26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 31)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 60)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 53)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 68)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...
21 Tháng Ba 202411:39 SA(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Khi Chúa hiện ra với bà nha sĩ Gloria Polothì Chúa Kito đã giải thích về chương trình của Chúa dành cho mỗi gia đình như sau: "Mỗi khi một trẻ thơ được thụ thai trong cung lòng người mẹ thì các thiên thần nhẩy múa trên Thiên Đàng trước một tạo vật mới này." Bằng việc bảo vệ sự sống, chúng ta bắt chước...
21 Tháng Ba 202411:10 SA(Xem: 57)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Một nhà thần bí nổi tiếng là Sr. Natalia Magdolna (1901-1992) có mối liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Maria. Vì thế mà Mẹ luôn đến thăm viếng và nsoi chuyện với bà. Đức Mẹ còn tiết lộ cho bà biết về những gì sẽ xẩy đến cho thời đại mà chúng ta đang sống.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY Thứ Năm Tuần III Mùa Vọng SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Tl 13,2-7.24-25a

18 Tháng Mười Hai 20195:47 CH(Xem: 1179)

lmuyLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

Thứ Năm Tuần III Mùa Vọng
SỐNG LỜI CHÚA
Bài đọc : Tl 13,2-7.24-25a

Sam-sôn được sinh ra theo lời sứ thần báo.

Lời Chúa trong sách Thủ lãnh.

Hồi ấy, có một người đàn ông ở Xo-rơ-a, thuộc chi tộc Đan, tên là Ma-nô-ác. Vợ ông son sẻ và không sinh con. Sứ thần của Đức Chúa hiện ra với người vợ và nói với bà : “Này, bà là người son sẻ và không sinh con, nhưng bà sẽ có thai và sinh một con trai. Vậy bây giờ phải kiêng cữ : đừng uống rượu và thức có men, cũng đừng ăn mọi thứ không thanh sạch. Vì này bà sẽ có thai và sinh một con trai. Dao cạo sẽ không được lướt trên đầu nó, vì con trẻ sẽ là một na-dia của Thiên Chúa từ lòng mẹ. Chính nó sẽ bắt đầu cứu Ít-ra-en khỏi tay người Phi-li-tinh.” Bà đi vào và nói với chồng rằng : “Một người của Thiên Chúa đã đến gặp tôi ; hình dáng của người như hình dáng một sứ thần của Thiên Chúa, rất đáng sợ. Tôi đã không dám hỏi người từ đâu tới ; và danh tánh người, người cũng không tiết lộ cho tôi. Nhưng người nói với tôi : ‘Này bà sẽ có thai và sẽ sinh một con trai ; bây giờ bà phải kiêng cữ : đừng uống rượu và thức có men, cũng đừng ăn mọi thứ không thanh sạch, vì con trẻ ấy sẽ là một na-dia của Thiên Chúa, từ lòng mẹ cho đến ngày nó chết’.”

Bà sinh được một con trai và đặt tên là Sam-sôn. Đứa bé lớn lên, và Đức Chúa chúc lành cho nó. Thần khí Đức Chúa bắt đầu tác động trên Sam-sôn.

TIN MỪNG : Lc 1,5-25

Gio-an Tẩy Giả sinh ra theo lời sứ thần Gáp-ri-en báo.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Thời vua Hê-rô-đê cai trị miền Giu-đê, có một vị tư tế thuộc nhóm A-vi-gia, tên là Da-ca-ri-a ; vợ ông tên là Ê-li-sa-bét cũng thuộc dòng tộc tư tế A-ha-ron. Hai ông bà đều là người công chính trước mặt Thiên Chúa, sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều gì. Nhưng họ lại không có con, vì bà Ê-li-sa-bét là người hiếm hoi, và cả hai đều đã cao niên.

Vậy một ngày kia ông Da-ca-ri-a đang lo việc tế tự trước nhan Thiên Chúa khi đến phiên của nhóm ông. Theo tục lệ của hàng tư tế, ông đã trúng thăm được vào dâng hương trong Đền Thờ của Đức Chúa. Trong giờ dâng hương đó, toàn thể dân chúng cầu nguyện ở bên ngoài.

Bấy giờ một sứ thần của Chúa hiện ra với ông, đứng bên phải hương án. Thấy vậy, ông Da-ca-ri-a bối rối, và phát sợ. Nhưng sứ thần bảo ông : “Này ông Da-ca-ri-a, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin : bà Ê-li-sa-bét vợ ông sẽ sinh cho ông một con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gio-an. Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được hỷ hoan vì con trẻ chào đời. Vì em sẽ nên cao cả trước mặt Chúa. Em sẽ không uống rượu và thức có men. Em sẽ được đầy Thánh Thần ngay khi còn trong lòng mẹ. Em sẽ đưa nhiều con cái Ít-ra-en về với Đức Chúa là Thiên Chúa của họ. Được đầy thần khí và quyền năng của ngôn sứ Ê-li-a, em sẽ đi trước mặt Chúa, để đưa tâm hồn cha ông quay về với con cháu, để làm cho tâm tư kẻ ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay, và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa.”

Ông Da-ca-ri-a thưa với sứ thần : “Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy ? Vì tôi đã già, và nhà tôi cũng đã cao niên.” Sứ thần đáp : “Tôi là Gáp-ri-en, hằng đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, tôi được sai đến nói với ông và loan báo tin mừng ấy cho ông. Này đây ông sẽ bị câm, không nói được, cho đến ngày các điều ấy xảy ra, bởi vì ông đã không tin lời tôi, là những lời sẽ được ứng nghiệm đúng thời đúng buổi.” Dân chúng đợi ông Da-ca-ri-a, và lấy làm lạ sao ông ở lại trong cung thánh lâu như thế. Lúc đi ra, ông không nói với họ được, và họ biết là ông đã thấy một thị kiến trong cung thánh. Còn ông, ông chỉ làm hiệu cho họ và vẫn bị câm.

Khi thời gian phục vụ đã mãn, ông trở về nhà. Ít lâu sau, bà Ê-li-sa-bét vợ ông có thai, bà ẩn mình năm tháng. Bà tự nhủ : “Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người đoái thương cất nỗi hổ nhục tôi phải chịu trước mặt người đời.”

SUY NIỆM-ƠN GỌI VÀ SỨ MẠNG

Chân phước Charles Cornay đã từ bỏ gia đình để đi theo tiếng Chúa mời gọi. Suốt cuộc đời, ngài đã dấn thân và phục vụ nhằm làm chứng cho những giá trị cao đẹp và vĩnh cửu của Nước Thiên Chúa. Cuối cùng, ngài đã chịu tử đạo với án lăng trì tại Sơn Tây, Bắc Việt.


Bài Tin Mừng thuật lại câu chuyện sứ thần truyền tin cho ông Dacaria, và việc bà Êlisabét mang thai ông Gioan - vị tiền hô của Đấng Cứu Thế cách lạ lùng. “Gioan” có nghĩa là “Chúa ban ơn”. Giống như các ngôn sứ thời Cựu Ước, Gioan cũng được trao cho một sứ mạng, nhằm “đưa nhiều con cái Israel về với Đức Chúa là Thiên Chúa của họ”.


Theo cái nhìn đức tin, việc chúng ta vào trần gian này không do bởi ngẫu nhiên hay chủ đích của một người, nhưng là thánh ý Thiên Chúa. Khi đưa chúng ta vào cuộc lữ hành trần gian, Thiên Chúa cũng trao cho mỗi người một sứ mạng để thi hành.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, chúng con luôn mang trong mình một sứ mạng. Xin ban thêm sức mạnh để chúng con có đủ nghị lực làm chứng cho Chúa. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC: Gần đến Giáng sinh, tôi đang chuẩn bị cho Chúa thế nào?


Trong bài giáo lý, Đức Thánh Cha nhắc lại ý nghĩa của hang đá Giáng sinh: Thiên Chúa đã trở nên gần gũi với con người. Ngài mời gọi các tín hữu chuẩn bị cho Chúa Giáng sinh bằng cách thế đơn giản là làm hang đá tại gia đình và các nơi sinh hoạt, làm việc, như dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa. Hang đá nói rằng Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống cụ thể của chúng ta.


Sáng thứ Tư 18/12, đã có khoảng 7000 tín hữu tham dự buổi yết kiến Đức Thánh Cha tại đại thính đường Phaolô VI. Còn đúng một tuần nữa là lễ Giáng sinh nên Đức Thánh Cha đã dành bài giáo lý trong buổi tiếp kiến chung này để chuẩn bị cho các tín hữu đón mừng Chúa Giáng sinh.

"Tôi đang chuẩn bị cho sự chào đời của “Đấng được mừng đón” như thế nào?!


Đức Thánh Cha bắt đầu bài huấn dụ bằng một câu hỏi. Ngài nói: Một tuần nữa là đến lễ Giáng sinh. Trong những ngày này, trong khi vội vàng chuẩn bị cho ngày lễ, chúng ta có thể tự hỏi: Tôi đang chuẩn bị cho sự chào đời của “Đấng được mừng đón” như thế nào?” Và ngài trả lời: Có một cách thế đơn giản nhưng hữu hiệu để chuẩn bị, đó là làm hang đá. Năm nay, tôi cũng chuẩn bị theo cách này: tôi đã đi Greccio, nơi thánh Phanxicô đã làm hang đá đầu tiên với dân chúng ở đó. Và tôi đã viết một tông thư để nhắc lại ý nghĩa của truyền thống này, hang đá có ý nghĩa gì trong mùa Giáng sinh.


Hãy mang Tin Mừng vào nơi chúng ta sống


Đức Thánh Cha nhận định rằng trong thực tế, hang đá “giống như một Tin Mừng sống động” (Tông thư Dấu chỉ tuyệt vời, 1) và ngài mời gọi: hãy mang Tin Mừng vào nơi chúng ta sống: trong các gia đình, trường học, tại các nơi làm việc và sinh hoạt, trong các bệnh viện và các nhà dưỡng lão, tại các nhà tù và ở các quảng trường. Và ở đó, nơi chúng ta sống, nhắc chúng ta một điều thiết yếu: Thiên Chúa không mãi cứ vô hình ở trên trời cao, nhưng Người đã đến thế gian, đã làm người, một hài nhi. Thiên Chúa luôn gần gũi dân Người, nhưng khi nhập thể và chào đời, Người trở nên quá gần, rất gần, vô cùng gần.


Làm hang đá là cử hành sự gần gũi của Thiên Chúa


Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa của việc làm hang đá: Làm hang đá là cử hành sự gần gũi của Thiên Chúa: là tái phám phá rằng Thiên Chúa là thật sự, cụ thể, sống động. Thiên Chúa không phải là một ông chủ xa cách hay một quan tòa cách biệt, nhưng Thiên Chúa là Tình yêu khiêm hạ, hạ mình xuống cho đến bằng với chúng ta. Hài nhi nằm trong hang đá trao chuyền cho chúng ta sự dịu dàng của Người. Một số tượng nhỏ diễn tả “Chúa Hài đồng” với đôi tay mở rộng, để nói với chúng ta rằng Thiên Chúa đã đến để ôm lấy nhân loại chúng ta. Do đó, thật là đẹp khi đứng trước hang đá và ở đó, phó thác cho Chúa cuộc sống, nói với người về những con người và hòan cảnh mà chúng ta đã mang trong lòng, cùng với Người làm một tổng kết của năm đang kết thúc, chia sẻ những chờ mong và âu lo.


Chúng ta có thể mời Thánh Gia đến nhà của chúng ta


Gần bên Chúa Giêsu chúng ta nhìn thấy Đức Mẹ và thánh Giuse. Chúng ta có thể tưởng tượng ra các ý nghĩ và tình cảm của các ngài khi Hài nhi sinh ra trong nghèo khó: vui mừng nhưng cũng sợ hãi. Và chúng ta cũng có thể mời Thánh Gia đến nhà của chúng ta, nơi có niềm vui và lo âu, nơi mỗi ngày chúng ta thức dậy, ăn uống và mơ ước, gần gũi với những người thân yêu nhất. Hang đá là một Tin Mừng của gia đình. Từ hang đá, nghĩa đen của nó là “máng cỏ”, trong khi thành phố của hang đá, Bêlem, có nghĩa là “nhà của bánh”. Máng cỏ và nhà của bánh: hang đá mà chúng ta làm ở nhà của mình, nơi chúng ta chia sẻ cơm bánh và tình yêu thương, nhắc chúng ta rằng Chúa Giêsu là lương thực, bánh sự sống (x. Ga 6,34). Chính Người nuôi dưỡng tình yêu của chúng ta, chính Người ban cho gia đình chúng ta sức mạnh để tiến bước và tha thứ.


Hang đá mời gọi dừng lại, suy chiêm


Đức Thánh Cha nói thêm: Hang đá còn trao cho chúng ta một giáo huấn khác về cuộc sống. Trong những nhịp sống đôi khi điên cuồng ngày nay, nó là một lời mời gọi suy chiêm. Nó nhắc chúng ta về tầm quan trọng của việc dừng lại. Bởi vì chỉ khi chúng ta biết suy tư chúng ta mới có thể đón nhận những gì là quan trọng trong cuộc sống. Chỉ khi chúng ta để cho những ồn ào của thế giới ở bên ngoài ngôi nhà của chúng ta, chúng ta mở lòng mình ra để lắng nghe Thiên Chúa, Đấng nói trong sự thinh lặng.


Hang đá là thực tế, là cảnh thực của mỗi gia đình


Đức Thánh Cha chia sẻ: Hôm qua, người ta tặng tôi một tấm ảnh nhỏ về một hang đá đặc biệt có tên “Chúng ta hãy để cho bà mẹ nghỉ ngơi”. Có Đức Mẹ đang ngủ và thánh Giuse ở đó với Hài nhi và đang giỗ cho Hài nhi ngủ. Bao nhiêu người trong anh chị em, vợ chồng phải chia nhau thức đêm bởi vì đức con nhỏ khóc, khóc rồi lại khóc… “Chúng ta hãy để cho bà mẹ nghỉ ngơi”: sự dịu dàng của một gia đình, của một cuộc hôn nhân. Chúng ta sống trong một xã hội vội vã, luôn luôn chạy, nhìn thấy và quên đi nhiều thứ, điên cuồng theo đuổi những của cải vật chất. Hang đá giáng sinh, trong sự đơn giản thực sự của nó, nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc sống, số lượng vật chất không quan trọng, nhưng chính là chất lượng của tình cảm. Và, trong khi thu hút ánh nhìn của chúng ta vào Thiên Chúa, nghèo khó về vật chất nhưng giàu tình yêu, nó nhắc nhở chúng ta về những gì là thiết yếu.


Hang đá còn mang ý nghĩa của hòa bình


Hang đá thì hiện tại hơn bao giờ hết, trong khi mỗi ngày có rất nhiều vũ khí và rất nhiều hình ảnh bạo lực được tạo ra trên thế giới, đi vào trong các đôi mắt và trái tim. Ngược lại, hang đá là một hình ảnh thủ công của hòa bình. Trong khi sự hủy hoại của con người là mỗi người đi theo con đường riêng của họ, thì trong hang đá, mọi người đều quy hướng về phía Chúa Giêsu, Hoàng tử hòa bình trong đêm của thế giới. Xung quanh Người, trong hang động được chiếu sáng bởi sự dịu dàng, chúng ta tìm thấy sự hài hòa. Ở đó, chúng ta thấy những người rất khác nhau: các đạo sĩ và các mục đồng, các vua và người nghèo, những trẻ em và người già. Và cũng có sự hài hòa giữa con người và công trình sáng tạo, như được gợi lên bởi sự hiện diện của con bò và con lừa và cảnh quan thiên nhiên.


Chúa Giêsu đến trong cuộc sống cụ thể của chúng ta


Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói đến một giáo huấn khác cũng được rút ra từ ý nghĩa của hang đá. Đức Thánh Cha nói: Chúng ta nhìn thấy những khung cảnh hàng ngày: các mục đồng với các con cừu, những người thợ rèn đập sắt, những người thợ làm bánh mì; đôi khi chúng ta thêm vào các cảnh quan và tình huống của miền đất nơi chúng ta sống. Thật là đúng, vì hang đá nhắc chúng ta rằng Chúa Giêsu đến trong cuộc sống cụ thể của chúng ta. Đây là điều quan trọng. Làm một hang đá nhỏ ở nhà, bởi vì nó nhắc rằng Thiên Chúa đã đến với chúng ta, đã sinh ra giữa chúng ta, đồng hành với chúng ta trong cuộc sống, là người như chúng ta, làm người vì chúng ta. Trong cuộc sống mọi ngày, chúng ta không còn cô đơn nữa, Thiên Chúa ở với chúng ta. Người không thay đổi các sự việc một cách ma thuật nhưng nếu chúng ta đón nhận Người, mọi sự có thể thay đổi.


Cơ hội mời Chúa Giêsu vào trong cuộc sống


Tôi chúc anh chị em khi làm hang đá sẽ là cơ hội mời Chúa Giêsu vào trong cuộc sống. Khi chúng ta làm hang đá ở nhà, như là mở cửa và nói: “Chúa Giêsu, xin mời vào!”, là làm cho sự gần gũi này trở nên cụ thể, làm cho lời mời Chúa Giêsu đến trong cuộc sống của chúng ta. Bởi vì nếu Người hiện diện trong cuộc sống của chúng ta, cuộc sống sẽ tái sinh. Và nếu cuộc sống được tái sinh thì đó thật sự là Giáng sinh. Chúc mừng Giáng sinh tất cả anh chị em!


Hồng Thuỷ - http://vi.radiovaticana.va