54)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 52)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 54)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 44)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 67)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

Tình Yêu Quê Hương

12 Tháng Bảy 20182:50 CH(Xem: 1586)
bocau6Tình Yêu Quê Hương

Quê hương mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ thôi. Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người. ( thơ Đỗ Trung Quân).

Trong trái tim của mỗi con người, tình yêu quê hương là điều thiêng liêng. Khi đi xa quê hương, ta nhớ về lũy tre làng, nhớ dòng sông, cánh đồng, vì nó được gắn liền với tuổi thơ. Khi xa quê hương lòng người càng thêm nhớ thương. Xa quê hương nhớ mẹ hiền, nhớ cha, nhớ anh chị, nhớ mái trường, thời cắp sách đến trường, nhớ tình làng nghĩa xóm. Quê hương được ví như dòng sữa mẹ nuôi ta khôn lớn. Quê hương được khắc ghi trong trái tim mọi người khi đi xa, ta càng nhớ quê hương. Nếu ai không nhớ thì không lớn nỗi thành người.

Theo dòng chảy tình yêu quê hương dạt dào, nó gợi lại cho ta bao nhớ thương quê nhà. Chúa Giêsu cũng có những tâm trạng nhớ thương quê hương của mình, Ngài đã trở lại làng Nazaret nơi Ngài lớn lên. Đó là nỗi niềm của mỗi con người khi xa quê hương. Nhưng lần trở về này, Chúa Giêsu bị thất bại. Ngài bị người anh em đồng hương từ chối. Chúng ta thắc mắc tại sao họ lại khước từ đón tiếp Chúa Giê-su, mặc dù Ngài đã làm nhiều phép lạ cho họ.

Lý do thứ nhất là vì gia thế của Chúa Giêsu. Khi nhìn thấy Chúa Giêsu giảng dạy một cách khôn ngoan, thì dân chúng lại bảo: “ Ông ấy không phải là con ông bác thợ mộc và bà Maria.” Lời họ nói mang tính mỉa mai, coi thường gia thế của Chúa Giê-su. Một gia đình nghèo khó, chẳng có tiếng tăm. Người Việt Nam có câu: “Bụt nhà thông thiêng là vậy.” Họ biết gia thế của Chúa Giê-su nên họ chẳng có gì là ngạc nhiên bởi lời giảng dạy khôn ngoan của Ngài. Chúa Giêsu không có học vị cao như các tiến sĩ luật, các kinh sư, hàng tư tế trong đền thờ.

Chúa Giê-su đã thấu hiểu lòng họ, Ngài nói: “ Quả thật, Ta bảo các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Thật là đau lòng, một con người yêu quê hương tha thiết, ấy thế mà Ngài không làm được gì tại quê hương mình. Đáng lẽ họ được hưởng phúc lộc từ các phép lạ nơi Chúa Giê-su. Con mắt thị phi làm cho họ trở nên mù lòa khi đánh giá nhau qua dáng vẻ bên ngoài, qua gia thế và địa vị. Đó là một sự sai lầm mà nhiều mắc phải. Điều sâu xa của sự đánh giá đó, nó nói lên sự kiêu ngạo, xem thường người khác, coi mình trọng hơn người khác. Người ấy có gì hay đâu. Họ tự đề cao chính mình nên họ không đón nhận tài năng của người khác và cũng không muốn người khác hơn mình vì tính ghen tỵ.

Lý do thứ hai họ loại trừ Chúa Giêsu là vì thành kiến. Khi Ngài nói thẳng mặt với các tư tế, kinh sư và dân chúng biết lý do tại sao các phép lạ chỉ xẩy ra cho dân ngoại tại Ca-phác-na-um mà không xẩy ra cho dân It-ra-el. Chúa Giê-su đã vạch trần sự thật điều họ làm trong thời các tiên tri. Bởi vì, họ cố chấp, tự cao tự cho mình là người đạo đức thánh thiện hơn người, đúng hơn là do tội kiêu ngạo. Khi Chúa nói lời này, nó đã đụng chạm đến lòng tự ái dân tộc, họ phẫn nộ, tìm cách trục xuất Chúa Giêsu ra khỏi thành.

Thành kiến đã có sẵn trong họ, họ đã có ác cảm và đối nghịch với Chúa Giêsu về đường lối giảng dạy, về cách giữ đạo. Đó là lý do để họ loại trừ Chúa Giê-su ra khỏi quê hương của họ. Một khi chúng ta dán cho ai vào cái nhãn hiệu, thì ta đóng khung họ trong cái suy nghĩ hạn hẹp của mình. Nó đánh mất đi mối tương quan với người khác, dù họ có làm điều tốt, ta cũng không đón nhận hay đánh giá khách quan về họ. Định kiến là mối nguy hiểm có thể giết chết tài năng của một người nào đó. Vì ta đóng đinh họ vào cách suy nghĩ của mình. Cũng vậy dân chúng có thành kiến với Chúa Giê-su khi Ngài nói lên sự thật. Sự thật thì dễ mất lòng. Từ thành kiến với việc làm của Chúa Giêsu, họ nói rằng: “Ông ta khôn ngoan như vậy nghĩa là sao? Họ chưa hiểu được Chúa Giê-su là ai, đang làm gì cho họ.” Ông ta không phải là người hàng xóm của chúng ta sao?. Người ta thường nói, “Quen quá hóa nhàm” “ Gần Chùa gọi bụt bằng anh” nên Chúa Giêsu bảo họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở quê hương của mình.”

Tóm lại, trong cuộc sống trần gian này có nhiều nơi để cho chúng ta đi, nhưng đi đâu rồi chúng ta cũng phải trở về: về với gia đình, về với chính mình, về với căn tính của mình, về với Thiên Chúa của mình. Trở về để biết mình đang đi đâu và về đâu. Mỗi người có thể đi nhiều nơi, nhưng quê hương chỉ có một. Đó là quê hương trên trời, mỗi người chúng ta mong chờ khi kết thúc hành trình cuộc sống tại thế. Thế gian là quán trọ dừng chân, để cho ta bước về quê hương vĩnh cửu. Chỉ có quê hương Chúa Giê-su giới thiệu cho chúng ta mới là quê hương thật. Nếu chúng ta không nhớ, thì sẽ không trở thành người con dân Nước Chúa.

Vậy chúng ta đón tiếp Chúa Giêsu gia đình, nơi tâm hồn chúng ta hay chối từ Ngài. Một chút thinh lặng hồi tâm để ta nhìn lại, chúng ta đang thuộc về ai?

Lm. John Nguyễn