18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 18)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 15)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 16)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 31)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 31)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 57)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Sai đi

15 Tháng Bảy 20187:24 SA(Xem: 1439)
chienlanh1Sai đi

Vào thế kỷ thứ 8 trước khi Chúa Giêsu sinh ra, sau một cuộc tranh chấp ác liệt, đất Do thái bị chia làm đôi: hai chi tộc phía Nam là Giuđa và Bengiamin làm thành quốc gia Giuđa với Giêrusalem là thủ đô; mười chi tộc còn lại ở phía Bắc lập thành nước Israel với Samaria là thủ phủ. Dưới triều đại của Giêrôbôam II (786-726 BC), đất nước Israel trở nên hưng thịnh. Vương quốc được mở mang và trở nên giàu có.

Để lôi kéo thêm dân chúng từ các nơi về, và để dân trong nước không đi lên đền thờ Giêrusalem trong các dịp lễ, Giêrôbôam và các vua trước ông đã cho lập đền thờ tại Bethel, cách Giêrusalem chừng 14 dặm Anh về phía bắc. Hàng tư tế tại đây được ưu đãi và khuyến khích lập ra những lễ nghi đặc biệt, để tạo nên không khí huy hoàng và sầm uất, hầu làm lu mờ những hình ảnh sinh hoạt tôn giáo tại Giêrusalem. Đây là một mưu đồ chính trị nhằm củng cố việc chia đôi đất nước và phân rẻ một dân tộc mà Giavê đã tuyển chọn nhằm tái tạo sự hiệp nhất giữa trời cao với đất thấp-giữa Thiên Chúa và con người.

Nhưng Giavê không thể làm ngơ trước cảnh tượng đó. Ngài đã chọn Amos, một người chăn chiên tại Tekoa, bên bìa sa mạc Giuđa, để đi làm ngôn sứ cho Giavê Thiên Chúa bên nước Israel.

Nhân danh Thiên Chúa, Amos cảnh cáo những âm mưu nuôi dưỡng tình trạng chia rẽ để trục lợi, lên án những cuộc sống sa đoạ bất công trong xã hội, công kích sự an tâm giả tạo khi người ta lấy lễ nghi tôn giáo để che đậy cho những việc làm xấu xa.

Sau một thời gian ngắn thi hành sứ vụ tại Bethel và Samria, Amos đã bị trục xuất ra khỏi Israel.

Khi mà quyền lợi cá nhân bị đụng chạm, miếng cơm bị đe doạ, người ta khó lòng để yên. Vì thế Amasia, một tư tế của đền thờ Bethel đã cậy vào uy thế của vua Giêrôbôam và nhân danh hàng tư tế của vương quốc miền Bắc để đuổi Amos về lại Giuđa. Ông cho Amos là hạng thầy bói nói mò hòng kiếm miếng cơm. Amasia cấm Amos không được tuyên sấm ở Bethel nữa, vì theo ông, những sứ điệp đó không phù hợp với đường lối chính trị của nhà vua và cả vương quốc Israel.

Nhưng ngôn sứ Amos không chấp nhận lập luận của Amasia. Ông khiêm nhường nói với vị tư tế bụt thần này rằng ông không làm nghề tiên tri, cũng không phải là con của một tiên tri. Trước kia ông chẳng hề nghĩ đến việc đi tuyên sấm, ông chỉ biết chăn chiên và hái trái sung. Nhưng rồi một hôm, đang lúc bước theo đàn chiên, Giavê Thiên Chúa đã gọi ông và truyền phải đi tuyên sấm cho nhà Israel, cảnh báo họ về một tai hoạ khủng khiếp sẽ giáng xuống: quân thù dày xéo đất nước, tàn sát dân chúng, bắt đi lưu đày những kẻ còn sống sót (Am 7:17).

Như vậy việc Amos đi loan truyền sứ điệp tiên tri cho các vua quan, tư tế, và dân chúng, không vì khả năng tự nhiên hay tài đức hơn người, song là vì Giavê đã trao Lời và sai ông ra đi. Thế nên sứ mạng của ông không gì khác hơn là nói lại Lời đó trong vai trò của một ngôn sứ. Có thể sứ điệp do ông truyền đạt sẽ được nhiều người đón nhận, nhưng cũng không chắc tránh khỏi tình cảnh bị từ khước, xua đuổi, hay giết hại. Dẫu sao, người được sai đi vẫn ra đi và không ngừng tiến bước. Không nản lòng. Không thất vọng. Không đầu hàng. Đó mới là thái độ của người môn đệ Đức Kitô.

Phúc âm tường thuật việc Chúa Giêsu sai mười hai tông đồ đi đến các làng mạc miền Galilê, rao giảng sự ăn năn thống hối. Ngài thấy trước những thất bại có thể sảy ra, và sự thất bại đáng kể nhất sẽ là bị khước từ. Song thất bại không thể là yếu tố làm chùn bước chân của vị sứ giả Tin Mừng. Bởi vì như lời Đức Giêsu phán dạy: “Nếu nơi nào không tiếp đón các ngươi thì hãy ra khỏi chỗ đó, phủi bụi chân lại” (Mc 6:11) rồi tiếp tục tiến bước. Cũng như trong bài Phúc âm tuần trước, khi bị những người đồng hương đồng hạt khinh dể thì “Chúa Giêsu đã rảo qua các làng xung quanh và giảng dạy” (Mc 6:6b).

Khách quan mà xét, hành trình rao giảng của Chúa Giêsu cũng có thất bại, nhưng không vì đó mà Ngài thất vọng ngã lòng. Trái lại Ngài vẫn tiến bước ra đi. Đi cho đến chặng đường cuối cùng là thập giá.

Như thế, người tông đồ của Đức Kitô cũng không thể tránh khỏi thập giá, vì “môn đệ không thể hơn thầy.” Nhưng dù có gặp từ khước, khó khăn, trắc trở, lao tù, xiềng xích trên hành trình rao giảng, Lời Chúa vẫn “không bị xích xiềng” và “Đức Kitô vẫn được truyền rao” (Ph 1:18).

Thế nhưng tôi tự hỏi: Nếu ngày nay Lời Chúa bị xiềng xích và Đức Kitô không được rao truyền là bởi các lý do bên ngoài hay những yếu tố bên trong? Vì người ta không nghe Tin Mừng tôi loan báo hay vì những tham lam, lợi nhuận, bất công, và cả những hình thức, lễ nghi trang trọng nhưng vô hồn, như của dân Do thái trong thời ngôn sứ Amos, đã trói buộc chân lý Phúc âm?

Thế nên, Lời Chúa lại nhắc nhở tôi về thái độ nghèo khó để được tự do trong khi rao giảng: không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, không mặc tới hai áo. Giá trị của Tin Mừng không hệ tại nơi áo quần, tiền bạc, cơm bánh. Chúa Giêsu không chọn con đường cứu nhân độ thế bằng sự đáp ứng của cải vật chất, song là chính Lời Hằng Sống của Ngài.

Vì vậy, hành trang rao giảng của người môn đệ Chúa Kitô phải luôn là Đức Giêsu Kitô-Lời Thiên Chúa mà họ tiếp cận và tìm thấy “sự sống phong phú dồi dào” (Ga 10:10b)-chứ không phải bao bị, giày dép, tài năng, bạo lực hay bạc tiền. Đây cũng chính là nguyên lý căn bản mà Giáo hội đã dùng để trả lời cho thần học “giải phóng” khi xác định: Chỉ có “chân lý mới giải thoát con người” (Ga 8:32). Và chân lý đó chính là Đức Giêsu. Vì Ngài là đường, là chân lý, và là sự sống cho nhân trần mọi thời và mọi nơi.

Lm Phêrô Bùi Quang Tuấn