18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 24)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 21)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 16)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 20)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 34)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 36)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 29)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

DA-KÊU ĐƯỢC BIẾN ĐỔI

30 Tháng Mười 201911:07 SA(Xem: 1096)

sacredheartDA-KÊU ĐƯỢC BIẾN ĐỔI

Tại Giê-ri-khô, ông Da-kêu được xếp vào loại người giàu có, nhờ cái nghề thu thuế. Ở trong vùng này, ai cũng đã biết rõ con người tham lam này. Và Da-kêu cũng thừa biết thiên hạ chẳng ưa thích gì ông ta, bởi vì ông đã làm những điều bất chính, thu gom của cải người dân để trục lợi cho bản thân với cái nghề cho vay nặng lãi. Dưới mắt bàn dân thiên hạ, ông ta là kẻ đáng bị quyền rủa và bị trừng phạt bởi việc làm gian tham của ông. Nhưng điều làm cho đám đông phải kinh ngạc bởi cách xử sự của Chúa Giê-su dành cho Da-Kêu, đã làm cho nhiều người xầm xì, bàn luận về việc của Chúa Giê-su ở lại nhà Da-kêu. Từ nguyên nhân này dẫn đến cuộc tranh luận không chỉ cho những người đi theo Chúa lúc bấy giờ mà còn là cho mọi người chúng ta suy gẫm về cách hành xử của Chúa Giê-su trước con người tội lỗi qua đoạn Tin Mừng của thánh Luca thuật lại hôm nay.

Chúng ta đi vào trang Tin Mừng thuật lại câu chuyện. Khi nghe tin Chúa Giê-su đi ngang qua, Da-kêu muốn biết Chúa Giê-su là ai? Vì ông đã được nghe danh tiếng của Chúa Giê-su lan truyền khắp nơi. Da-Kêu muốn được tận mắt nhìn thấy Chúa Giê-su. Ông đã chen vào đám đông. Nhưng vì quá lùn, ông phải trèo lên cây sung để nhìn thấy Chúa Giê-su. Thay vì, ông ta muốn gặp Chúa Giê-su, thì chính Chúa lại đi tìm ông ta trước. Chúa Giê-su ngước nhìn lên cây sung và bảo cho Da-kêu: " Này anh Da-Kêu xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà anh." Ông mừng rỡ tụt xuống và rước Ngài về nhà. Mọi người thấy vậy sửng sốt và xầm xì với nhau: " Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ". Một câu nói mỉa mai, đánh tiếng và chê bai của đám đông khi Chúa ghé nhà Da-kêu.

Thật sự, những thắc mắc và nghi ngờ của đám đông là có lý do, bởi vì họ đã biết rõ Da-kêu là người xấu. Một người thánh thiện, tốt lành không có thể đi chung với con như tội lỗi như Da-kêu. Người đời thường nói: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng." Còn Chúa Giê-su thì làm ngược lại cách nghĩ của đám đông đang vây quanh Ngài. Con người vốn mang xã hội tính: kẻ thù thì phải trừng trị, loại trừ, kẻ gian ác thì phỉa diệt vong và phải phân biệt tốt xấu rõ ràng. Cho nên, những người Pha-ri-siêu thường tách biệt những người thu thuế và tội lỗi ra khỏi cộng đồng của họ. Cụ thể, câu chuyện người Pha-ri-siêu và người thu thế vào đền thờ cầu nguyện trong tuần qua. Người Pha-ri-siêu luôn tự đắc mình là người thánh thiện, công chính để rồi kết án người khác, giữ đạo theo kiểu hình thức bên ngoài, khoát trên mình chiếc áo thụng chũm chọe để được người ta khen ngợi và tán thưởng, chúng giống như mồ mả tô vôi, chỉ đẹp bên ngoài nhưng lòng dạ thì xấu xa.

Tội của Da-kêu, ai cũng biết, ông ta không dám rước Chúa vào nhà ông vì ông không xứng đáng. Nhưng Chúa Giê-su đã nhận ra con người của ông, Chúa cần được đến với ông, vì Da-kêu cần chữa lành những vết thương tội lỗi của ông, cần được tắm rửa tội lỗi trong dòng suối mát tình yêu Thiên Chúa. Một Thiên Chúa giàu lòng xót thương cho những con người tội lỗi. Và chỉ có tình yêu Thiên Chúa mới có thể làm biến đổi ông ta thành con người mới. Cha mẹ không thể ghét bỏ đứa con mình, cho dù nó có bất hiếu và ngược đãi với mình, cha mẹ vẫn yêu thương nó, tha thứ cho nó, kêu nó trở về nhà. Cha mẹ thế gian còn biết cho con mình những điều quý giá, thì tại sao chúng ta lại không nhận ra Thiên Chúa là tình yêu vô biên dành cho hết tất cả mọi người chúng ta. Khi ta nhận ra được lòng thương xót của Thiên Chúa là lúc chúng ta sống trong tình yêu đó với tha nhân. Chúng ta sẽ nhìn cuộc đời tốt đẹp hơn và bớt đi tính ích kỷ hẹp hòi với tha nhân.

Tình yêu Thiên Chúa thì không giới hạn bởi rào cản, bởi thành kiến, cách nhìn và cách đánh giá của người khác qua dáng vẻ bên ngoài, nhưng là tận nơi cõi lòng. Hành trình cuộc đời của thánh Matheu, ngài cũng là một người thu thuế và được Chúa gọi đi theo Ngài, để rồi từ bỏ nghề thu thuế để đi làm môn đệ của Chúa. Chúa luôn tìm kiếm con người và tạo điều kiện để có cơ hội trở về. Trái lại, những người Pha-ri-siêu thì loại trừ không chỉ là những người thu thế mà cả những người phong cùi ra khỏi cộng đồng. Họ tin vào Thiên Chúa, nhưng lại không sống yêu thương và tha thứ, đã nhiều lần bị Chúa Giê-su lên án: "đạo đức giả".

Phải chăng lý do nhiều người xầm xì bảo Chúa Giê-su không được đến ăn uống với người tội lỗi cũng từ quan niệm và cách nhìn của con người loại trừ. Với lối sống và quan niệm vị kỷ như thế, thì việc Chúa Giê-su làm không thể tránh khỏi bởi dư luận bởi những người giữ luật quá khắc khe và tỉ mỷ, chính thế họ đã bóp chết lòng từ bi và khoan dung với tha nhân. Tôi thiết nghĩ câu chuyện ông Da-kêu hôm nay, Chúa Giê-su đã làm một cuộc cách mạng để làm thay đổi quan niệm, cách nhìn và thành kiến đối với những người làm nghề thu thuế mà hay đúng hơn là những người tội lỗi. Chính sự quan tâm đặc biệt của Chúa dành cho Da-kêu lại là cái cớ làm cho tính ganh tỵ của con người. Họ ganh tỵ vì không được Chúa viếng thăm nhà mình nên họ không bác ái đủ với ông ta. Nhưng với Thiên Chúa giàu lòng thương xót, Ngài luôn tìm kiếm những con chiên lạc, ốm đau bệnh tật để đưa chúng trở về đàn chiên. Ngài nói: "Bệnh nhân mới cần thầy thuốc".

Hình ảnh Da-kêu có thể làm đại diện cho hàng triệu người trên thế giới hôm nay, họ cũng đang phải chịu bởi sức ép với cái nhìn thành kiến của con người của một xã hội đã cài đặt lên con người, để rồi chỉ biết kết án và thiếu lòng bác ái với những con người bị sa ngã. Họ cần có một ai đó đón nhận và cho họ có cơ hội để nhận ra giá trị tình yêu đích thực xuất phát từ tình yêu giàu lòng xót thương của Thiên Chúa. Họ cũng cần được chữa lành và cần tìm ra ánh sáng chân lý trong cuộc đời này, như Da-kêu đã được Chúa chữa lành và được cứu độ. Một vĩ nhân đã nói " Muốn thay đổi một người, thì bạn hãy đến với người đó. Nếu bạn xa lánh và tránh né họ, thì bạn chẳng bao giờ biến đổi được ai".

Thật vậy, khi Da-kêu gặp được Chúa Giê-su, ông đã từ bỏ lối sống củ, bỏ đi lòng tham của cải bất chính, biết cải thiện đời sống. Thay vào đó, ông đem nửa gia tài của mình để phân phát cho người nghèo, nếu ông làm thiệt hại và chiếm đoạt của cải ai, ông ta đền gấp bốn. Hành động của Da-kêu đáng khen ngợi và cho chúng suy ngẫm. Tôi đã làm thiệt hại ai không? Tôi có tham lam lấy tiền tiền bạc của cải người và làm điều bất chính không?

Tóm lại, Da-kêu được Chúa biết đổi bởi vì được Chúa yêu thương, tha thứ và đồng cảm được ước muốn được cải thiện đời sống, ông ta đã mạnh dạn đến với Chúa, và Chúa ở lại nhà Da-kêu, nhờ đó tâm hồn của ông ta được thay đổi. Vì Thiên Chúa luôn là Người Cha tốt lành, Ngài biết được nhu cầu của con cái Ngài. Chúa Giêsu dùng tình yêu để hoán cải Da-kêu.

Lạy Chúa, xin thương xót chúng con là kẻ tội lỗi. Xin Chúa biến đổi tâm hồn con như Da-kêu. Khi con được biến đổi, thì đời sẽ thay đổi. Amen.

Lm John Nguyễn