18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 9)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 23)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 23)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 21)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 64)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ NĂM TUẦN THÁNH SỐNG LỜI CHÚA

08 Tháng Tư 20202:31 CH(Xem: 1060)

ruachan1LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Xh 12,1-8.11-14

Chỉ thị về bữa ăn Vượt Qua.

Lời Chúa trong sách Xuất hành.

Ngày ấy, Đức Chúa phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron trên đất Ai-cập : “Tháng này, các ngươi phải kể là tháng đứng đầu các tháng, tháng thứ nhất trong năm. Hãy nói với toàn thể cộng đồng Ít-ra-en : Mồng mười tháng này, ai nấy phải bắt một con chiên cho gia đình mình, mỗi nhà một con. Nếu nhà ít người, không ăn hết một con, thì chung với người hàng xóm gần nhà mình nhất, tuỳ theo số người. Các ngươi sẽ tuỳ theo sức mỗi người ăn được bao nhiêu mà chọn con chiên. Con chiên đó phải toàn vẹn, phải là con đực, không quá một tuổi. Các ngươi bắt chiên hay dê cũng được. Phải nhốt nó cho tới ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể đại hội cộng đồng Ít-ra-en đem sát tế vào lúc xế chiều, lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên. Còn thịt, sẽ ăn ngay đêm ấy, nướng lên, ăn với bánh không men và rau đắng. Các ngươi phải ăn thế này : lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Các ngươi phải ăn vội vã : đó là lễ Vượt Qua mừng Đức Chúa. Đêm ấy Ta sẽ rảo khắp đất Ai-cập, sẽ sát hại các con đầu lòng trong đất Ai-cập, từ loài người cho đến loài thú vật, và sẽ trị tội chư thần Ai-cập : vì Ta là Đức Chúa. Còn vết máu trên nhà các ngươi sẽ là dấu hiệu cho biết có các ngươi ở đó. Thấy máu, Ta sẽ vượt qua, và các ngươi sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Ta giáng hoạ trên đất Ai-cập. Các ngươi phải lấy ngày đó làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng Đức Chúa. Qua mọi thế hệ, các ngươi phải mừng ngày lễ này : đó là luật quy định cho đến muôn đời.”

Đáp ca : Tv 115,12-13.15-16.17-18 (Đ. x. 1 Cr 10,16)

Đ. Khi nâng chén chúc tụng, ta được dự phần vào Máu Đức Ki-tô.

Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ

vì mọi ơn lành Người đã ban cho ?

Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ

và kêu cầu thánh danh Đức Chúa. Đ.

Đối với Chúa thật là đắt giá

cái chết của những ai trung hiếu với Người.

Vâng lạy Chúa, thân này là tôi tớ,

tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài,

xiềng xích trói buộc con, Ngài đã tháo cởi. Đ.

Con sẽ dâng lễ tế tạ ơn,

và kêu cầu thánh danh Đức Chúa.

Lời khấn nguyền với Chúa, tôi xin giữ trọn,

trước toàn thể dân Người. Đ.

Bài đọc 2 : 1 Cr 11,23-26

Mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.

Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

Thưa anh em, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em : trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi bẻ ra và nói : “Đây là Mình Thầy, hiến dâng vì anh em ; anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.” Cũng thế, sau bữa ăn, Người cầm lấy chén rượu và nói : “Chén này là Giao Ước Mới, lập bằng Máu Thầy ; mỗi khi uống, anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.” Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.

TIN MỪNG : Ga 13,1-15
Đức Giê-su yêu họ đến cùng.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.

Ma quỷ đã gieo vào lòng Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt, ý định nộp Đức Giê-su. Đức Giê-su biết rằng : Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.

Vậy, Người đến chỗ ông Si-môn Phê-rô, ông liền thưa với Người : “Thưa Thầy ! Thầy mà lại rửa chân cho con sao ?” Đức Giê-su trả lời : “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu.” Ông Phê-rô lại thưa : “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu !” Đức Giê-su đáp : “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy.” Ông Si-môn Phê-rô liền thưa : “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa.” Đức Giê-su bảo ông : “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa ; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu !” Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói : “Không phải tất cả anh em đều sạch.”

Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giê-su mặc áo vào, về chỗ và nói : “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ? Anh em gọi Thầy là ‘Thầy’, là ‘Chúa’, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.”

SUY NIỆM-PHÉP LẠ CỦA TÌNH YÊU

Thánh lễ thứ Năm Tuần Thánh hôm nay gợi nhớ cho chúng ta từng cử chỉ đầy yêu thương của Chúa Giêsu. Một tình yêu khiêm hạ đến nỗi dám cúi mình rửa chân cho các môn đệ. Một tình yêu trao dâng đến hiến mình làm của ăn thánh thiêng nuôi dưỡng con người.

Đức Giêsu đã nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” Quả thật, chỉ có những ai đã từng sống chết cho tình yêu như Đức Giêsu mới hiểu thế nào là tình yêu toàn hảo.

Xin đừng đi tìm phép lạ ở đâu ngoài Thánh Lễ, vì chẳng có phép lạ nào vĩ đại hơn phép lạ Thánh Thể. Và phép lạ cả thể ấy sẽ được nhân rộng ra trong trần gian này nếu chúng ta cũng biết trao hiến sức khỏe, thời giờ, niềm vui cho nhau.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết yêu và làm điều tốt cho người khác như chính Chúa đã yêu và hiến mạng sống vì chúng con. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô sống trong đại dịch Covid-19 như thế nào?

Đức Thánh Cha Phanxicô đang sống trong đại dịch Covid-19 như thế nào? Chúng ta cần làm gì để chuẩn bị cho tương lai? Những câu trả lời của Đức Thánh Cha là sứ điệp hy vọng mạnh mẽ cho một thế giới đang bị đình trệ trong đại dịch virus corona.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên dành cho một tờ báo của Anh, cụ thể là báo The Tablet, được thực hiện từ xa bằng cách ghi âm các câu trả lời cho các câu hỏi của phóng viên Austen Ivereigh, Đức Thánh Cha tin rằng đại dịch là cơ hội hoán cải, một cơ hội mà chúng ta không được bỏ lỡ. Giáo hội sẽ ra khỏi cuộc khủng hoảng này với các tổ chức được tái định hình theo tinh thần Kitô giáo tiên khởi, không gắn chặt với một số lối suy nghĩ cứng nhắc.

Đức Thánh Cha nói rằng chúng ta đối diện với tình trạng cách ly bằng sự sáng tạo. Chúng ta có thể thất vọng hay chạy trốn cuộc khủng hoảng nhưng chúng ta cũng có thể sáng tạo. Hoán cải, theo Đức Thánh Cha, là “vượt qua thế giới siêu ảo, không có con người, để đến với thân xác đau khổ của người nghèo. Đây là cuộc hoán cải chúng ta cần thực hiện, nếu không thì sẽ không có hoán cải.”

Đức Thánh Cha cầu nguyện nhiều hơn

Trả lời câu hỏi đầu tiên: Đức Thánh Cha đang sống trong đại dịch và cách ly thế nào? Đức Thánh Cha cho biết “tôi cầu nguyện nhiều hơn, vì tôi tin tôi phải làm điều đó, tôi nghĩ đến người dân. Tôi lo lắng cho người dân. Việc nghĩ đến người dân làm cho tôi cảm thấy được xoa dịu, cảm thấy tốt hơn, nó đưa tôi ra khỏi sự ích kỷ.”

Giáo hội cần gần gũi với dân chúng hơn

Sứ vụ của Giáo hội trong thời gian này, theo Đức Thánh Cha, gần gũi với dân chúng. Dân Chúa cần mục tử gần gũi hơn, biết hy sinh từ bỏ như các tu sĩ dòng Cappuchino đã làm. Kitô giáo cần có tinh thần sáng tạo trong việc mở ra những chân trời mới, mở ra với sự siêu việt của Thiên Chúa và mở ra với con người.

Chăm sóc hiện tại vì tương lai

Ngài mời gọi hãy chuẩn bị cho thời gian tốt đẹp hơn, cho tương lai, bởi vì vào thời điểm đó, cuộc khủng hoảng này giúp chúng ta nhớ lại những điều đang xảy ra bây giờ. Chăm sóc hiện tại vì tương lai, bằng những sáng tạo đơn giản. Trong gia đình không khó để có sáng kiến, đừng chạy trốn, đừng tìm kiếm những lối thoát xa lạ không hữu ích lúc này.

Giáo hội được cơ cấu bởi Chúa Thánh Thần

Nhà báo Ivereigh hỏi rằng tương lai Giáo hội có bớt gắn chặt với thể chế và sẽ là Giáo hội truyền giáo hơn không. Đức Thánh Cha nói rằng ngài nghĩ đến Giáo hội bớt gắn chặt với một số cách suy nghĩ. Ngài nói: “Chúng ta phải học cách sống trong một Giáo hội tồn tại trong sự căng thẳng giữa sự hòa hợp và khuấy động do Chúa Thánh Thần khơi dậy. Nếu bạn hỏi tôi cuốn sách thần học nào có thể giúp bạn hiểu rõ nhất về điều này, thì đó sẽ là sách Công vụ Tông đồ. Ở đó bạn sẽ thấy Chúa Thánh Thần loại bỏ những cơ chế không còn hữu dụng, và thể chế hóa tương lai của Giáo hội. Đó là Giáo hội cần phải thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.” Đức Thánh Cha bảo vệ Giáo hội như một thể chế: “Một Giáo hội tự do không phải là một Giáo hội không phẩm trật, bởi vì tự do là quà tặng của Chúa Thánh Thần. Một Giáo hội cơ chế nghĩa là một Giáo hội được thể chế hóa bởi Chúa Thánh Thần.”

Với những điều mình có trong lòng, hãy tiến bước

Cuối cùng, Đức Thánh Cha gửi một sứ điệp đến những người già đang đơn độc, những người trẻ đang bị đóng kín trong nhà và những người bị ảnh hưởng kinh tế do đại dịch, là hãy tiến bước cùng với nguồn cội truyền thống của mình. Trước tình trạng khó khăn khủng hoảng thì: hoặc người ta đứng đó và chấm dứt cuộc sống hoặc là với những gì mình có trong tâm hồn và tiếp tục tiến bước. (REI 08/04/2020)

Hồng Thủy - Vatican