18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 3)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 4)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 3)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 11)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 26)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 24)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

CÁI NHÌN “VƯỢT THỜI GIAN” CỦA THÁNH PHANXICÔ VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ #2

02 Tháng Mười 201810:51 CH(Xem: 1554)
phanxico-assisiCÁI NHÌN “VƯỢT THỜI GIAN” CỦA THÁNH PHANXICÔ VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ #2

* Bí tích Thánh Thể là hy tế cứu chuộc của Giao ước mới


Chúng ta thấy trong Di cảo, thánh Phanxicô dùng đến các từ Hy lễ (Sacrificium) và Hiến tế (Sacrificare) , để chỉ Bí tích Thánh Thể và việc cử hành Thánh Thể [12]. Đó là những bằng chứng cho ta thấy Phanxicô tin Thánh Thể như một hy lễ.

Thêm nữa, trong các bản văn đề cập đến Bí tích Thánh Thể, Phanxicô không dùng từ Thánh Thể, nhưng ngài dùng từ “Mình và Máu Chúa” . Điều này diễn tả hy tế trong các Giao ước giữa con người và Thiên Chúa. Chính thánh Phanxicô cũng đã nói nhiều đến “Máu của Giao ước”, “Giao ước mới”, “Mình và Máu của Giao ước mới” . Đây cũng là những bằng chứng rõ ràng, giúp chúng ta hiểu về tính chất Giao ước của Bí tích Thánh Thể mà Phanxiô đã bàn tới. Quan điểm thần học này quả là mới lạ trong thời đại của ngài, nhưng nó lại là một đề tài đã hấp dẫn các thần học Công đồng Vaticanô II và hậu Công đồng khi họ bàn về Bí tích Thánh Thể. Mới đây nhất, Tông huấn hậu thượng Hội đồng Giám mục, Sacramentum Caritatis đã đề cập tới:

“Thật là ý nghĩa khi cùng những lời đó đã được lặp lại trong mỗi lần cử hành Thánh Lễ, lúc linh mục mời gọi chúng ta tiến đến bàn thờ: ‘Đây Chiên Thiên Chúa Đấng xoá tội trần gian. Phúc cho ai được mời đến dự bữa tiệc của Người.’ Chúa Giêsu là con chiên vượt qua đích thực đã tự nguyện hiến mình để cứu chuộc chúng ta, và vì thế đã thực hiện giao ước mới và vĩnh cửu. Bí Tích Thánh Thể chứa đựng tính mới mẻ trọn vẹn được ban cho chúng ta mỗi khi cử hành. (19)” [13].

* Bí tích Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm tình yêu của Chúa Giêsu.

Thánh Phanxicô quan niệm rằng, vì yêu thương nhân loại, Chúa Cha đã ban Bí tích Thánh Thể cho loài người để họ tiếp nhận Con của Người, Đấng cứu chuộc họ, nên Ngài đã nhắc nhở mọi người cử hành Bí tích Thánh Thể với ý hướng ngay lành và thánh thiện: “Anh em hãy tiến dân hy lễ chân thật là Mình và Máu cực thánh Chúa Giêsu Kitô một cách cung kính với ý hướng thánh thiện và tinh tuyền...Nhờ ơn Chúa giúp anh em hãy quy hướng mọi tâm tư, tình cảm về Thiên Chúa Tối cao, chỉ ước ao làm đẹp lòng một mình Người mà thôi” [14]. Đây là một lời khuyên giúp các tín hữu đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”. Nó liên hệ đến nghi thức tưởng niệm Chúa Kitô trong thánh lễ. Theo thánh Phanxicô đây là một sự tưởng niệm mang tính sống động về sự hiện diện của Đức Kitô.

Với cái nhìn khá tinh tế về Thánh Thể, thánh Phanxicô luôn nghĩ đến việc kết hợp với Chúa Kitô Thánh Thể. Chính ngài thường rước lễ một cách sốt sắng và lòng sùng kính này của ngài lôi cuốn được nhiều người. Khi rước lễ, ngài bày tỏ tất cả sự tôn kính phải có đối với bí tích cao siêu ấy [15].

Hơn nữa, ngài đã nhiều lần nhắc đến lệnh truyền của Đức Kitô: “Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Và như thế, cử hành Thánh Thể là việc chúng ta đáp lại lời Chúa Giêsu và tham dự vào hy lễ thập giá của Ngài. Đó là việc tưởng niệm tình yêu cứu chuộc của Chúa Giêsu năm xưa: “Đối với thánh Phanxicô, bánh Thánh Thể là lương thực hằng ngày để tưởng nhớ đến tình yêu của Đức Kitô, đã biểu lộ trong toàn bộc cuộc sống trần gian của Người và đỉnh cao nhất là cây thánh giá” [16].

* Bí tích Thánh Thể biểu hiện tình hiệp thông huynh đệ

Bí tích Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm tình yêu của Chúa Kitô, nên được thánh Phanxicô quan niệm là biểu tượng hằng đầu của tình hiệp thông và yêu thương huynh đệ.

Chúng ta biết, vào đại của thánh Phanxicô mỗi linh mục chỉ được quyền làm lễ riêng mỗi ngày, chưa có thánh lễ đồng tế. Nhưng thánh Phanxicô muốn mỗi ngày có một thánh lễ chung trong cộng đoàn, ở đó các anh em hiệp thông với Chúa Thánh Thể và với nhau: “Vì vậy, nhân danh Chúa, tôi hết lòng khuyến khích anh em: tại các nơi anh em ở, mỗi ngày, anh em hãy cử hành một thánh lễ mà thôi theo thể thức của Hội Thánh” [17]. Vì vậy, nhà khuyến khích các anh em linh mục tham dự thánh lễ của các anh em linh mục khác: “Nếu ở đó (trong cộng đòan) có nhiều linh mục, thì vì lòng yêu mến đối với Thiên Chúa là Tình yêu, người này hãy vui lòng dự lễ của người kia” [18]. Và như thế, việc cử hành thánh lễ chung trong cộng đoàn và nhiều linh mục tham dự một thánh lễ là nhắm đến sự hiệp thông huynh đệ trong Thánh Thể. Một tác giả đã nhận định rất hay về quan điểm này rằng: “Điều thánh Phanxicô Assisi nhắm khi muốn chỉ có một thánh lễ hằng ngày trong mỗi cộng đoàn, đó là gìn giữ mối dây bác ái huynh đệ, và mối dây ấy không tỏ lộ lúc nào cách hiển nhiên hơn là khi cùng dâng hiến hy tế Thánh Thể” [19]. Sự hiệp thông trong thánh lễ đồng tế là một nét mới được Giáo Hội khuyến khích và cổ võ từ giáo huấn của Công đồng Vaticanô II: “Việc đồng tế biểu lộ chính đáng tính hợp nhất của chức linh mục” [20]. Đấy là điều mà thánh Phanxicô đã sống và dạy anh em thực hành từ nhiều trăm năm trước nay lại được Giáo hội chính thức nhìn nhận.

Một cử chỉ khác của thánh Phanxicô vào những ngày cuối đời cũng thể hiện tình hiệp thông huynh đệ, giống như Chúa Giêsu đã cử hành trước cuộc tử nạn của Ngài. Nói đúng hơn Phanxicô đã bắt chước Chúa Giêsu. “Ngài xin anh em môt cái bánh mì, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho mỗi người một miếng nhỏ. Ngài cũng xin đọc đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan: “Trước lễ vượt qua, Chúa Giêsu.. .và người đã yêu họ đến cùng...(x.Ga 13, 1-15)” [21].

Ở đây, thánh Phanxicô bắt chước Chúa Giêsu với ý nghĩa là hiệp thông anh em trong lúc anh em của ngài đang hoang mang vì gần phải xa cách người cha yêu dấu. Chính sử gia Tôma Cêlanô đã nhận thấy điều này: “Ngài làm như thế để tưởng niệm bữa Tiệc ly mà Chúa đã cử hành với các môn đệ Ngài làm những cử chỉ ấy để tưởng nhớ đến Chúa và để cho các anh em của ngài thấy lòng ngài yêu thương họ đến chừng nào”. Thực vậy, thánh Phanxicô xem Bí tích Thánh Thể là chứng cứ tối cao của tình thương mà Chúa Kitô dành cho các môn đệ. Vì thế, khi thấy anh em khóc than đau đớn, ngài không biết làm gì hơn là lặp lại cùng một cử chỉ yêu thương của Chúa Kitô: “cử chỉ bẻ bánh” . Điều này cũng được thể hiện trong sách Gương trọn làng: “Như Chúa đã muốn dùng một bữa ăn cuối với các môn đệ vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh trước khi chịu chết, để làm dấu chứng tỏ tình yêu thương của Người, thánh Phanxicô, con người noi gương Chúa cách hoàn hảo, cũng muốn nêu lên cùng một dấu chứng tỏ tình thương như vậy” [22]. Đây là một việc làm có một không hai trong lịch sử mà vị thánh nghèo muốn bắt chước Chúa Giêsu để tỏ bày tình yêu thương chân thành của ngài với anh em đang quay quần bên giường bệnh của mình.

Chiều kích hiệp thông huynh đệ của Bí tích Thánh Thể ngày nay cũng được Giáo Hội nhấn mạnh: “Nơi các đoàn thể đó, tín hữu được tụ họp lại nhờ sự rao giảng Phúc âm Chúa Kitô và mầu nhiệm Tiệc thánh Chúa được cử hành, để nhờ Thịt và Máu Chúa, tất cả kết thành huynh đệ và thành một thân thể. Chúa Kitô vẫn hiện diện trong các cộng đoàn ấy, dù nhỏ bé nghèo hèn hay tản mác khắp nơi. Và nhờ Thần lực Người, Giáo Hội hiệp thành duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” [23].

Thật vậy, đây là một chiều kích mà các nhà thần học hiện nay quan tâm, vì chúng có tầm quan trọng trong đời sống của các Kitô hữu. Một tác giả đã diễn tả rất hay quan điểm này rằng:

“Bí tích thánh thể biểu hiện hiệp thông nên chúng ta có thể nói về sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể như là sự đồng hiện diện với Giáo Hội, hiện diên cho Giáo Hội và vì Giáo hội. Đồng thời Chúa Kitô là tấm bánh được bẻ ra trao cho mọi người, nên Bí tích Thánh Thể không chỉ biểu đạt sự quan hệ giữa Thiên Chúa và con người, nhưng còn là biểu đạt tính duy nhất của mỗi người trong tương quan với cộng đồng” [24].

Từ chiều kích hiệp thông huynh đệ, thánh Phanxicô đưa chúng ta đến một sự liên kết mới là Thánh Thể và Lời Chúa.

* Bí tích Thánh Thể và Lời Chúa

Đây là một trong những nét đặc biệt của thánh Phanxicô khi ngài hiểu về Bí tích Thánh Thể. Chúng ta thấy sau Công đồng Vaticanô II, Giáo Hội mới đề cao Lời Chúa và trả lại cho Lời Chúa tầm quan trọng ngang tầm với Thánh Thể trong cử hành thánh lễ. Thế nhưng, thánh Phanxicô từ thế kỷ 12 đã tôn kính Lời Chúa như một bí tích ngang tầm với Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa. Thực vậy, mỗi lần thánh Phanxicô nói đến Bí tích Thánh Thể, đồng thời ngài cũng nói đến “các Lời Chí Thánh của Chúa”.

Theo thánh Phanxicô thì Lời Chúa được hiểu theo nghĩa rộng, Lời Chúa trong Kinh Thánh, trong phụng vụ trong lời giảng dạy. Ngài nhắc đến lời trong công thức truyền phép Thánh Thể của linh mục: “Chúng ta biết rằng không thể có thân mình Chúa, nếu trước tiên không có lời truyền phép.” [25]; trong các bản văn phụng vụ; trong lời giảng dạy của các nhà thần học và các nhà giảng thuyết [26].

Từ đó, chúng ta thấy, thánh Phanxicô nhìn thấy trong Kinh Thánh một sự hiện diện sống động, sự hiện diện của Đức Kitô và ngài đã từng đến với Kinh Thánh như đến với Đức Kitô: “Để kiểm chứng lời tôi nói, sáng mai chúng ta đến nhà thờ, mở sách Phúc Âm và chúng ta sẽ xin lời khuyên của chính Chúa Kitô” [27].

Hơn nữa, mỗi lần đề cập đến Mình và Máu Thánh Chúa, thánh Phanxicô đều nói đến Lời Thánh Thiện của Chúa: “Thật vậy, chúng ta không có cũng không thấy được điều gì cụ thể về chính Đấng Tối cao ở đời này, ngoài Mình và Máu Chúa, những Danh hiệu và những Lời của Ngài: nhờ những bảo vật ấy, chúng ta đã được dựng nên, được cứu thoát khỏi chết và dẫn đưa vào cõi sống (x. 1Ga 3,14).” [28]. Theo các nhà thần học thời Trung cổ thì sự hiện diện “cách thể lý” là nói về sự hiện diện của Thiên Chúa trong Bí tích Thánh Thể sau khi đã truyền phép, nhưng đối thánh Phanxicô thì sự hiện diện này đồng thời cả trong “những Danh hiệu và Lời của Người”. Như thế, đối với thánh Phanxicô những Lời thần linh cũng là dấu hiệu thể lý của Con Thiên Chúa, tương đương với Bí tích Thánh Thể. Mối liên hệ mật thiết trong tâm tưởng của thánh Phanxicô giữa Bí tích Thánh Thể và Lời Chúa cũng có một giá trị bí tích trong đó ngài gặp được sự hiện diện của Con Thiên Chúa.

Đây là một nét mới của thần học sau Công đồng Vaticanô II; Giáo Hội nhìn nhận giá trị ngang nhau của Thánh Thể và Lời Chúa trong thánh lễ như những nguồn lương thực thần linh cho con người: “Thánh lễ gồm hai phần, phần phụng vụ Lời Chúa và phần phụng vụ Thánh Thể được liên kết chặt chẽ đến nỗi chỉ tạo thành một hành vi phụng thờ duy nhất” [29].

* Tóm lại, thánh Phanxicô đã có một đức tin mãnh liệt vào chiều kích tưởng niệm cuộc vượt qua của Đức Giêsu trong Bí tích Thánh Thể từ rất sớm. Đó cũng là điều mà Công đồng Vaticanô II quan tâm và nhấn mạnh:

“Trong bữa tiệc sau hết, vào đêm bị nộp, Đấng Cứu Chuộc chúng ta đã thiết lập Hy Tế Tạ Ơn bằng Mình và Máu Người, để nhờ đó, Hy Tế Thập Giá kéo dài qua các thời đại cho tới khi Người lại đến, và cũng để ủy thác cho Hiền Thê yêu quý của Người là Hội Thánh tưởng nhớ sự chết và phục sinh của Người: đây là bí tích tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái, bữa tiệc Vượt Qua. Trong tiệc này, chúng ta nhận được Chúa Kitô làm của ăn, được tràn đầy ân sủng và được bảo đảm vinh quang tương lai" [30].

Ở điểm này, chúng ta thấy có một sự gặp gỡ nào đó giữa tư tưởng của thánh Phanxicô và quan niện thần học của Công đồng về chiều kích hy tế của Thánh Thể. Như thế, giáo huấn của Công đồng Vaticanô II đã làm mới lại và phong phú hoá quan điểm của Phanxicô về mầu nhiệm vượt qua của Thánh Thể hay mang có chiều kích hy tế của Thánh Thể một sự mới mẻ về ý nghĩa vốn có của nó.

Từ những cách hiểu sâu sắc về Bí tích Thánh Thể nói trên, thánh Phanxicô không dừng lại ở đó, nhưng tiến xa hơn nữa, bằng cách sống những điều mình đã hiểu và cảm nghiệm về Bí tích Cực Thánh này.

HẾT