18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 9)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 8)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 6)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 26)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 26)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY Thứ Tư Tuần II Mùa Vọng SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Is 40,25-31

12 Tháng Mười Hai 201912:25 SA(Xem: 1032)

psLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

Thứ Tư Tuần II Mùa Vọng

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc : Is 40,25-31

Chúa toàn năng ban sức mạnh cho ai mệt mỏi.

Lời Chúa trong sách ngôn sứ I-sai-a.

Các ngươi so sánh Ta với ai, để Ta phải ngang hàng với nó ?

Hãy đưa mắt lên cao mà nhìn : Ai đã sáng tạo những vật đó ?

Đấng tung ra toàn bộ đạo binh các tinh tú,

Người gọi đích danh từng ngôi một,

khiến không thiếu vắng một ngôi nào.

Hỡi Gia-cóp, sao ngươi nói, hỡi Ít-ra-en, sao ngươi bảo :

“Đường tôi đi, Đức Chúa không nhìn thấy,

quyền lợi của tôi, Thiên Chúa chẳng đoái hoài ?”

Ngươi chẳng biết, chẳng nghe thấy sao ?

Đức Chúa là Thiên Chúa vĩnh cửu,

là Đấng sáng tạo toàn cõi đất.

Người không mệt mỏi, chẳng nhọc nhằn,

trí thông minh của Người khôn dò thấu.

Người ban sức mạnh cho ai mệt mỏi,

kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng.

Thanh niên thì mệt mỏi, nhọc nhằn,

trai tráng cũng ngả nghiêng, lảo đảo.

Nhưng những người cậy trông Đức Chúa

thì được thêm sức mạnh.

Như thể chim bằng, họ tung cánh.

Họ chạy hoài mà không mỏi mệt,

và đi mãi mà chẳng chùn chân.

TIN MỪNG : Mt 11,28-30

Tất cả những ai đang vất vả, hãy đến cùng tôi.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

Khi ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói : “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.”

SUY NIỆM-CHỐN NƯƠNG ẨN

Loài chim di trú theo đàn có cách bay hình chữ “V” để tiết kiệm sức và để bảo vệ nhau. Các con chim thay phiên nhau bay đầu để rẽ gió và dang cánh bảo vệ cho những con chim yếu hơn.

Lời mời của Đức Giêsu trong Tin Mừng hôm nay cho thấy sự dịu dàng của tình yêu Thiên Chúa. Người luôn dang cánh tay bảo bọc che chở như “mẹ hiền an ủi con thơ”. Hơn hết, đây còn là lời mời gọi mỗi người chúng ta, khi đã tin và bước đi theo Chúa, thì cũng biết trầm mình trong tình yêu thâm sâu, vào sự quan phòng của Người. Điều quan trọng là chúng ta biết bỏ mình mà đi vào trong vòng tay yêu thương chở che của Thiên Chúa. Nhận ra mình yếu đuối, tội lỗi để bước vào tương quan tình yêu với Người, để gần Người và để theo sát bước Người hơn. Nhờ thế, chúng ta được nuôi dưỡng trong đức tin, bổ sức trong tình yêu và hân hoan trong hy vọng hầu can đảm tiến vào, bước đi và cộng tác với Thiên Chúa trong hành trình hướng về Nước Trời.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho con được đắm chìm trong tình yêu che chở của Ngài. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC nhắn nhủ các chủng sinh: cầu nguyện, học hành và hiệp thông

Trưa 9/12, Đức Thánh Cha gặp khoảng 200 nhà đào tạo và chủng sinh của chủng viện của vùng Flaminia của Ý, nhân dịp một trăm năm thành lập chủng viện.

Trong bài huấn dụ dành cho những người hiện diện trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nói rằng, đây là một cơ hội tuyệt vời để suy tư về lời mời gọi tiến đến chức tư tế thừa tác, mà Chúa ban cho Dân Người

Để chuẩn bị cho sứ mạng này, Mẹ Giáo hội đòi hỏi một hành trình huấn luyện tại chủng viện, như một ngôi nhà, nơi đó Đức Thánh Cha nhắn nhủ các chủng sinh về 3 điều: ngôi nhà cầu nguyện, ngôi nhà học hành và ngôi nhà hiệp thông.

Trước hết, ngôi nhà cầu nguyện. Trong một môi trường tục hoá, tiếp xúc với luồng gió lạnh của sự thờ ơ tôn giáo, người ta cần ở người linh mục một đức tin mạnh mẽ như một ngọn đuốc trong đêm, như một tảng đá để bám vào. Đức tin này được vun đắp trên hết bằng mối liên hệ cá nhân, trái tim đến trái tim, với con người của Chúa Giêsu Kitô. Và Chủng viện trước hết là ngôi nhà cầu nguyện, nơi Chúa gọi các môn đệ “của Ngài” đến “một nơi thanh vắng” (x. Lc 9,18), để sống một kinh nghiệm mạnh mẽ về gặp gỡ và lắng nghe.

Do đó, cần có một chương trình huấn luyện thiêng liêng một cách thích đáng. Đây là những năm thuận tiện nhất để học cách “ở lại với Ngài”, cảm nếm với sự ngạc nhiên về hồng ân được làm môn đệ của Ngài, học cách lắng nghe và chiêm ngắm khuôn mặt của Ngài… Tại đây, kinh nghiệm về sự thinh lặng và cầu nguyện phải là nền tảng để học biết và gặp gỡ Ngài. Mà là một Chúa Giêsu nơi khuôn mặt và thể xác của người nghèo.

Khía cạnh thứ hai là của chủng viện là học hành. Học hành là một phần không thể thiếu trong hành trình nhằm mục đích giáo dục một đức tin sống động và hiểu biết, một đức tin của người mục tử. Việc học hành này là một khí cụ đặc biệt về hiểu biết khôn ngoan và khoa học, về khả năng đảm bảo nền tảng vững chắc cho toàn bộ tòa nhà huấn luyện của các linh mục tương lai. Hơn nữa, việc học không chỉ là cá nhân mà còn là một kiến thức được chia sẻ. Việc chia sẻ bài học và nghiên cứu trong chủng viện phải là một phần của đời linh mục. Thêm vào đó, những tài năng cá nhân được thể hiện trong đời sống chung cũng bao gồm trong ơn gọi và sứ mạng. Điều này sẽ giúp loại bỏ tính quy về mình.

Chiều kích thứ ba, Chủng viện như một ngôi nhà hiệp thông. Nó bắt đầu từ một nền tảng nhân bản về sự cởi mở với người khác, về kỹ năng lắng nghe và đối thoại, và được mời gọi đảm nhận hình thức hiệp thông linh mục xung quanh Giám mục và dưới sự hướng dẫn của Ngài. Lòng bác ái mục tử sẽ không đáng tin nếu không đi kèm với tình huynh đệ, trước hết là giữa các chủng sinh và sau đó là giữa hàng linh mục.

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến 4 “sự gần gũi” mà một linh mục giáo phận phải có. Trước hết là gần gũi với Chúa trong cầu nguyện. Thứ đến là gần gũi với giám mục; không có giám mục, Giáo hội không ổn. Không có giám mục, linh mục có thể là một nhà lãnh đạo nhưng không phải là linh mục. Thứ ba là gần gũi giữa các linh mục với nhau. Đức Thánh Cha nói rằng, ngài đau lòng khi thấy các linh mục phân mảnh. Thứ tư là gần gũi dân Chúa. Ngài nói rằng: “Vui lòng đừng quên nơi từ đó mình xuất thân.” Nếu thiếu một trong bốn yếu tố này, linh mục sẽ trượt dần, sẽ trở nên giáo sĩ trị và thái độ cứng cỏi.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nêu ra mẫu gương của Mẹ Maria, về ơn gọi đi theo Con của Mẹ, với sự vâng phục khiêm nhường và can đảm trước kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa.

Văn Yên, SJ. - http://vi.radiovaticana.va