18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 9)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 23)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 23)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 21)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 64)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.

CÂU HỎI CỦA NGƯỜI HUẤN LUYỆN VIÊN

23 Tháng Bảy 20201:51 CH(Xem: 878)

moneyCÂU HỎI CỦA NGƯỜI HUẤN LUYỆN VIÊN

Cách đây ít lâu có tạp chí nọ đăng một câu chuyện kể về những thiếu niên thuộc câu lạc bộ bơi lội Santa Clara. Mỗi buổi sáng họ đều dậy lúc 5 giờ 30 và vội vã băng qua bầu không khí lạnh lẽo chạy đến chiếc hồ phía bên ngoài. Ở đó chúng bơi suốt hai giờ đồng hồ. Sau đó chúng tắm lại ở vòi sen, ăn sơ sài chút ít rồi vội vã đến trường.

Sau khi ở trường ra, chúng quay lại hồ bơi thêm hai tiếng nữa. Tới 5 giờ, chúng lẹ làng trở về nhà, vùi đầu vào sách vở, ăn bữa tối trễ và mệt lả leo lên giường. Sáng hôm sau chuông báo thức lại vang lên vào 5 giờ 30 và chúng lại bắt đầu toàn bộ công việc như thế. Khi được hỏi tại sao họ lại chấp nhận tuân theo một thời biểu kỷ luật đến như thế, một cô gái đã trả lời: "Mục đích của tôi là gia nhập đội thi Olympics. Nếu như đi dự tiệc mà phương hại đến mục đích ấy thì đi dự tiệc làm gì? Chẳng có gì là quá đáng trong việc tập luyện ấy cả. Tôi càng bơi được nhiều dặm thì tôi càng bơi khá hơn. Sự hy sinh là điều dĩ nhiên."

Giả sử Chúa Giêsu sống vào thời đại này chứ không sống vào 30 năm đầu công nguyên, thì bài Phúc Âm hôm nay có lẽ đã rất khác. Thay vì nói về tay buôn ngọc hy sinh tất cả để mua cho được viên ngọc cực kỳ quí giá hoặc một bác nông gia bán đi tất cả để mua miếng đất có ẩn giấu kho tàng, có lẽ Chúa Giêsu đã nói về một vận động viên bơi lội ở câu lạc bộ Santa Clara sẵn sàng hy sinh tất cả để được gia nhập đội thi Olympics.

Tại sao tôi lại nói điều này? Có gì tương quan giữa tay buôn ngọc, gã tìm kho báu, và một vận động viên bơi lội ở Santa Clara? Ba người này có điểm gì chung?

Có một điểm chung là cả ba đều dấn thân trọn vẹn cho một giấc mơ. Cả ba đều sẵn sàng hy sinh tất cả mọi sự cho mục đích mà họ đã đặt ra. Trường hợp ngươi buôn ngọc là mua cho bằng được một viên ngọc hoàn hảo. Trường hợp người đi kiếm kho báu là mua cho được một kho báu hiếm. Còn trường hợp vận động viên bơi lội ở Santa Clara là làm sao để được gia nhập đội thi đấu Olympics.

Điều này dẫn chúng ta đến chủ điểm mà Chúa Giêsu muốn nêu ra cho chúng ta trong bài Phúc Âm hôm nay. Chủ điểm đó là: Muốn làm công dân nước trời, chúng ta phải dấn thân triệt để. Chúng ta không thể theo đuổi việc ấy như khi làm một công việc ngoài giờ. Chúng ta không thể làm việc ấy như khi làm một công việc tiêu khiển. Chúng ta phải dấn thân vào đó trăm phần trăm, phải xem nó là ưu tiên số một của cuộc đời chúng ta.

Người Kitô hữu cũng giống như một tay buôn ngọc, một kẻ tìm kho báu, hay như một vận động viên bơi lội ở Santa Clara. Nó đòi hỏi sự dâng hiến và dấn thân trọn vẹn. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt lớn lao giữa một Kitô hữu và ba người kia. Thánh Phaolô đã nêu sự khác biệt này trong thư gởi tín hữu Côrintô: “Mọi vận động viên trong thời kỳ tập luyện đều phải tuân theo một kỷ luật nghiêm khắc chỉ để được khoác lên đầu vòng hoa vinh quang chóng lụi tàn, còn chúng ta chịu gian khổ là để đoạt được vòng hoa vinh quang tồn tại vĩnh viễn” (1 Cr 9: 25).

Đó chính là điểm khác biệt. Phần thưởng của tay buôn ngọc, kho báu của gã nông gia, huy chương của vận động viên đều có thể tàn lụi. Khi tay buôn ngọc chết đi, viên ngọc chả còn giá trị gì đối với anh ta nữa. Khi người nông gia chết đi, của báu của anh cũng sẽ thành vô dụng đối với anh cũng như chiếc chum đựng của báu ấy thôi. Và khi người vận động viên chết đi thì tấm huân chương của cô cũng chỉ còn là một vật lưu niệm của cô đối với gia đình và bà con cô thôi. Nhưng khi các Kitô hữu chết, thì nước trời sẽ toả sáng hơn, sáng hơn, sáng hơn mãi. Vào lúc chết thì chỉ có một điều là đáng kể. Đó không phải là viên ngọc quí, kho báu hiếm hay chiếc huy chương vàng mà chúng ta đã có được lúc còn sống. Điều đáng kể chỉ là chúng ta đã trở thành cái gì trong tiến trình cố gắng tìm viên ngọc, tậu của báu hoặc tranh giành huy chương.

Một đội bóng rổ thuộc một trường trung học ở Chicago vừa mới tổ chức thánh lễ trước khi đi dự cuộc tranh giải thể thao của tiểu bang. Trong bài giảng lễ, vị linh mục nói là trong 10 năm tới, điều quan trọng đối với mùa bóng rổ của họ sẽ không hệ tại việc họ là quán quân hay không. Sự quan trọng là điều mà họ sẽ trở thành trong tiến trình cố gắng đoạt tước hiệu ấy.

Họ có trở thành người tốt hơn không?
Họ có yêu thương nhiều hơn không?
Họ có trung tín với nhau hơn không?
Họ có tận tâm hơn không?
Họ phát triển thành một đội bóng đoàn kết hay như những cá nhân ích kỷ?

Sau thánh lễ, vị linh mục vào phòng thánh thay áo lễ. Chợt ngài nghe huấn luyện viên nói với các vận động viên:

“Hãy ngồi xuống đây một phút. Vị linh mục đã nói mấy điều khiến tôi bối rối. Tôi tự hỏi không hiểu tôi đã giúp các bạn trở nên người như thế nào trong quá trình luyện tập để tranh giải trong kỳ đại hội thể thao này.

“Quí bạn có trở nên người tốt hơn không?
Quí bạn có yêu thương nhiều hơn không?
Quí bạn có trung tín với nhau hơn không?

Quí bạn có tận tâm hơn không?
Quí bạn sẽ phát triển thành một đội bóng đoàn kết hay chỉ thành những cá nhân rời rạc?

Nếu làm được như thế, thì dù kết quả cuộc tranh đua thế nào, chúng ta cũng vẫn là thành công. Còn nếu không làm được như thế thì chúng ta đã làm cho Chúa thất vọng. Làm cho trường chúng ta thất bại, đồng thời cũng làm cho nhau thất bại nữa. Tôi hy vọng Chúa không để chúng ta thất bại. Tôi cầu xin Chúa để chúng ta khỏi bị thất bại.

Bài phúc âm hôm nay đưa ra chủ điểm rất quan trọng sau: Không gì trên thế gian có thể chiếm vai trò ưu tiên hơn nước Chúa và sự đeo đuổi của chúng ta để đạt cho được nước ấy. Bài Phúc Âm hôm nay bảo cho chúng ta biết điều đáng kể khi chúng ta chết không phải là chúng ta sắm được gì lúc còn sống mà là chúng ta đã trở nên như thế nào. Nghĩa là:

Chúng ta đã yêu thương nhau chưa?
Chúng ta đã tha thứ cho nhau chưa?
Chúng ta đã giúp đỡ kẻ túng thiếu chưa?
Chúng ta đã an ủi kẻ đau khổ chưa?

Chúng ta đã biết đi thêm dặm nữa chưa?
Chúng ta đã biết chìa thêm má kia ra chưa?
Chúng ta đã dấn thân và trung tín với Chúa và với nhau hơn chưa?

Tôi hy vọng nhờ Chúa chúng ta sẽ làm được và tôi cầu xin Chúa giúp chúng ta làm được. B ởi vì nếu chúng ta không làm được như thế, chúng ta sẽ làm Chúa thất vọng, làm gia đình và bạn bè chúng ta thất vọng, còn chính chúng ta thì kể như đã thất bại rồi.

Chúng ta hãy kết thúc với lời cầu nguyện:

Lạy Chúa xin ban cho chúng con biết dấn thân như vận động viên bơi lội Santa Clara kia là người đã làm việc không mệt mỏi để đoạt cho được một vị trí trong đội bơi thi Olympics. Xin ban cho chúng con biết dấn thân như kẻ tìm kho báu là người đã bán tất cả mọi sự để mua miếng đất. Xin ban cho chúng con biết dấn thân như người buôn ngọc nọ đã dành trọn vẹn cuộc đời để tìm cho được viên ngọc hoàn hảo.

Nếu những người đó đã sẵn sàng hy sinh rất nhiều cho một phần thưởng hư nát, thì chúng con phải sẵn lòng hy sinh hơn cho phần thưởng mãi mãi trường tồn kia biết chừng nào.