22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 27)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 33)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 52)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 41)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 48)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 51)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 43)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

NIỀM HY VỌNG, Tgm Giuse Vũ Văn Thiên

02 Tháng Mười Hai 20187:13 SA(Xem: 1679)
cảmeloNIỀM HY VỌNG, Tgm Giuse Vũ Văn Thiên

Con người không thể sống ở đời mà không có niềm hy vọng. Niềm hy vọng giúp ta có sức mạnh để vươn lên, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vì thiếu niềm hy vọng, nhiều người khi gặp bế tắc đã tự kết liễu đời mình. Các nhà nghiên cứu xã hội cho biết Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia có số người tự tử nhiều nhất trên thế giới. Trong số những người tự tử, có nhiều người thành đạt trong lãnh vực học vấn hoặc kinh doanh. Có nhiều người là ca sĩ, là người mẫu hoặc ngôi sao điện ảnh. Bổng lộc vinh quang trần thế không đem lại cho họ hạnh phúc, vì họ thiếu niềm hy vọng trong cuộc đời. Đức Kitô là niềm hy vọng cho thế giới. Thiếu Người, cuộc đời này trở nên trống rỗng, vô nghĩa. Vắng bóng Thiên Chúa, thế gian này trở thành bãi chiến trường.

Mùa phụng vụ mà chúng ta khai mở hôm nay có tên là “Mùa Vọng”. Mục đích của mùa này giúp chúng ta tìm thấy niềm hy vọng trong cuộc sống, nhờ đó chúng ta tìm ra ý nghĩa cuộc đời, tận hưởng những điều tốt đẹp Chúa ban cho ta.

Vì là niềm hy vọng, nên những gì Chúa nói với chúng ta trong Bài đọc I và bài Tin Mừng đều ở tương lai. Ngôn sứ Giêrêmia là người chịu nhiều đau khổ, trong tình cảnh dân Do Thái sắp phải đi lưu đày. Vào lúc dân chúng hoang mang, lo lắng và hoảng loạn, vị Ngôn sứ trấn an họ: hãy cậy trông vào quyền năng vô biên của Chúa, vì Ngài là Cha yêu thương, không bỏ rơi các con cái của Ngài. Giêrêmia đã hướng lòng dân chúng về một tương lai, lúc đó Thiên Chúa sẽ can thiệp vào lịch sử và cho mọc lên một mầm non, một Đấng Công chính để nối nghiệp Đavít. Lúc ấy, sự bất công đàn áp sẽ không còn. Cảnh lưu đầy tha hương sẽ chấm dứt. Đấng Công chính sẽ dẫn dắt dân chúng và cai trị trong hòa bình. Chính những lời ngôn sứ này đã nuôi dưỡng niềm tin và niềm hy vọng của Dân Do Thái trong cảnh lưu đày, để rồi, dù bao tủi nhục, họ vẫn một lòng cậy trông. Trong cảnh tha hương, vào những buổi chiều, người Do Thái đến bờ sống Babilon để gửi nỗi hoài vọng về quê cha đất tổ. Họ cầu nguyện để Thiên Chúa sớm thực hiện điều Ngài đã hứa.

Và, Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa của Ngài từ ngàn xưa. Ngài đã sai Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô đến trần gian. Đức Kitô là Đấng muôn dân mong đợi. Lúc Người khởi đầu sứ mạng loan báo Nước Trời, những câu hỏi, những phản ứng đến từ các vị lãnh đạo tôn giáo cũng như từ phía người dân đã chứng minh sự mong đợi này. Câu truyện ông Gioan Tẩy giả là một ví dụ. Lúc đó ông đang bị giam cầm. Nghe nói về ông Giêsu đang rao giảng có nhiều người tin theo, ông Gioan sai người đến hỏi: “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” (x. Mt 11,2-6). Câu hỏi này cho thấy niềm hy vọng Đấng Thiên sai của dân Do Thái rất mãnh liệt. Trong lời giảng dạy của mình, Chúa Giêsu luôn chứng minh Người là Đấng Thiên Sai, nhưng không theo quan niệm trần tục như một số khá đông người Do Thái thường nghĩ. Nhiều lần, Người đã điều chỉnh quan niệm Thiên sai nơi các môn đệ. Người cho thấy, Đấng Thiên sai đến không phải để hưởng vinh quang trần thế, nhưng để phục vụ con người và dẫn đưa họ về với Chúa Cha. Người chính là Đấng Công chính mà ngôn sứ Giêrêmia đã tiên báo. Vương quốc của Người là vương quốc an bình, thánh thiện. Nơi đó, tình thương Thiên Chúa sẽ tràn ngập, bao phủ những ai sống công chính, thánh thiện và mến Chúa và yêu người.

Sống niềm hy vọng là gửi gắm tín thác tương lai của mình nơi Thiên Chúa. Người vững niềm hy vọng không lo sợ khi những tai ương xảy đến, vì tin có Chúa che chở đồng hành. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu khẳng định với chúng ta, sống niềm hy vọng được thể hiện qua một đời sống lành mạnh, đạo đức. Người lên án lối sống bê tha, chè chén, say sưa, đam mê hoang đàng. Bởi có thể chính lúc say sưa ấy, Thiên Chúa đến gọi họ, và họ sẽ rơi vào tình huống bất ngờ, thiếu chuẩn bị hành trang về quê vĩnh cửu. Chúa mời gọi chúng ta: “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người”.

Đức Giêsu đã đến trần gian cách đây hơn hai ngàn năm. Người đang hiện diện giữa chúng ta một cách thiêng liêng vô hình. Sống tinh thần của Mùa Vọng, là nhận ra sự hiện diện huyền nhiệm ấy, đồng thời chờ đợi Người sẽ đến trong vinh quang. Một cách cụ thể và đối với cá nhân mỗi người, Chúa Giêsu sẽ đến vào lúc chúng ta kết thúc cuộc đời trần thế. Lúc đó, Chúa sẽ phán xét những hành vi cử chỉ của chúng ta, trong cách đối xử với anh chị em mình.

Người Kitô hữu không chờ đợi Chúa trong một tâm trạng ù lỳ, miễn cưỡng hay tiêu cực buồn bã. Thánh Phaolô khuyên tín hữu thành Thessanonica: Hãy bền tâm vững chí, sống thánh thiện, không có gì đáng chê trách, trước nhan Thiên Chúa là Cha  chúng ta, trong ngày  Đức Giêsu, Chúa chúng ta, quang lâm cùng với các thánh của Người.

Cuộc chờ đợi nào cũng đòi hỏi phải kiên nhẫn. Tình yêu mến cậy trông sẽ biến cuộc chờ đợi trở thành niềm vui, vì chúng ta xác tín Đấng mà chúng ta chờ đợi là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Vâng, Chúa Giêsu đang đến, hãy chuẩn bị tâm hồn để đón Người. Chính Người là niềm Hy Vọng của chúng ta. Sống niềm hy vọng phải đi kèm với thiện chí canh tân đổi mới cuộc đời, để khi Chúa đến gặp ta, đó sẽ là cuộc hội ngộ hạnh phúc Cha-con, Thày-trò trong niềm vui bất tận.