18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 9)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 8)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 6)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 26)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 26)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Bài đọc Chúa Nhật Tuần XIII Thường Niêm, Năm A LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ SÁU TUẦN XII THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA

25 Tháng Sáu 20209:21 CH(Xem: 849)

hoasungBài đọc Chúa Nhật Tuần XIII Thường Niêm, Năm A

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
THỨ SÁU TUẦN XII THƯỜNG NIÊN
SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : 2 V 25,1-12

Giu-đa bị đày biệt xứ.

Bài trích sách các Vua quyển thứ hai.

1 Ngày mồng mười tháng mười, năm thứ chín triều Xít-ki-gia-hu, Na-bu-cô-đô-nô-xo, vua Ba-by-lon, cùng toàn thể đạo quân tiến đánh Giê-ru-sa-lem. Vua đóng trại và đắp chiến luỹ chung quanh để đánh thành. 2 Thành bị vây hãm cho đến năm thứ mười một triều vua Xít-ki-gia-hu. 3 Vào mồng chín tháng tư, nạn đói hoành hành trong thành, và không còn lương thực cho dân trong xứ. 4 Người ta liền đục thủng một lỗ trên tường thành. Đang đêm, tất cả các chiến binh chạy trốn theo lối đi giữa hai bức tường, gần vườn của vua, -bấy giờ quân Can-đê đang bao vây thành-, rồi họ đi theo con đường hướng tới A-ra-va. 5 Đạo quân Can-đê rượt theo và đuổi kịp vua trong vùng thảo nguyên Giê-ri-khô ; toàn thể đạo quân của vua bỏ vua chạy tán loạn. 6 Chúng bắt vua và đem lên Ríp-la gặp vua Ba-by-lon, chúng tuyên án kết tội vua. 7 Chúng cắt cổ những người con của vua Xít-ki-gia-hu trước mắt vua cha. Rồi vua Ba-by-lon đâm mù mắt vua Xít-ki-gia-hu, lấy hai dây xích đồng xiềng vua lại và điệu về Ba-by-lon.

8 Ngày mồng bảy tháng năm, -đó là năm thứ mười chín triều Na-bu-cô-đô-nô-xo, vua Ba-by-lon-, quan chỉ huy thị vệ Nơ-vu-dác-a-đan, thuộc hạ của vua Ba-by-lon, vào Giê-ru-sa-lem. 9 Ông đốt Nhà Đức Chúa, đền vua và mọi nhà cửa ở Giê-ru-sa-lem ; ông còn phóng hoả đốt mọi dinh thự các nhà quyền quý. 10 Toàn thể đạo quân Can-đê, dưới quyền quan chỉ huy thị vệ, phá huỷ các tường thành chung quanh Giê-ru-sa-lem. 11 Quan chỉ huy thị vệ Nơ-vu-dác-a-đan bắt những người dân còn sót lại trong thành, những người đã đào ngũ theo vua Ba-by-lon, và những người thợ thủ công còn sót lại phải đi đày. 12 Nhưng quan chỉ huy thị vệ chừa lại một phần dân cùng đinh trong xứ để trồng nho và canh tác.

Đáp ca : Tv 136,1-2.3.4-5.6 (Đ. x. c.5a.6a)

Đ. Giê-ru-sa-lem hỡi, lòng này nếu quên ngươi, lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm.

1Bờ sông Ba-by-lon, ta ra ngồi nức nở
mà tưởng nhớ Xi-on ;
2trên những cành dương liễu,
ta tạm gác cây đàn.

Đ. Giê-ru-sa-lem hỡi, lòng này nếu quên ngươi, lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm.

3Bọn lính canh đòi ta hát xướng,
lũ cướp này mời gượng vui lên :
“Hát đi, hát thử đi xem
Xi-on nhạc thánh điệu quen một bài !”

Đ. Giê-ru-sa-lem hỡi, lòng này nếu quên ngươi, lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm.

4Bài ca kính Chúa Trời, làm sao ta hát nổi
nơi đất khách quê người ?
5Giê-ru-sa-lem hỡi, lòng này nếu quên ngươi,
thì tay gảy đàn thành tê bại !

Đ. Giê-ru-sa-lem hỡi, lòng này nếu quên ngươi, lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm.

6Lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm,
nếu ta không hoài niệm, không còn lấy Giê-ru-sa-lem
làm niềm vui tuyệt đỉnh của tâm hồn.

Đ. Giê-ru-sa-lem hỡi, lòng này nếu quên ngươi, lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm.

Tung hô Tin Mừng : Mt 8,17

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đức Ki-tô đã mang lấy các tật nguyền của ta, và gánh lấy các bệnh hoạn của ta. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Mt 8,1-4

Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

1 Khi Đức Giê-su ở trên núi xuống, đám đông lũ lượt đi theo Người. 2 Bỗng có một người mắc bệnh phong tiến lại, bái lạy Người và nói : “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” 3 Người giơ tay đụng vào anh và bảo : “Tôi muốn, anh hãy được sạch.” Lập tức, anh được sạch bệnh phong. 4 Rồi Đức Giê-su bảo anh : “Coi chừng, đừng nói với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế và dâng của lễ, như ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.”

SUY NIỆM-TẨY UẾ


Tâm trạng của kẻ phong hủi được nhà thơ Hàn Mặc Tử, người mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo này phác họa lại trong bài Sầu Vạn Cổ:

Lòng ta sầu thảm hơn mùa lạnh.

Hơn hết u buồn của nước mây.


Đối với người Do Thái, bệnh phong là thứ bệnh tiêu biểu điển hình cho hậu quả của tội lỗi. Việc đụng đến người bệnh cũng được xem là mắc uế. Tuy nhiên bằng cử chỉ thân ái và lời nói đơn giản, Đức Giêsu đã làm cho người mắc bệnh phong được sạch. Quyền năng Thiên Chúa được tỏ hiện để giải thoát người ta khỏi tội lỗi.


Tội lỗi đã làm cho tâm hồn chúng ta trở nên ô uế. Sống trong tình trạng tội lỗi đồng nghĩa với việc tự cắt đứt mối hiệp thông với Thiên Chúa.

Người phong hủi đã biết chạy đến kêu cầu Đức Giêsu chữa lành cho anh. Chúng ta cũng vậy, hãy mau chạy đến nài xin lòng thương xót của Thiên Chúa xuống trên tâm hồn chúng ta hầu đón nhận được ân sủng và được giao hòa với Người.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết tin tưởng và cậy trông vào Ngài. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Chúng ta không bao giờ đơn độc khi cầu nguyện với Chúa về cuộc sống của mình

Sáng thứ Tư 24/06, trong buổi tiếp kiến chung được truyền chiếu trực tiếp từ Thư viện Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về đề tài cầu nguyện với “Lời cầu nguyện của vua Đa-vít”. Ngài mời gọi cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh, như vua Đa-vít, khi thánh thiện cũng như khi là tội nhân.


Bài giáo lý của Đức Thánh Cha


Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý với việc giải thích về nhân vật Đa-vít: Được Thiên Chúa yêu quý từ khi còn là một cậu bé, Đa-vít được chọn để thi hành một sứ vụ duy nhất; ông sẽ đảm nhận vai trò trung tâm trong lịch sử của dân Chúa và đức tin của chúng ta. Trong Tin mừng, Chúa Giêsu được gọi nhiều lần là "con vua Đa-vít"; thật ra, giống như ông, Chúa được sinh ra tại Bê-lem. Theo lời hứa, Đấng Mê-si-a sẽ xuất phát từ dòng dõi của Đa-vít: một vị Vua hoàn toàn theo ý muốn của Thiên Chúa, trong sự vâng phục Chúa Cha hoàn toàn, ông trung thành thực hiện kế hoạch cứu độ của Chúa (x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2579).


Đa-vít: một mục tử


Câu chuyện của Đa-vít bắt đầu trên những ngọn đồi xung quanh Bê-lem, nơi ông chăm sóc đàn chiên của cha, ông Giê-sê. Đa-vít vẫn là một cậu bé, người em út của nhiều anh em. Đến nỗi khi tiên tri Samuel, theo lệnh của Thiên Chúa, lên đường tìm kiếm vị vua mới, cha của Đa-vít dường như đã quên mất đứa con trai út đó (x. 1 Sm 16,1-13). Cậu làm việc ngoài đồng: chúng ta nghĩ anh ấy là một người bạn của gió, của các âm thanh của thiên nhiên, của những tia nắng mặt trời. Cậu chỉ có một người bạn để an ủi tâm hồn mình, đó là cây đàn, và trong những ngày dài đơn độc, cậu ta thích chơi đàn và ca hát ngợi khen Chúa. Cậu cũng thích chơi với cái ná.


Do đó, Đa-vít trước hết là một mục tử: một người chăm sóc các thú vật, người bảo vệ chúng khi gặp nguy hiểm, người cung cấp thức ăn nuôi dưỡng chúng. Khi theo ý muốn của Thiên Chúa, Đa-vít sẽ phải chăm sóc cho dân Chúa, việc ông làm sẽ không khác lắm với những điều này. Đó là lý do tại sao hình ảnh người mục tử thường xuất hiện trong Kinh Thánh. Chính Chúa Giêsu cũng định nghĩa mình là "mục tử tốt lành", người hành động khác với những người chăn thuê; Chúa hiến mạng sống mình vì chiên, Người hướng dẫn họ, biết tên của từng con chiên (x. Ga 10,11-18).


Đa-vít đã học được rất nhiều từ công việc trước đây của mình. Vì vậy, khi ngôn sứ Na-tan quở trách ông vì tội lỗi rất nặng nề của ông (x. 2 Sm 12,1-15), Đa-vít hiểu ngay rằng ông là một mục tử xấu, rằng ông đã cướp lấy con chiên duy nhất, yêu quý của một người khác, rằng ông không còn là một tôi tớ khiêm nhường, mà là một người điên cuồng vì quyền lực, một kẻ săn trộm giết người và cướp bóc.


Đa-vít với tâm hồn thi sĩ


Một đặc điểm thứ hai cũng có trong ơn gọi của Đa-vít là tâm hồn thi sĩ của ông. Từ sự quan sát đơn sơ này, chúng ta có thể suy luận rằng Đa-vít không phải là một người đàn ông thô tục, như thường xảy ra với những người bị buộc phải sống cô lập với xã hội trong thời gian dài. Ngược lại, ông là một người nhạy cảm, yêu âm nhạc và ca hát. Chiếc đàn hạc của ông luôn ở bên ông: đôi khi để dâng lên Chúa một bài thánh thi vui mừng với (x. 2 Sm 6,16), những lần khác để bày tỏ một lời than thở, hoặc thú nhận tội lỗi của chính mình (x. Tv 51,3).


Chiêm niệm mầu nhiệm cuộc sống


Thế giới xuất hiện trước mắt ông Đa-vít không phải là một khung cảnh câm lặng: khi mọi thứ được bày tỏ trước mắt ông, ông nhận thấy một mầu nhiệm lớn hơn. Đó chính là nơi cầu nguyện phát sinh: từ xác tín rằng cuộc sống không phải là thứ bất ngờ xảy đến với chúng ta, mà là một mầu nhiệm đáng kinh ngạc truyền cảm hứng cho thơ ca, âm nhạc, lòng biết ơn, lời khen ngợi, thậm chí là than thở và cầu xin trong chúng ta. Khi một người thiếu chiều kích thi ca thì tâm hồn người đó bị khập khễnh. Do đó, theo truyền thống, Đa-vít là nghệ sĩ vĩ đại trong việc sáng tác các Thánh vịnh. Nhiều Thánh vịnh, ngay từ đầu đã đề cập rõ ràng đến vị vua của Israel và đến một số sự kiện ít nhiều nổi bật trong cuộc đời ông.


Do đó, vua Đa-vít có một giấc mơ: giấc mơ của một mục tử tốt. Đôi khi ông có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đó, đôi khi ít thành công hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong bối cảnh của lịch sử cứu độ, chính ông là một lời tiên tri về một vị Vua khác, người mà ông chỉ loan báo và là hình bóng.

Cầu nguyện: trò chuyện với Chúa về mọi điều trong cuộc sống


Chúng ta hãy nhìn ngắm vua Đa-vít, hãy suy nghĩ về ông. Thánh thiện và tội lỗi, bị bắt bớ và là người bắt bớ, nạn nhân và kẻ giết người. Đa-vít là tất cả những điều này. Và trong cuộc sống của mình, chúng ta cũng đã ghi lại những sự kiện thường trái ngược nhau; trong cuộc sống, tất cả mọi người thường phạm tội vì sự không nhất quán. Có một sợi chỉ đỏ duy nhất chạy suốt cuộc đời vua Đa-vít, liên kết mọi thứ xảy ra: đó là lời cầu nguyện của ông. Đó là tiếng nói không bao giờ bị dập tắt. Đa-vít thánh thiện, cầu nguyện; Đa-vít tội lỗi, cầu nguyện; Đa-vít người bách hại, cầu nguyện; Đa-vít nạn nhân, cầu nguyện. Ngay cả Đa-vít bạo chúa, cầu nguyện. Đây là sợi chỉ đỏ trong cuộc sống của ông. Một con người cầu nguyện. Đó là tiếng nói không bao giờ tắt: nó là những giai điệu tưng bừng hay than thở, nó luôn luôn là lời cầu nguyện, chỉ có giai điệu thay đổi. Khi làm như vậy, vua Đa-vít dạy chúng ta hãy đưa mọi sự vào cuộc đối thoại với Chúa: niềm vui cũng như cảm giác tội lỗi, tình yêu cũng như đau khổ, tình bạn cũng như bệnh tật. Tất cả mọi thứ có thể trở thành một lời thốt ra với “Ngài”, Đấng luôn lắng nghe chúng ta.


Cầu nguyện đặt chúng ta trong bàn tay Chúa


Vua Đa-vít, người đã biết về sự đơn độc, trong thực tế lại không bao giờ cô đơn! Cuối cùng, đây là sức mạnh của lời cầu nguyện nơi tất cả những người biết dành chỗ cho cầu nguyện trong cuộc sống của họ. Cầu nguyện làm cho bạn trở nên cao thượng, và Đa-vít cao thượng bởi vì ông cầu nguyện. Nhưng ông là một đao phủ, ông cầu nguyện, ăn năn và ông trở lại cao quý nhờ lời cầu nguyện. Cầu nguyện cho chúng ta sự cao quý: nó có khả năng đảm bảo mối quan hệ của họ với Thiên Chúa, là Người Đồng hành thực sự trên hành trình của mỗi người, giữa muôn ngàn nghịch cảnh của cuộc sống, tốt lành hay xấu xa: nhưng luôn luôn cầu nguyện. Con cảm ơn Chúa. Con sợ Chúa. Lạy Chúa xin hãy giúp con. Lạy Chúa, xin tha thứ cho con. Đa-vít rất tín thác đến nỗi khi bị bắt bớ và phải chạy trốn, ông đã không để ai bảo vệ mình: "Nếu Chúa của tôi làm nhục tôi như thế này, Người biết", bởi vì sự cao quý của cầu nguyện để chúng ta trong tay Chúa. Đôi tay chịu thương tích của tình yêu, và đôi tay an toàn duy nhất mà chúng ta có.


Hồng Thủy - Vatican News