17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 20)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 22)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 18)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 64)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.
12 Tháng Tư 20249:57 SA(Xem: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Những nơi trú ẩn ở đâu khi có cơn thử thách lớn? Đâu là những nơi trú ẩn dành cho những người còn sống sót? Sẽ có một cuộc thanh tẩy rất lớn để thanh lọc thế giới này. Nhân loại đã rời xa Thiên Chúa và đã xúc phạm nặng nề đến Ngài. Vậy các tín hữu của Chúa sẽ ra sao? Liệu họ có phải chịu sự thống khổ như những người khác không?
11 Tháng Tư 20242:08 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz kể tiếp về các thông điệp mà Đức Mẹ Maria ban cho bà...
11 Tháng Tư 20241:43 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz đang cư ngụ tại miền Nam của thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona và đã bắt đầu nghe và nhìn thấy Đức Mẹ vào năm 1988.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XIX THƯỜNG NIÊN, NĂM A SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mt 14,22-23

09 Tháng Tám 20201:20 CH(Xem: 1315)

9-8dLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT TUẦN XIX THƯỜNG NIÊN, NĂM A

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Mt 14,22-23

Xin Ngài truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

22 Sau khi dân chúng được ăn no nê, Đức Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. 23 Giải tán họ xong, Người lên núi riêng một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. 24 Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. 25 Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. 26 Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau : “Ma đấy !”, và sợ hãi la lên. 27 Đức Giê-su liền bảo các ông : “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !” 28 Ông Phê-rô liền thưa với Người : “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” 29 Đức Giê-su bảo ông : “Cứ đến !” Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su. 30 Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên : “Thưa Ngài, xin cứu con với !” 31 Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói : “Hỡi kẻ kém lòng tin ! Sao lại hoài nghi ?” 32 Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng. 33 Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói : “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa !”

SUY NIỆM-VỮNG VÀNG TIN TƯỞNG

Một chàng thanh niên bị ngã ngựa và rơi xuống vực. Trong lúc rơi xuống, chàng bám vào được một cành cây và bị treo lơ lửng. Chàng thanh niên hét to để kêu cứu. Bỗng có tiếng người đáp trả: “Hãy buông tay ra, và cậu sẽ sống”. Chàng thanh niên không chịu buông, mãi cho đến khi không thể bám vào cành cây được nữa thì chàng mới phát hiện mình chỉ cách mặt đất khoảng một cánh tay.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Mátthêu thuật lại việc Đức Giêsu đi trên mặt biển đến với các môn đệ, trong khi sóng gió đang dồn dập đập vào thuyền của các ông. Đức Giêsu đã cho ông Phêrô đi trên mặt nước mà đến với mình, nhưng đang bước đi thì ông bị chìm xuống. Đức Giêsu đã nắm lấy tay ông mà kéo lên. Phêrô bị chìm xuống nước vì ông đã không đủ tin tưởng vào quyền năng của Thầy mình, cho dẫu Đức Giêsu đã truyền cho ông đi trên mặt nước mà đến với Người. Giống như chàng thanh niên bị treo lơ lửng trên cành cây, anh ta đã không đủ tin tưởng mà buông tay mình ra để được tiếp đất an toàn.

Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta có thể bị “chìm xuống nước”. Chúng ta gặp khó khăn, và cho rằng, Chúa không thể giúp chúng ta vượt qua được. Mỗi lần chúng ta hoài nghi hay thiếu lòng tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa, là mỗi lần chúng ta đang bị “chìm xuống” như ông Phêrô. Vì vậy, khi đối diện với những giông tố cuộc đời, chúng ta cần vững vàng tin tưởng tuyệt đối vào quyền năng của Thiên Chúa. Khi vững tin vào Chúa, chúng ta sẽ đứng vững trước những khó khăn của cuộc sống.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, cuộc sống của chúng con đầy những khó khăn, xin giúp chúng con luôn biết tin tưởng, phó thác vào Chúa. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Có cần phép lạ để tin không ?

Bài Tin mừng chúa nhật hôm nay thuật lại phép lạ tại Cana, và kết luận rằng: “Đây là dấu lạ đầu tiên mà Đức Giêsu làm tại Cana và các môn đệ đã tin vào Người”. Chúa Giêsu làm phép lạ để các môn đệ tin; nhưng thử hỏi: có thể tin mà không cần phép lạ không?

Trong các sách Phúc âm, vấn đề tương quan giữa phép lạ và đức tin khá phức tạp. Xem ra có hai ý kiến đối nghịch. Một bên là Phúc âm nhất lãm, một bên là Phúc âm thánh Gioan. Theo Phúc âm nhất lãm, cần phải tin thì Chúa Giêsu mới làm phép lạ; vì thế Người không làm phép lạ nào tại Nadareth bởi vì tại đó người ta không tin Người. Còn theo Phúc âm thánh Gioan thì xem ra ngược lại, nghĩa là Chúa Giêsu làm phép lạ để cho thiên hạ tin vào Người. Trải qua lịch sử đã có nhiều cuộc tranh luận liên quan đến ý nghĩa của các phép lạ của Chúa Giêsu: có người nói rằng đó là chuyện ma thuật phù thủy; có người cho rằng đó chỉ là một lối văn của các môn đệ để suy tôn thầy mình. Chị có thể đoán được rằng đó là luận điệu của những người không nhìn nhận đức Giêsu là Đấng thiên sai; nhưng kể cả về phía những tín hữu, cũng có người đặt vấn đề về giá trị của các phép lạ: có cần phép lạ để tin không? Chúa Giêsu đã chẳng nói rằng: “phúc cho ai không thấy mà tin” đấy ư? Dù sao, theo tôi nghĩ, trước khi đi vào vấn đề, cần phải xác định ý nghĩa của các từ ngữ phép lạ và tin: Phép lạ là gì? Tin là gì?

Tại sao phải đặt câu hỏi: phép lạ là gì?

Bởi vì việc đánh giá phép lạ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan. Hồi đầu thế kỷ XX, thấy chiếc máy bay là một phép lạ, bởi vì làm thế nào mà một khối sắt lại có thể bay bổng lên như vậy? Vì vậy khi thấy máy bay đi ngang, ai nấy cũng xúm nhau lại để xem. Ngày nay, nhà tôi ở gần phi trường, thì không những là tôi không chạy ra xem máy bay nhưng ước mong đừng có máy bay lên xuống để khỏi bị nhức đầu. Như vậy là có sự thay đổi cách đánh giá máy bay: cách đây một thế kỷ thì ta coi đó là phép lạ, nhưng bây giờ nó không còn là phép lạ nữa, vì lý do dễ hiểu: nó xảy ra thường quá rồi cho nên đâu có gì lạ lùng đâu! Một cách tương tự như vậy, cách đây 100 năm nếu ai mắc bệnh lao mà được chữa lành thì phải kể là phép lạ, nhưng ngày nay nhờ sự tiến bộ của y học, bệnh này đã bị diệt rồi, chứ không còn là phép lạ nữa. Như vậy ta thấy phép lạ có tính cách tương đối thôi. Nhận xét này không phải là của cá nhân tôi mà là của thánh Augustinô. Thánh nhân nhận xét rằng Đức Giêsu đã cho 5000 người được ăn no nê thì gọi là phép lạ, bởi vì là một chuyện khác thường; còn Thiên Chúa mỗi ngày ban lương thực cho cả triệu triệu người được ăn thì không ai coi đó là phép lạ hết.

Nói như vậy có phải là thật sự trên đời này, chẳng có phép lạ gì hết? Tất cả tùy theo cách nhận định của mỗi người thôi.

Phần nào đúng như vậy. Một nhà khoa học có thể nghiên cứu về sự vận hành của các hành tinh trong vũ trụ, hoặc về sự tuần hoàn của sinh hoạt các bộ phận trong cơ thể con người, hoặc thậm chí quan sát một con kiến, cũng có thể trầm trồ thán phục trước bao điều diệu kỳ, mặc dầu ông ta không gọi là “phép lạ”. Thế nhưng, trên thực tế, chẳng mấy nhà khoa học cũng như người đời để ý đến những chuyện kỳ diệu ấy. Điều này muốn nói rằng phép lạ là một “dấu hiệu” hay “tín hiệu”: có người đọc được tín hiệu ấy, có người không đọc được. Và ta thấy rằng các tác giả Tin mừng thích dùng từ ngữ “dấu hiệu” để đặt tên cho cái mà chúng ta quen gọi là “phép lạ”. Một cách cụ thể, câu chuyện mà thánh Gioan kể lại tại Cana, thì chính tác giả không gọi là “phép lạ”, mà là “dấu chỉ” (hoặc “dấu hiệu”, chứ chẳng phải là dấu lạ). Cái dấu chỉ mời gọi người ta phải khám phá ra cái gì cao hơn nữa, cũng tương tự như khi chị tặng món quà cho ai đó, thì chị mong rằng người nhận đừng nên chỉ dừng lại ở giá trị của tặng vật nhưng hãy nhìn đến tấm lòng của chị (của ít lòng nhiều). Hiểu như vậy, thần học ngày nay muốn tìm hiểu ý nghĩa của các phép lạ mà Chúa Giêsu: có thể là “của ít” nhưng mà “lòng nhiều”: các phép lạ chỉ là dấu chỉ thôi.

Nói đơn giản hơn, cần phải tìm hiểu ý nghĩa của các phép lạ, chứ không chỉ phân tích bản chất phép lạ phải không?

Đúng vậy. Cần phải đặt câu hỏi: Chúa Giêsu làm phép lạ để làm gì? Phải chăng để trổ tài, chứng tỏ cho thiên hạ thấy quyền năng của mình? Không phải thế đâu. Chúa không muốn làm phép lạ để chứng tỏ quyền năng, như ma quỷ đã từng cám dỗ Người trên sa mạc. Chúng ta có thể nói vắn tắt rằng các phép lạ mang ba dấu chỉ này: thứ nhất là biểu hiệu của lòng thương xót; thứ hai là biểu hiệu của việc thiết lập Nước Chúa; thứ ba là chứng tá cho căn tính của chính đức Giêsu. Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo giải thích ở các số 547-550. Xin nói vắn tắt về ba điểm này.

Thứ nhất, các phép lạ biểu lộ lòng thương xót của Chúa: Người chạnh lòng thương xót những người đi vào nơi hoang địa để nghe giảng mà không có gì ăn; Người chạnh lòng thương xót khi thấy bà quả phụ Nain mất đi đứa con trai duy nhất.

Ý nghĩa thứ hai, các phép lạ là dấu chỉ của Nước Trời. Ngôn sứ Isaia đã loan báo rằng vào thời đấng Mesia, sẽ biến hết các nỗi khổ: các người bệnh sẽ được chữa lành. Chúa Giêsu cũng trưng dẫn những lời này để trả lời cho các môn đệ ông Gioan, khi ông này hỏi đã đến thời đấng Mesia chưa. Thực vậy, thời đấng Mesia là thời mà Thiên Chúa thiết lập vương quyền của sự thiện, đập tan quyền thống trị của Satan đàn áp nhân loại dưới ách của tội lỗi, bệnh tật, chết chóc.

Ý nghĩa thứ ba là mạc khải chính căn tính của đức Giesu. Đây là một nét đặc biệt của Phúc âm thánh Gioan, cách riêng khi so sánh với Phúc âm thánh Marcô. Phúc âm thánh Marcô thuật lại rất nhiều phép lạ của Chúa Giêsu, nhưng thánh Gioan chỉ kể lại bảy “dấu chỉ”, mở đầu là tiệc cưới tại Cana và dấu chỉ cuối cùng là sự phục sinh ông Ladarô. Các dấu chỉ này làm chứng tá cho thân thế của Đức Giêsu, chẳng hạn phép lạ chữa người mù ở chương 5 làm chứng rằng Đức Giêsu là ánh sáng thế gian; phép lạ hóa bánh ở chương 6 làm chứng rằng Đức Giêsu là bánh hằng sống từ trời được ban cho nhân loại; phép lạ cho ông Ladarô sống lại làm chứng rằng Đức Giêsu là sự sống lại và là sự sống. Còn phép lạ Cana muốn chứng tỏ rằng Đức Giêsu là vị hôn phu của thời mới, mang lại niềm hân hoan của giao ước mới (ví như rượu mới).

Như vậy, chúng ta cần phải xét lại quan niệm về phép lạ, không coi nó như là cái gì lạ lùng kích thích tính hiếu kỳ, nhưng như là dấu chỉ mời gọi nhìn nhận bàn tay của Chúa. Thế còn tại sao phải xét lại quan niệm về đức tin?

Như đã nói ở đầu, khi đọc Tân ước, chúng ta có cảm tưởng như gặp phải một sự mâu thuẫn. Một bên, theo Phúc âm nhất lãm, Chúa Giêsu chỉ làm phép lạ cho ai tin vào Người; còn theo Phúc âm thánh Gioan, thì Chúa Giesu làm phép lạ để cho người ta tin vào Người. Thực ra không có gì mâu thuẫn cả, bởi vì hai bên hiểu chữ “tin” theo hai nghĩa khác nhau. Trong Phúc âm nhất lãm, “tin” được hiểu như là “tin tưởng, tin cậy, tín thác”; hay nói cách nôm na, tin theo một nghĩa nhân bản. Chúa Giêsu đòi hỏi phải có lòng tin ấy thì Người mới làm phép lạ được, đại khái cũng như một thầy thuốc đòi hỏi bệnh nhân phải tin vào ông ta thì mới có thể chữa lành được.

Đó là lý do mà Chúa khước từ làm phép lạ cho kẻ nào chỉ muốn thử thách Người, hoặc tệ hơn nữa, kẻ nào không tin vào quyền năng của Người, và cụ thể là người đồng hương Nazaret. Đối lại, nhiều lần Người khuyến khích bệnh nhân hãy tin tưởng, vì lòng tin sẽ cứu được họ, tựa như trường hợp một phụ nữ bị xuất huyết. Tôi lặp lại, đây chỉ là lòng tin tưởng nằm trong tương quan giữa con người. Còn đức tin thì ở một cấp độ cao hơn. Thánh Gioan viết cuốn Phúc âm thứ bốn nhằm giúp các độc giả tin rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, và nhờ đức tin ấy mà chúng ta được sự sống đời đời. Để đạt được mục tiêu ấy, tác giả không chỉ kể lại bảy dấu chỉ mà còn nhiều việc làm khác của đức Giêsu, ngõ hầu có thể khẳng định rằng: “Nếu tôi không làm các việc của Cha tôi, thì các ông đừng tin tôi. Còn nếu tôi làm những việc đó, thì dù các ông không tin tôi, ít ra cũng hãy tin các việc đó” (Ga 10,37-38).

Trên thực tế, các phép lạ có dẫn đến đức tin không?

Các phép lạ không đương nhiên làm nảy sinh đức tin. Con người có tự do để chấp nhận hoặc khước từ đức tin. Nhiều người đương thời của Chúa Giêsu đã chứng kiến các phép lạ, nhưng mà họ không tin, và thậm chí có người còn nói rằng ông ta đã trừ quỷ nhờ quyền lực của tướng quỷ Bêelzebul (Mt 12,24). Kể cả đối với người thành tâm thiện chí, việc chứng kiến phép lạ cũng chưa tất nhiên dẫn đến đức tin. Chúng ta thấy rõ điều này trong Phúc âm thánh Gioan. Sau khi Chúa đã phục sinh, ông Gioan ra mồ, ông thấy mộ trống, và các băng vải được xếp gọn gàng, nhưng ông chưa tin. Ông cần một ánh sáng khác nữa thì mới tin được. Một cách tương tự như vậy, ông Tôma đòi được xỏ tay vào lỗ đinh trên tay của Người thì ông mới tin. Chúa Giêsu đã chiều ý ông, nhưng sau đó ngài đã thêm: “Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin”. Có thể nói rằng “thấy” là chứng kiến phép lạ”: có người thấy phép lạ nhưng chưa chắc đã tin; tuy nhiên ai không thấy phép lạ mà tin thì thật có phúc, bởi vì nói cho cùng “đức tin là một hồng ân do Chúa ban”, và thật là phúc cho chúng ta nếu chúng ta nhận được ơn trọng đại đó.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.